[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

xomo

Xe buýt
Biển số
OF-124567
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
995
Động cơ
65,687 Mã lực
Hay quá đi ạ.
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
Bố em cũng tham gia chiến trường K, nhưng bên Quân y, toàn thuốc với băng gạc các thứ. May mắn sống sót trở về, gia tài là một cuốn sổ chép toàn thơ (thơ tự làm và chép của đồng đội; bài nào cũng đề tên các chú - tên người sáng tác) và một cuốn sách có nhan đề "Chữa bệnh bằng thuốc Nam". Cuốn sổ chép thơ thì khi tìm hiểu mẹ em, dì (tức em của mẹ) đã xin. Còn cuốn sách thì giờ giấy "gãy" ra thành từng nhúm nhỏ (loại giấy dó màu vàng vàng ố ố).
Bố em có hai người đồng đội về cùng đợt. Trở về với gia đình, sau hơn chục năm gặp lại, có một chú về nhà em chơi, mang cho một túi Na của Lạng Sơn. Khi chú và bố em ngồi kể chuyện, xưng mày-tao hồn nhiên như ngày còn trong quân ngũ. Nhà lại có một cây muỗm (chú đồng đội tên Tài thì gọi là câu xoài). Hai người đàn ông tranh luận về tên gọi của loại quả lúc lỉu trên cây - mà khi hành quân, chốt chặn đã ăn bên Cam. Kể rằng có những khi nhìn ngon mắt quá, hái ăn ghê hết răng. Rồi mang về nấu canh với cá bắt được ở suối. Trên kia, có cụ nói mang vàng về, nhưng người lính ở K thì mang về trên thân thể ký sinh trùng sốt rét: "Tao cứ nằm mà chỉ nghe tiếng một con muỗi bên ngoài cũng không thể ngủ được. Nó ám ảnh đến nỗi ngủ trưa cũng phải mắc màn".

Đọc thớt này, em lại nhớ hình ảnh bố mình mỗi khi đi dự nhiệm về. Mua cho em một túi kẹo, gọi em từ mé trái bếp (vì bố đi đường tắt cho nhanh về nhà). Rồi bế em, xoa đầu hỏi: "Mẹ con đâu?"...Bộ quân phục màu XANH vẫn còn trong tâm trí...
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Tầm đấy anh Ngơ hẵng còn bận đi "thăm" Gái Bản chứ đã đủ tuổi oánh chác gì đâu ^#(^
Thực ra em cũng chả biết anh Ngơ chị Bản là ai, em chỉ đoán lính 84 thì tầm 6x cụ ah. Năm 88 em cũng còn nhớ mang máng khi về nhà bạn ở một xã ven sông đi đò từ tx PL sang, các món cổ xưa thời đó em cũng được ... đôi chút.
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
…Chị Hoa nhấc cái rổ to ở góc bếp trong cùng…trời…cả 1 chậu lòng, có cả chậu tiết canh nữa. Gã và thằng Đực há hốc mồm, chẳng hiểu ra sao cả. Bé Lý cứ nhìn 2 thằng gã tủm tỉm cười càng làm cho gã và thằng Đực bối rối. Chị Hoa bẻ lại cái cổ áo trận sờn rách cho gã và trìu mến: “Em mang về cho anh em trinh sát luồn sâu nha”, rồi chị quay sang chị Thơm giọng xót xa: Khổ…mấy thằng luồn sâu chẳng bao giờ được ăn no, ngủ kỹ cả. Lúc nào cũng tất bật, hết đi chiến dịch này lại chiến dịch khác. Có khi cả tháng chẳng được miếng cơm nóng, 1 hớp nước ấm. Có mặt ở đơn vị 5-10 ngày thì đi “thám” cả tháng cũng chẳng thấy mặt. Tội và thương chúng nó lắm. Em trai chị ngang tuổi chúng nó mà ăn còn có người gọi, ngủ thì trưa trật còn chưa dậy. Thương mấy đứa nó quá, chị coi chúng nó như em trai vậy”.

Chị Thơm cũng nghẹn ngào: “Lính luồn sâu như chúng nó vất vả nhất và cũng hy sinh thầm lặng nhất. Các bộ phận khác hy sinh còn đưa được xác về. Mấy thằng này có sao thì chỉ vùi xác giữa rừng thiêng nước độc chứ có mang được xác về đâu. Nhiều khi em thấy chúng nó lúc đi thì vui vẻ và đông đủ. Khi trở về thấy thiếu vắng 1-2 thằng, những thằng còn lại, thằng nào mặt cũng buồn thiu là biết có chuyện.

Nhiều hôm xuống nhà ăn thấy chúng nó bày thêm bát đũa trống vào chỗ ngồi trống của thằng hy sinh mà không thể cầm được nước mắt. Thương lắm”. Rồi chị quay qua gã: “Em về xem còn quần áo nào rách, lát mang sang tiểu đoàn chị vá cho…”. Hai bà chị nhắc gã mang lòng về cho anh em. Tự dưng gã thấy ngại vì đại đội trinh sát luồn sâu có gần 60 thằng chứ đâu có nhiều nhặn gì, đã vậy còn 1 số tổ đi “thám” chưa về, lấy tất về thì nhiều quá. Chị Hoa, chị Thơm phải giục gã mấy lần thì thằng Đực và gã mới cúi xuống bê mỗi thằng 1 chậu rồi rảo bước về lán trung đội 3 trinh sát luồn sâu. Đi 1 quãng quay lại vẫn thấy 2 bà chị tần ngần đứng cửa nhà bếp nhìn theo.

Chợt bé Lý gọi với theo: “Anh Nam…anh Nam, mang thêm cái này về cho Lê Na đi anh” (Lê Na là tên con chó hoang mà gã nhặt được trong lần đi “thám” ở Sisophon về. Gã sẽ kể về con chó trong 1 bài viết khác). Bé chạy theo dúi cho gã một bọc xương cục khá to: “Người ăn Tết thì cũng cho nó ăn Tết chứ anh?”…Thằng Đực bảo: “Mày được lòng chị em phụ nữ ghê hén”. “Thì mày cũng vậy mà”, thằng Đực chỉ nhe răng cười trừ…

Chuyện gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó. Có 1 lần gã xuống bếp báo ngày mai cắt cơm để chuẩn bị đi “thám” dài ngày thì thấy chị Thơm và mấy em gái bên tiểu đoàn quân y đang phụ giúp chị em nuôi quân nhặt rau, vo gạo. Gã thấy các chị em nói chuyện gì mà: “…em cũng hết rồi, mỗi năm được mấy chục phân vải xô thì đâu còn…”. Đại để như vậy. Thấy gã, các chị em ngừng nói chuyện.

Gã tò mò hỏi: “Vải xô gì mà thiếu vậy chị”. Chị em phụ nữ nhao nhao lên: “Tò mò quá, chuyện chị em phụ nữ thì có gì mà hỏi”. Chị em cứ nhao lên trêu chọc gã (Ai đó lạc vào đội hình chị em khi đi 1 mình, đơn thương độc mã thì biết. Bình thường chỉ có 1 chọi 1 hoặc với 2 em thì không sao. Nhưng vô phúc lạc vào đội hình có từ 3 em trở nên thì các em nói chuyện rất mạnh mồm, vẻ thùy mị, nết na biến mất tiêu đâu hết rồi.
Bác nào đã lạc vào phòng nữ trong ký túc xá nữ rồi thì sẽ hiểu. Đến ngay Tôn Ngộ Không phép thuật đầy mình còn sợ Tinh Nhền Nhện nữa là người trần mắt thịt như gã)…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Bố em cũng tham gia chiến trường K, nhưng bên Quân y, toàn thuốc với băng gạc các thứ. May mắn sống sót trở về, gia tài là một cuốn sổ chép toàn thơ (thơ tự làm và chép của đồng đội; bài nào cũng đề tên các chú - tên người sáng tác) và một cuốn sách có nhan đề "Chữa bệnh bằng thuốc Nam". Cuốn sổ chép thơ thì khi tìm hiểu mẹ em, dì (tức em của mẹ) đã xin. Còn cuốn sách thì giờ giấy "gãy" ra thành từng nhúm nhỏ (loại giấy dó màu vàng vàng ố ố).
Bố em có hai người đồng đội về cùng đợt. Trở về với gia đình, sau hơn chục năm gặp lại, có một chú về nhà em chơi, mang cho một túi Na của Lạng Sơn. Khi chú và bố em ngồi kể chuyện, xưng mày-tao hồn nhiên như ngày còn trong quân ngũ. Nhà lại có một cây muỗm (chú đồng đội tên Tài thì gọi là câu xoài). Hai người đàn ông tranh luận về tên gọi của loại quả lúc lỉu trên cây - mà khi hành quân, chốt chặn đã ăn bên Cam. Kể rằng có những khi nhìn ngon mắt quá, hái ăn ghê hết răng. Rồi mang về nấu canh với cá bắt được ở suối. Trên kia, có cụ nói mang vàng về, nhưng người lính ở K thì mang về trên thân thể ký sinh trùng sốt rét: "Tao cứ nằm mà chỉ nghe tiếng một con muỗi bên ngoài cũng không thể ngủ được. Nó ám ảnh đến nỗi ngủ trưa cũng phải mắc màn".

Đọc thớt này, em lại nhớ hình ảnh bố mình mỗi khi đi dự nhiệm về. Mua cho em một túi kẹo, gọi em từ mé trái bếp (vì bố đi đường tắt cho nhanh về nhà). Rồi bế em, xoa đầu hỏi: "Mẹ con đâu?"...Bộ quân phục màu XANH vẫn còn trong tâm trí...
Kinh nghiệm bố của mợ đáng để nhiều bác phải học, đi xa về mua cho con gái gói kẹo rồi bắt đến đoạn tìm “mẹ” :)
 

Red_Mer

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-631346
Ngày cấp bằng
11/4/19
Số km
6,849
Động cơ
235,160 Mã lực
Kinh nghiệm bố của mợ đáng để nhiều bác phải học, đi xa về mua cho con gái gói kẹo rồi bắt đến đoạn tìm “mẹ” :)
Lính mà bác, :D. Cái chất đó đâu có lẫn đi đâu được đâu: "Bọn tao ngày xưa cầm súng thì thành thạo, nhưng giờ lên Otofun thì vẫn bái các "cụ" trên này làm thầy" - trích,X_X.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,192
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Lính mà bác, :D. Cái chất đó đâu có lẫn đi đâu được đâu: "Bọn tao ngày xưa cầm súng thì thành thạo, nhưng giờ lên Otofun thì vẫn bái các "cụ" trên này làm thầy" - trích,X_X.
Vẫn phải gọi bằng cụ mí mợ, mợ nhỉ ;;)
 

nadushop

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
3,457
Động cơ
382,808 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Mỗi khi đọc những thớt như này lại bực mình với quy định vớ vẩn của diễn đàn, phải đi rót cho 19 người mới quay lại rót cho chủ thớt được.Mà cái diễn đàn này kiếm đâu ra mấy bài chất lượng để rót cơ chứ!
Dẫu biết rượu ko quan trọng nhưng cũng là cách cảm ơn người viết và để người viết biết mọi người đang quan tâm, đánh giá cao công sức và tâm huyết của mình.
Gía có thêm nút cảm ơn để thoải mái bấm cảm ơn người viết thì tốt bao nhiêu các cụ nhỉ.
Thêm nút like hoặc thả tim thì tốt quá cụ nhỉ.
Có cái đó để mọi người bầy tỏ lòng cảm ơn vì mỗi bài viết hay!
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
761
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
33
Thêm nút like hoặc thả tim thì tốt quá cụ nhỉ.
Có cái đó để mọi người bầy tỏ lòng cảm ơn vì mỗi bài viết hay!
Công nhận các cựu binh chiến quá, đọc thớt này với thớt về tên phản bội trong chiến dịch Mậu thân mà thấy ngẹn ngào.Chúc các cụ mạnh khỏe.
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
332
Động cơ
165,962 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Em xin được nghe, cảm nhận để biết ơn những xương máu cha anh đổ xuống cho nền độc lập, hoà bình
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Khi lên tham mưu để báo cáo về sự chuẩn bị cho chuyến “thám”, gã hỏi anh Pha, sĩ quan tham mưu về chuyện vải xô của chị em. Anh phá lên cười: “Thằng cả ngố! Chúng nó bảo mày tò mò cũng đúng rồi, cãi gì” “Ơ em không biết thì mới phải hỏi, em đâu dấu dốt…”. Anh kéo gã vào phòng rót nước cho uống rồi giải thích chuyện vải xô cho gã nghe.

Thì ra vậy, vải xô dùng cho chị em khi đến kỳ kinh. Nào, từ bé đến giờ, lần đầu tiên gã mới nghe, mới biết chuyện đó (hồi đó có nằm mơ chắc chị em cũng không bao giờ nghĩ sau này có Diana hoặc Kotex có cánh bảo đảm không trào ngược ra 2 bên mép. Cũng như thời điểm đó mà nói sau này có điện thoại không cần dây, đi đâu cũng mang theo được, thậm chí có cả loại điện thoại gọi điện mà nhìn thấy cả mặt nhau là chuyện hoang tưởng).

Chị em nào sinh vào trước những năm 1970 thế kỷ 20 chắc đều biết dùng vải xô vào việc gì. Vải xô thì nhẹ, giặt xong phơi mà không để ý sẽ bị gió thổi bay mất tiêu luôn, mà lính thì làm chi có kẹp quần áo, món hàng cực xa xỉ với lính, nhất là lính chiến. Đã vậy, đơn vị hành quân liên tục. Nay đây mai đó, để quên hoặc bị rách nên thiếu vải xô là chuyện bình thường. Nghe vậy gã thấy thương chị em lính chiến quá, cũng chỉ vì chiến tranh mà chị em phải khổ vậy, đến chức năng của phụ nữ cũng không có đủ dùng cho hợp vệ sinh.

Suy từ cánh lính nam ra thì thấy. Toàn lính trẻ, hừng hực sức sống, chưa vợ con, thậm chí nhiều thằng giống gã, đến người yêu còn chẳng có. Bàn tay người phụ nữ duy nhất chúng nó được nắm là bàn tay chai sạn của bà, của mẹ, lấy đâu ra bàn tay mềm mại của con gái. Sáng ra 100 thằng thì có đến 98-99 thằng đi lom khom để “tìm dép”, mặc dù dép trước mặt. Tối đi ngủ thì chuyện “vẽ bản đồ tác chiến” là chuyện bình thường, khỏi cần quay “ma ni ven”…

Khi trở về lán, nhìn cái màn cá nhân gã nghĩ ra cách giúp chị em, tuy không được nhiều, nhưng cũng giúp chị em được chút xíu. Nghĩ sao làm vậy, gã lấy dao lê 5 tác dụng rọc hết đường chỉ bao cạp rồi gỡ tung hết ra. Mục đích rọc đường chỉ bao cạp và gỡ ra là để chị em muốn ngồi khâu lại cũng không khâu được, bắt buộc chị em phải nhận, không thể từ chối. Không phải gã hào hiệp, quân tử hay trượng nghĩa gì gì đó đâu. Chẳng qua là lính thì thương nhau, đơn giản vậy thôi.
Cũng như cha gã cũng đã từng nói: “Đi chiến trường đến tính mạng còn chẳng tiếc thì tiếc gì những cái lặt vặt”.
 

Soldier331

Xe tải
Biển số
OF-552160
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
332
Động cơ
165,962 Mã lực
Nơi ở
Hải Dương
Em đang dõi theo cụ Người Kể Chuyện trên Facebook, thường hay kể về chiến trường K. Khốc liệt và hy sinh quá nhiều
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,820
Động cơ
275,285 Mã lực
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp. Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.
Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà. Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò). Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào). Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Vietnam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính. Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
Bác chủ thời trẻ phong độ hào hoa nhẩy
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,820
Động cơ
275,285 Mã lực
Anh nghe cái lão xukthal. í làm gì. Già rồi lẩm.cẩm, mắt kém có đọc đc lâu đâu. Lão í chỉ thik những đoạn có tý six thui. :D

Anh cứ biên dài ra ae đọc cho đã.
Em ủng hộ viết thành từng chương 1 , đọc cho đã, nhiều đoạn nín thở vỡ oà
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,820
Động cơ
275,285 Mã lực
...Chạy 1 đoạn thì thấy tiếng súng tắc cú thưa thớt dần rồi im hẳn. Mấy anh em nóng ruột băng lên, mặc kệ cành lá cào xước tay chân. Đến 1 gốc cây rất to thì thấy thằng Tiến “méo” nằm ngửa mặt lên trời, trên bụng nó có 1 giò hoa trắng muốt dính đầy máu. Cách đó không xa là thằng Đăng “dưa” người Thanh Hóa, cũng nằm bất động. Anh em ào đến, người xem thằng Đăng, người ôm thằng Tiến. Thằng Tiến trúng đạn vào đầu, thằng Đăng thì toàn bộ vùng ngực thủng lỗ chỗ. Căn cứ theo vết đạn thì hai thằng nó bị bắn trong khoảng cách khá gần. Sau này mới biết 2 thằng bất ngờ chạm trán với lính trinh sát của Khmer đỏ. Lúc đó cũng không ai hiểu giò hoa phong lan đó từ đâu ra, đến lúc đưa xác 2 thằng về sư bộ mới biết. Do em Hằng vô tình khen loại hoa đó đẹp mà thằng Tiến rủ thằng Đăng đi trèo hái về tặng người yêu. Nhìn thấy đầu thằng Tiến “méo” bê bết máu, em Hằng khóc nấc lên. Bé cứ ôm mãi đầu thằng Tiến vào lòng không chịu buông. Chị em bên quân y phải xúm vào gỡ tay bé ra để anh em khâm liệm cho nó. Nghe chị Thơm bên tiểu đoàn quân y kể lại, bé rất ân hận vì cảm thấy có lỗi trong cái chết của thằng Tiến và thằng Đăng, chỉ vì 1 câu khen bâng quơ hoa phong lan đẹp mà đưa 2 thằng vào chỗ chết một cách lãng xẹt. Cũng từ hôm đó bé như người mất hồn, hay đi lang thang vào trung tâm sóc (X`rốc) gần nơi trú quân (sóc là đơn vị hành chính của Campuchia tương đương như huyện vậy, dưới sóc có khum như xã và phum như thôn (ấp) của Việt Nam), mồm lẩm bẩm những câu vô nghĩa không ai hiểu được. Tình trạng đó kéo dài đến 3-4 tháng vẫn không có tiến triển, sư đoàn thấy tình hình bé như vậy nên quyết định cho bé xuất ngũ, trở về địa phương. Trong lúc chờ đợi có đoàn về Vietnam để gửi theo, thì bé vẫn hàng ngày lang thang đi chơi khắp nơi. Rồi 1 buổi trưa định mệnh chợt tìm tới bé, khi bé lang thang ra bờ suối cạn thì đạp phải trái mìn mồ côi nằm lẻ loi trong đám cỏ nước cạnh bờ suối. Khi mọi người nghe tiếng nổ tìm đến bờ suối thì bé đã lịm đi và chết trên đường về đơn vị vì mất máu cấp…Khi dọn ba lô để gửi về cho gia đình, mọi người tìm thấy 1 trang giấy được xé ra từ quyển sổ tay nào đó, trên có ghi mấy dòng mà gã chỉ nhớ được đại ý như…”mong muốn sớm kết thúc chiến tranh để có thể làm người vợ, người mẹ tốt. Làm 1 người con dâu hiếu thảo ở đất Vĩnh Long…mong được mặc áo dài trắng trong ngày cưới (lúc đó ở chiến trường nên gã và mọi người không biết là đám cưới ở Việt Nam lúc đó có váy chưa, nhưng khi gã và mọi người nhập ngũ thì các đám cưới ở phía Bắc chỉ có áo dài trắng là sang trọng rồi, thời điểm đó cô dâu chưa có váy)…”...
đọc đoạn này rớt nước mắt
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
5,329
Động cơ
51,762 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
Quê em Hà Tây cũng có món này. Đậu phụ dùng để nướng có tí nghệ giã, vàng ươm. Vừa ngon, vừa thơm.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
...Do vậy mà thời những năm 1980 trở về trước, chuyện các quân nhân cho nhau 50 hay 100m vuông đất để xây nhà ngay tại Hanoi không phải là chuyện hiếm…Các chị em nhận được mấy tấm vải màn của gã thì vui mừng lắm và gã cũng thấy thật vui khi giúp được chị em.

Vì chuyện này mà sau đó gã không có màn nằm nên bị muỗi đốt truyền bệnh sốt rét và cũng vì vậy mà bị chị Thơm la mãi. Sau này ra quân, thỉnh thoảng gã có dịp đi qua Lạng Giang, Bắc Giang ghé thăm chị, lần nào chị cũng ôn lại câu chuyện tình người 1 thưở đó, đến nỗi thằng cháu nội của chị thuộc lòng luôn. Mà lúc đó gã nghĩ, không có màn thì ngủ chung với thằng Đực hoặc thằng Long hay Phú “nhái” cũng được.

Đâu ngờ, sau khi gã phá màn đem tặng chị em thì 3 thằng kia cũng học theo, để rồi cuối cùng cả 4 thằng, chẳng thằng nào còn màn mà dùng nữa. Mãi đến khi kiếm được màn chiến lợi phẩm của sĩ quan Pot bằng loại pha nylon do Tầu sản xuất thì mấy thằng gã mới lại biết đến nằm màn tránh muỗi đốt (loại đó pha nylon nên chị em không dùng được, nếu dùng được chắc gã cũng lại cắt ra tặng chị em). Nhưng cũng phải mất một thời gian khá dài 4 thằng gã nằm không màn.
Cũng kể từ đó, mỗi lần đi “thám” hoặc tham gia tác chiến gã đều tìm chiến lợi phẩm là những loại vải xô hoặc vải mỏng làm quà cho chị em, mặc kệ những thằng khác tìm kiếm các loại vật dụng khác. Có lần tổ gã còn khuân về được cả súc vải trắng của Thailan, loại vải gần giống như trúc bâu của Việt Nam để tặng chị em. Cũng từ đó đi “thám” anh em trinh sát luồn sâu cũng hay tìm kiếm chiến lợi phẩm như vậy để tặng chị em…

Và cũng chẳng biết tự bao giờ mà thỉnh thoảng chậu cơm của tổ gã có thêm mấy miếng cháy vàng rộm. Miếng cháy nồi gang còn nóng hổi đó mà được rưới lên chút mỡ lợn hoặc mỡ gà thì ngon hết biết. Có cái gì ngon 1 chút lại được chị em nuôi quân và quân y để dành cho tổ, ai xin cũng không cho: “Cái đó để dành cho mấy thằng tổ 4, B3 luồn sâu đó…”. Thật dịu dàng, thật thân thương, thật đầm ấm, đầy tình nghĩa và hết sức xúc động…
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
655
Động cơ
358,211 Mã lực
Nơi ở
Cụ chủ đúng là cháu cụ Nguyễn Khuyến, viết văn rất ngọt.
Được bác khen, đêm em lại mất ngủ :)

Quê em Hà Tây cũng có món này. Đậu phụ dùng để nướng có tí nghệ giã, vàng ươm. Vừa ngon, vừa thơm.
Đúng là nhiều nơi cũng có món này, nhưng có lẽ cái cảm giác thiếu thốn đủ thứ thời bao cấp, làm cho món đậu phụ Phủ Lý ăn sâu mãi vào tiềm thức. Thành ra giờ ăn và tìm lại vị ngày xưa gần như không thể :((
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top