[Funland] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,593 Mã lực

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,593 Mã lực
Cụ ấy mới dùng dầu ăn rồi. Ra tuồn tuột.

Nhân đây em có ý kiến: lão xukthal. biên lại chuyện của anh thớt Giã từ vũ khí với cả anh angkorwat rồi ra thành sách đi. Ae sẽ tài trợ.

Ai thấy ý kiến chuẩn thì vodka em phát.
Em mà biên lại là sẽ thêm mắm thêm muối ở các hoạt cảnh có liên quan đến PN theo bản năng đấy anh 6 nhá ;))
 
Chỉnh sửa cuối:

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
653
Động cơ
357,788 Mã lực
Nơi ở
=)) =)) =)) Thía lày là thía lào????
Chắc bị hack nick anh ạ, em đang đợi hồi ký lính áo xanh :D
Ah chừ em đã biết thêm lính 84 thì ko phải là anh Ba Ngơ, Ngô Nghê rồi :)
Quân khu Hà Nam nhà cụ đới :))
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
30,670
Động cơ
3,306,090 Mã lực
Chả xuống dòng, đọc khó quá
Đến đoạn thằng anh họ ít tuổi lừa thằng em ngố thành phố cho chuồn chuồn cắn rốn thì mắt toét cả ra, đành dùng tools xuống dòng cho lão chủ
 

HUNGSMUN

Xe container
Biển số
OF-25242
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
9,174
Động cơ
584,890 Mã lực
...
Anh em chôn bé bên tay trái mộ thằng Tiến, bên phải là mộ thằng Đăng “dưa”. Trên mộ bé và thằng Tiến “méo”, Đạt “dưa” hôm đó được đặt mỗi mộ 1 giò phong lan trắng do gã, thằng Đực, Long “Polpot” và Phú “nhái” đi hái về với tất cả những gì trân trọng nhất dành cho đồng đội của mình. Thầm cầu mong, nếu có kiếp sau các bạn sẽ mãi mãi bên nhau, nên vợ nên chồng với hạnh phúc bền lâu muôn đời. Thời điểm “ra đi” của thằng Tiến, thằng Đăng là lúc 11h17 ngày 24 tháng 10 năm 1985, của bé Hằng cũng 11h17 ngày 24 tháng 3 năm 1986, cách nhau đúng 5 tháng và đúng ngày, đúng giờ, một sự trùng hợp đến lạ kỳ. Sau này cả 3 được quy tập đưa về Gia Lai năm 1997. Thằng Đăng được gia đình đưa về Thanh Hóa năm 2001. Còn thằng Tiến và em Hằng được gia đình thằng Tiến đón về an táng tại Vĩnh Long, trên mảnh đất của vườn nhà và coi như 1 người con dâu của dòng tộc (chuyện xin phép gia đình của bé Hằng để cho bé an nghỉ ở Vĩnh Long lại là 1 câu chuyện dài khác). Cuối cùng em cũng toại nguyện được làm dâu con đất Vĩnh Long như em từng ao ước. Chiến tranh là vậy đó, vừa hút chung điếu thuốc, vừa chia nhau ngụm nước, chỉ 1 ánh chớp nháng lên là đã âm dương cách biệt nghìn trùng. Chỉ những ai đã đi qua chiến tranh mới hiểu được sự tàn khốc của chiến tranh, mới hiểu được tình người nay còn, mai mất để có thể trân trọng những gì mình đã và đang có.

Áo cưới em chưa mặc một lần
Giờ cầm cảm thấy nặng ngàn cân
Tâm hồn tan nát không còn sức
Cố gắng đặt lên chốn mộ phần
Than ôi! Áo cưới em đã mặc
Anh hãy yên lòng khỏi phân vân
Đứng giữa đất trời...người trong họ
Em về chứng kiến nhận người thân...
Đọc đoạn này em xúc động quá cụ ạ. Hình như em đã khóc.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,781
Động cơ
876,835 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
9,019
Động cơ
631,190 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
Em Hà Nam gốc, khác lão tí là sinh ra và có tuổi thơ dữ dội ở đó, Hà Nam nhưng ở nhà em thì chỉ nghe tiếng còi tàu vọng theo nước sông Châu Giang từ Bình Lục thôi ạ, e ở cuối sông Châu, ngay bến tắm của Chí Phèo, Thị Nở, cụ Bá và ông giáo Nam Cao, nơi đây đến nay em vẫn được ăn món đậu phụ nướng mỗi lần về quê.
 

hm.tuan

Xì hơi lốp
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,157
Động cơ
1,059,807 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Hay. Truyện thì em thích đọc các loại ký. Tv thì xem các ký sự.
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,356
Động cơ
5,737,061 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Em Hà Nam gốc, khác lão tí là sinh ra và có tuổi thơ dữ dội ở đó, Hà Nam nhưng ở nhà em thì chỉ nghe tiếng còi tàu vọng theo nước sông Châu Giang từ Bình Lục thôi ạ, e ở cuối sông Châu, ngay bến tắm của Chí Phèo, Thị Nở, cụ Bá và ông giáo Nam Cao, nơi đây đến nay em vẫn được ăn món đậu phụ nướng mỗi lần về quê.
Em cũng gốc Hà Nam. Khác bác là ở đầu con sông Châu Giang, nhà ngay cổng Chợ Bầu chếch lên là Bến xe đi chếch 200 mét là bến sông. Tuổi thơ tự nhận không dữ dội nhưng cũng gắn liền với tất cả những gì hay ho nhất của chợ, bến xe, bến thuyền :)
Trong câu chuyện Đậu phụ nướng có hình bóng của em ;))
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,012
Động cơ
538,090 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em cũng gốc Hà Nam. Khác bác là ở đầu con sông Châu Giang, nhà ngay cổng Chợ Bầu chếch lên là Bến xe đi chếch 200 mét là bến sông. Tuổi thơ tự nhận không dữ dội nhưng cũng gắn liền với tất cả những gì hay ho nhất của chợ, bến xe, bến thuyền :)
Trong câu chuyện Đậu phụ nướng có hình bóng của em ;))
Chắc a là tay trêu ngỗng chứ gì
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,298
Động cơ
3,260,834 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng gốc Hà Nam. Khác bác là ở đầu con sông Châu Giang, nhà ngay cổng Chợ Bầu chếch lên là Bến xe đi chếch 200 mét là bến sông. Tuổi thơ tự nhận không dữ dội nhưng cũng gắn liền với tất cả những gì hay ho nhất của chợ, bến xe, bến thuyền :)
Trong câu chuyện Đậu phụ nướng có hình bóng của em ;))
Vậy là bị ngỗng mổ từ bé ;))
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,013
Động cơ
553,310 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Những mẩu ký ức chân thực quá.
Các cụ siêu thật, em nghĩ chắc các cụ được đào tạo rất bài bản. Sử dụng được rất nhiều loại súng ....
Cụ có thể cho chúng em biết hành trang lên đường lúc đi trinh sát luồn sâu lâu ngày được không ạ?
Ví dụ vũ khí mang những gì, quân tư trang, nhu yếu phẩm như nào ....
Trân trọng./.
Em chỉ có một lần đi từ biên giới Tây ninh sang Svay Riêng đi sâu vào đất K gần 40 km. Hồi đó khoảng tháng 7/1978.
Trang bị thì một khẩu AK báng gấp, năm băng đạn, 2 quả lựu đạn tấn công ( còn gọi là lựu đạn mini ) , dao găm ( lưỡi lê 5 tác dụng), 3 ngày lương khô, bi đông nước, la bàn, giấy bút, võng.
Đợt đó em đi cùng 2 lính Hải dương nhập ngũ 1978. Chuyến đi mất 5 ngày, đói mờ mắt.
 

DidiLe

Xe container
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,094
Động cơ
645,253 Mã lực
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp. Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.
Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà. Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò). Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào). Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Vietnam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính. Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
Em xin phép đọc hồi ức.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,087
Động cơ
2,958,156 Mã lực
Nơi ở
Internet
...Chạy 1 đoạn thì thấy tiếng súng tắc cú thưa thớt dần rồi im hẳn. Mấy anh em nóng ruột băng lên, mặc kệ cành lá cào xước tay chân. Đến 1 gốc cây rất to thì thấy thằng Tiến “méo” nằm ngửa mặt lên trời, trên bụng nó có 1 giò hoa trắng muốt dính đầy máu. Cách đó không xa là thằng Đăng “dưa” người Thanh Hóa, cũng nằm bất động. Anh em ào đến, người xem thằng Đăng, người ôm thằng Tiến. Thằng Tiến trúng đạn vào đầu, thằng Đăng thì toàn bộ vùng ngực thủng lỗ chỗ. Căn cứ theo vết đạn thì hai thằng nó bị bắn trong khoảng cách khá gần. Sau này mới biết 2 thằng bất ngờ chạm trán với lính trinh sát của Khmer đỏ. Lúc đó cũng không ai hiểu giò hoa phong lan đó từ đâu ra, đến lúc đưa xác 2 thằng về sư bộ mới biết. Do em Hằng vô tình khen loại hoa đó đẹp mà thằng Tiến rủ thằng Đăng đi trèo hái về tặng người yêu. Nhìn thấy đầu thằng Tiến “méo” bê bết máu, em Hằng khóc nấc lên. Bé cứ ôm mãi đầu thằng Tiến vào lòng không chịu buông. Chị em bên quân y phải xúm vào gỡ tay bé ra để anh em khâm liệm cho nó. Nghe chị Thơm bên tiểu đoàn quân y kể lại, bé rất ân hận vì cảm thấy có lỗi trong cái chết của thằng Tiến và thằng Đăng, chỉ vì 1 câu khen bâng quơ hoa phong lan đẹp mà đưa 2 thằng vào chỗ chết một cách lãng xẹt. Cũng từ hôm đó bé như người mất hồn, hay đi lang thang vào trung tâm sóc (X`rốc) gần nơi trú quân (sóc là đơn vị hành chính của Campuchia tương đương như huyện vậy, dưới sóc có khum như xã và phum như thôn (ấp) của Việt Nam), mồm lẩm bẩm những câu vô nghĩa không ai hiểu được. Tình trạng đó kéo dài đến 3-4 tháng vẫn không có tiến triển, sư đoàn thấy tình hình bé như vậy nên quyết định cho bé xuất ngũ, trở về địa phương. Trong lúc chờ đợi có đoàn về Vietnam để gửi theo, thì bé vẫn hàng ngày lang thang đi chơi khắp nơi. Rồi 1 buổi trưa định mệnh chợt tìm tới bé, khi bé lang thang ra bờ suối cạn thì đạp phải trái mìn mồ côi nằm lẻ loi trong đám cỏ nước cạnh bờ suối. Khi mọi người nghe tiếng nổ tìm đến bờ suối thì bé đã lịm đi và chết trên đường về đơn vị vì mất máu cấp…Khi dọn ba lô để gửi về cho gia đình, mọi người tìm thấy 1 trang giấy được xé ra từ quyển sổ tay nào đó, trên có ghi mấy dòng mà gã chỉ nhớ được đại ý như…”mong muốn sớm kết thúc chiến tranh để có thể làm người vợ, người mẹ tốt. Làm 1 người con dâu hiếu thảo ở đất Vĩnh Long…mong được mặc áo dài trắng trong ngày cưới (lúc đó ở chiến trường nên gã và mọi người không biết là đám cưới ở Việt Nam lúc đó có váy chưa, nhưng khi gã và mọi người nhập ngũ thì các đám cưới ở phía Bắc chỉ có áo dài trắng là sang trọng rồi, thời điểm đó cô dâu chưa có váy)…”...
Đọc xúc động quá, mong cụ chủ biên đều tay.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,023
Động cơ
515,035 Mã lực
......
Gã và thằng Tiến “méo” dắt theo mỗi thằng 3 trái lựu đạn chày loại R42 của Nga Xô. Loại này mà quẳng xuống nước để đánh cá thì tuyệt vời, ăn đứt loại M67 của Mỹ. Đến bờ đầm, hai thằng rút chốt và ném cả 6 quả R42 xuống, mỗi quả cách nhau độ 10 giây, thời gian đủ để sóng xung kích tạo sức ép lên các loại cá dưới đầm. Từ loại ăn trên mặt nước đến cả loại ăn dưới đáy. Sau 6 tiếng “ục…ục…ục…” trời…cá ngửa trắng bụng lấp loáng mặt đầm. Hai thằng lội xuống vớt lia lịa, gã chỉ dám vớt loanh quanh bờ vì không biết bơi, thằng Tiến “méo” biết bơi nên nó ra hẳn xa để vớt. Chỉ 1 loáng đã được khá nhiều cá, hai thằng mặt mũi phởn lên khi bắt được nhiều cá. Hì hục mãi 2 thằng cũng đem được mớ cá về đơn vị đưa xuống bếp cho thằng Tú “mọt” và chị Hoa ở bộ phận nuôi quân. Thằng Tiến “méo” bảo: “Làm hết đống cá này thì đến tối cũng chẳng xong. Mà có gọi thêm mấy thằng nữa làm thì cũng chẳng biết nấu cá với cái chi. Chẳng lẽ luộc tất hả?”. Chị Hoa: “Bây giờ sắp tối rồi thì biết kiếm cái gì mà nấu cùng, thôi ăn đại đi mấy ông tướng, đừng đòi hỏi nữa. Có cá cải thiện là tốt rồi. Ăn tạm đi, hết chiến tranh về Cần Thơ nhà chị, chị sẽ đãi mấy đứa món cá nấu bông điên điển, ngon tuyệt”. Gã chợt ồ lên: “Trưa nay tao thấy mấy đứa con gái bên tiểu đoàn quân y đi kiếm được nhiều măng lắm, tao với mày lên xin đi”. Chị Hoa ở nhà chia cơm nên không đi được, thằng Tú “mọt”, Tiến “méo” thì xấu hổ. Gã bảo: “Cứ đi theo tao, tao sẽ xin chúng nó, mà không xin được thì…”. Gã bỏ lửng câu nói làm chị Hoa, thằng Tú, thằng Tiến cười toác miệng
......
Lính trinh sát thì đỉnh cao của sự chịu đựng sức dẻo dai, võ thuật, dao ... Hạ gục đối phương nhanh gọn sau 1,2 đòn , một có thể chọi vài ba người, chỉ có hơi ngạc nhiên là sao cụ lại không biết bơi ??? Vì đó cũng là bài huấn luyện kỹ năng quan trọng 😁😄😁
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top