[TT Hữu ích] Ký ức của một Ofer về đời lính, về đồng đội, về những trận đánh ở chiến trường K, về quá khứ và về cuộc sống hiện tại.

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,211
Động cơ
552,109 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Kính các cụ, các mợ

Sau khi đọc Hồi ký - Lính hậu phương của lão Tiên Tửu Phú Lộc và "Những mẩu chuyện vui, buồn của cựu cựu binh" của anh angkorwat thì bao cảm xúc của người lính tưởng như lính của thời bình, nhưng lại vẫn phải dấn thân vào nơi máu đổ. Lại tràn về với em, với một người cựu binh, ý tưởng viết lại những gì mình nhớ nhen nhóm và sau đây là hồi ký, hồi ký những câu chuyện không đầu không cuối của một người lính thuộc sư đoàn bộ binh số 7 " Hồi ức người lính sư đoàn bộ số 7, sư đoàn nổi tiếng ở chiến trường K. Đã được cựu binh Lê Hiếu ghi lại, và nổi tiếng qua giọng đọc của chị Hải Yến" Nếu ai đọc hay nghe sẽ biết ít nhiều về sư đoàn này.


LẦN ĐẦU BỊ KỶ LUẬT

Tháng 4 năm 1984, sau khi mãn khóa loại ưu với quân hàm Trung sĩ tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu gã được điều động về đại đội trinh sát luồn sâu sư đoàn bộ binh 7 (sư đoàn Bến Tre), quân đoàn 4 đang tham chiến trên mặt trận 479 trải dài qua các tỉnh sát biên giới Thailan từ Pursat, Pailin, Battambang, Poipet đến tận Anlong Veng của đất nước Chùa Tháp. Quân đoàn 4 còn được gọi là binh đoàn Cửu Long và được phong tặng “Bức tường thép miền Đông Nam bộ”. Gã về đơn vị mới và được phân cùng nhóm với thằng Đực, thằng Phú “nhái” (Lúc đó thằng Long “Polpot” chưa về tổ). Một ngày đầu tháng 5 năm 1984 nhóm gã được tung đi “thám” khu căn cứ 14 của Khmer đỏ nằm chếch Poipet 25 độ về hướng Tây Nam. Đây cũng là lần đầu tiên gã và những thằng bạn đi “thám” thực tế sau thời gian huấn luyện tại Vietnam. Mọi việc khi đi “thám” đều suôn sẻ cho đến khi trên đường trở về.
Lúc về ngang đường chợt cả 3 thằng đều ngửi thấy mùi thuốc lá Samit thơm ngào ngạt. Thời đó thuốc lá Samit từ Thailan tuồn sang cho lính Pot khá nhiều và loại thuốc lá đầu lọc đó cũng ngon hơn hẳn loại thuốc lá Sapa hay Điện Biên mà lính ta được mua phân phối hàng tháng. Cái loại thuốc lá thời bao cấp khét lẹt như lông bò và không có đầu lọc. Ba thằng lò dò tiến về phía mùi thơm của thuốc lá Samit. Vượt qua mấy bụi cây lúp xúp thì thấy trước mặt có căn nhà lá nhỏ nằm cạnh rìa 1 trảng cỏ trống. Ba thằng bọn gã nhẹ nhàng áp sát căn nhà và cẩn thận quan sát xung quanh và trong nhà. Thấy trong nhà có 1 thằng lính Pot đang nằm đung đưa trên võng, 1 thằng khác ngồi quay lưng ra cửa đang lau khẩu AK Tầu (Với lính chiến, nhất là lính trinh sát luồn sâu, bài học đầu tiên là không bao giờ được phép ngồi ở nơi trống trải không có che chắn hoặc ngồi quay lưng ra cửa để tránh bị tập kích bất ngờ). Tiếng 1 thằng nói gì đó, gã chỉ nghe được loáng thoáng có câu Sách cô (thịt bò). Tuy mới đặt chân đến đất Miên nhưng mấy thằng gã cũng đã tranh thủ học được vài câu tiếng Miên thông dụng do các bậc đàn anh đi trước dạy cho. Tất nhiên những câu chửi bậy hoặc về ăn uống dễ học hơn với những câu thăm hỏi xã giao, ngoài câu Xua sơ đây (xin chào). Có câu chuyện mà cánh lính cũ hay kể về tiếng Khmer và tiếng Việt, không biết là chuyện nghiêm túc hay chuyện hài nữa. Đại để, có một đơn vị bộ đội Vietnam trên đường hành quân qua một phum nhỏ, mùa khô trời nắng nóng, anh em hỏi dân làng: “Nước ở đâu?”. Dân ở đây không biết tiếng Việt nên có nhiều người nói “Ót-che” (không biết). Anh em ta hỏi ở đâu cũng đều được trả lời như thế. Có mấy anh em hơi bực mình: “Tức thật! Tức thật!”. Bà con Khmer nghe nói tiếng “Tức” (trong tiếng Campuchia nghĩa là nước), liền cho người đưa nước đến cho lính. Nhưng ở đây, người thì đông mà nước lại ít. Một anh lính quê khu Tư nói một câu bâng quơ: “Người “đôông” ra ri mà được từng nớ nác, thì ai uống ai nhịn đây!” (Người đông thế này mà được từng ấy nước thì ai uống ai nhịn đây). Dân nghe lính nói tiếng “đôông” (trong tiếng Campuchia “đôông” nghĩa là nước dừa), liền cho người lên hái dừa cho lính. Mỗi gia đình mang đến mấy trái, cả thôn tập trung lại được số dừa xếp thành đống. Lính ta cười hả hê, có anh chàng quê miền trong nói như tuyên bố: Uống “chết” bỏ. Bà con ở đây nghe tiếng “chết” (tiếng Campuchia “m’chếch” là chuối), tưởng lính Vietnam muốn ăn chuối, nên những buồng chuối chín lại được mang ra.........

(Tấm hình gã chụp cách đây 38 năm, năm 1984 tại thị xã Sơn Tây. Trước lúc lên đường đi chiến trường K. Tuy không nói ra nhưng trong gia đình, họ hàng, bạn bè ai cũng mặc định tấm hình đó sẽ được dùng làm ảnh thờ nếu gã đi mà không trở về)

300764606_2898621130443072_2441552831516520365_n.jpg
Năm 1984 thì các cụ phải chiến dọc biên giới Thái rồi. Trước đó ta truy quét mạnh trong nội địa nên địch chạy lên phía biên giới giáp Thái lập một loạt căn cứ ở Pai lin, Poi pét, Tà sanh...
Cụ chiến vùng đó khốc liệt lắm. 1984 thì em an nhàn ăn chơi nhảy múa ở Phnom penh.
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,310
Động cơ
7,405,424 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Lính trinh sát thì đỉnh cao của sự chịu đựng sức dẻo dai, võ thuật, dao ... Hạ gục đối phương nhanh gọn sau 1,2 đòn , một có thể chọi vài ba người, chỉ có hơi ngạc nhiên là sao cụ lại không biết bơi ??? Vì đó cũng là bài huấn luyện kỹ năng quan trọng 😁😄😁
Thực ra lính thời đấy cũng không được huấn luyện bài bản, kỹ càng như bây giờ đâu bác. Phần lớn kỹ năng bọn em tôi luyện ngay mặt trận thôi, vụ bơi em thoát huấn luyện và không bị kiểm tra khá ngoạn mục. Em sẽ có bài viết về vụ này :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Năm 1984 thì các cụ phải chiến dọc biên giới Thái rồi. Trước đó ta truy quét mạnh trong nội địa nên địch chạy lên phía biên giới giáp Thái lập một loạt căn cứ ở Pai lin, Poi pét, Tà sanh...
Cụ chiến vùng đó khốc liệt lắm. 1984 thì em an nhàn ăn chơi nhảy múa ở Phnom penh.
Vâng, bọn em vẫn gọi lính bọn anh là lính kiểng, lính thủ đô :)
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...
Trong tổ tam tam của gã có 1 quy định ngầm giữa mấy thằng với nhau. Nếu lần này đi “thám” mà gã đi đầu, thằng nào đó sẽ đi sau đoạn hậu. Lần sau đi “thám” thì thằng nào đó đi đầu, gã đoạn hậu. Lần sau nữa thì gã đi giữa, thằng nào đó sẽ đi đầu và đoạn hậu. Lý do, vì thằng đi đầu và cuối là dễ “dính”nhất. Nếu dính mìn thì thằng đi đầu sẽ lãnh đủ hoặc bị phục kích thì thằng đi đầu và đi cuối bao giờ cũng là những thằng bị hạ đầu tiên. Thời kỳ đầu, lúc thằng Long chưa về tổ thì trong tổ đã có quy ước với nhau vậy rồi. Thằng nào cũng tranh đi đầu, nhường cho bạn đi sau. Tự chọn nguy hiểm về mình mà nhường sự sống, sự an toàn cho bạn.

Lúc chưa vào lính, khi đọc những mẩu chuyện người lính sẵn sàng lấy thân mình đỡ đạn cho đồng đội cứ tưởng là mấy ông nhà văn nói phét, là bịa tạc. Nhưng khi đi chiến trường thì thấy đó là sự thật, không hư cấu chút nào. Tình đồng đội là ở đó, những điều đó chỉ có trong chiến tranh mới thấu hiểu được tình người, nghĩa đồng đội cao cả như thế nào. Trong chuyện phân chia đi trước hay sau không có bốc thăm may rủi, vì có thể sẽ có thằng bốc phải thăm lần nào cũng đi đầu thì thiệt cho nó quá, vì vậy mà mấy thằng gã chia phiên cho đỡ tranh nhau…

Với tất cả sức mạnh của tuổi trẻ, gã lúc thì cõng, khi thì dìu thằng Phú cuối cùng cũng về đến được đồi Con Voi. Ngồi thở 1 lúc thì thằng Long và thằng Đực cũng mò về đến nơi. Mấy thằng ôm nhau vui mừng, vậy là còn sống rồi, cả tổ an toàn rồi…Về đến sư bộ cũng vào quãng 9h tối, chẳng kịp tắm giặt nghỉ ngơi, mấy thằng lên ngay tham mưu - tác chiến báo cáo và nộp cái xà cột mà gã thu được của bọn Pot trên chốt. Sau khi xong, về qua lán trung đội 2, thằng Khánh chạy ra (tổ nó và tổ quân báo quân đoàn đã về trước đó 4 ngày và chẳng thu hoạch được gì) túm mấy thằng lại: “Chúng mày về rồi hả? Đừng có nói chuyện tốp quân báo gặp dân trên đường đi nhé!”....
 

nadushop

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
4,512
Động cơ
382,041 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Tạm dừng câu chuyện “Lọt ổ phục kích” em lan man chút câu chuyện món ăn, câu chuyện thời thơ ấu, câu chuyện này có liên quan đến Ofer mà bác Đầu cứng, bác Ăn Phá, cô Còm biết tuốt đang nghĩ tới. Đọc xong chắc các bác cung nhiều bác khác sẽ biết Ofer liên quan và em có mối quan hệ thế nào, và sao lại có nét giống :)


ĐẬU PHỤ NƯỚNG
Nếu nói về món đậu phụ nướng thì hẳn nhiều người biết đến và không mấy xa lạ với món ăn nhà quê, dân dã như vậy. Gã cũng nằm trong số người đã được ăn và nhớ mãi hương vị của nó. Trong tiềm thức gã vẫn còn in hằn những bìa đậu phụ nướng thơm phức của 1 thời bao cấp đói khổ ở nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đồng quê chiêm trũng, nơi được mệnh danh “chín củ thành mười”, nơi có tên gọi độc nhất vô nhị “cầu tõm”. Đó là quê hương bản quán và là nơi ghi lại nhiều dấu ấn tuổi thơ những tháng ngày đi sơ tán về với các bác gái…thị xã Phủ Lý (năm 2008 mới được nâng cấp từ thị xã lên thành phố)

Cha gã là con trai út của 1 nhà nho nghèo, bà nội gã là cháu ngoại của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, trên cha gã là 3 chị gái. Cha gã làm việc và sinh sống tại Hanoi, do vậy mà gã được sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Nhưng từ trong sâu thẳm gã vẫn có nguồn gốc nơi chiêm khê mùa thối Hà Nam. Bác cả là Lại Thị Đạm, bác thứ Lại Thị Tấn và bác gái trên cha hắn là Lại Thị Hấn. Bác Đạm và bác Hấn còn được gọi theo tên chồng (theo cách gọi nhiều vùng miền phía Bắc) là bác Thuận và bác Kỳ.

Gia đình bác Thuận và bác Kỳ sống tại Phủ Lý. Riêng bác Tấn, do ông bà nội gã mất sớm nên bác ở vậy chăm lo cho em trai tức cha gã ăn học, lớn lên và trưởng thành, dựng vợ gả chồng. Đến khi lo được cho em trai thì bác cũng đã lớn tuổi nên bác ở vậy và sinh sống tại Kiện Khê, mãi đến khi về hưu bác mới chuyển về sinh sống tại Phủ Lý cho gần với chị em và con cháu. Gã cũng hay theo cha về Phủ Lý và Kiện Khê mỗi khi ông đi công tác tiện ghé qua thăm các chị hoặc cha gã sẽ gửi gã theo xe cơ quan nếu có xe công tác đi qua Phủ Lý.

Nhà bác Thuận có anh Trung, nhà bác Kỳ có anh Cầm, hai ông anh mà mỗi lần về quê gã rất thích lẵng nhẵng bám theo 2 anh để bắt dạy bơi, vì nhà bác Kỳ gần sông. Chỉ cần đi qua 1 cái xưởng mộc nhỏ bên kia đường, lách qua 1 con hẻm nhỏ là đã đến bến sông, nơi có những chuyến đò ngang đưa đón người dân từ bên kia sông sang bên này sông để đi chợ Bầu. Ngay tại bến đò có xác của 1 con tàu cũ bằng sắt, không biết nằm đó tự bao giờ.

Anh Cầm ngổ ngáo nhưng có vẻ kiệm lời, anh Trung thì được cái đẹp trai nhưng tính tình láu táu. Hai ông anh này chính là người “dậy” gã hút thử điếu thuốc lá đầu tiên trong đời, khi gã còn là thằng oắt con. Hôm đó hút xong phải về ngã ba đầu nhà bác Kỳ để xin nước nhà bạn học của anh Cầm để xúc miệng cho hết mùi thuốc lá mới dám về nhà. Căn nhà đó nằm ngay ngã ba, phía trước có cây như cây xoài hay muỗm cổ thụ gì đó, to lắm. Anh bạn học của anh Cầm hình như tên Hà hay Hải thì gã không nhớ lắm, nhưng có chữ H ở đầu tên. Đúng là ăn chơi như “cao bồi Phủ Lý là có thật”.

Ngày đó gã chỉ thích ở bên nhà bác Kỳ thôi, vì nhà bác có cái bể nước mưa rất to, không như bên nhà bác Thuận. Nhà bác Thuận dùng nước giếng, đối với kẻ sinh ra và lớn lên tại Hanoi như gã thì mỗi lần ra giếng đi tắm là 1 cực hình. Nếu ai sinh ra nơi thành phố thì hãy thử múc nước giếng 1 lần thì sẽ hiểu. Mỗi lần ném cái gầu cao su xuống giếng, nghe “bẹt…” 1 cái, nhưng khi kéo lên chỉ được vài giọt, có lần ném xuống rồi kéo lên chẳng được giọt nước nào. Mỗi lần đi tắm là 1 lần oánh vật với cái gầu cao su “chết tiệt”. Thời gian để tắm xong chắc cũng mất cả tiếng chứ chẳng ít…Nhưng vì bác Thuận là chị cả nên gã phải ở bên nhà bác, nhà bác Kỳ thì gã chỉ sang chơi, tối lại phải về bác Thuận ngủ.

Ở bên nhà bác Kỳ, các anh chị đều quý gã, thằng em con ông cậu ở Hà Nội thỉnh thoảng về chơi. Nhưng bên nhà bác Kỳ, gã hãi nhất anh Thanh, con trai út của bác. Anh ít hơn gã vài tuổi, nhưng nghịch ngầm và đặc biệt hay xúi thằng em nghịch dại. Gã nhớ có lần anh bắt được con chuồn chuồn ngô to tướng, anh bảo gã cho cắn vào rốn sẽ biết bơi mà không cần tập. Gã tin lời anh, vì thấy nước da anh có màu “bền vững với thời gian, không sợ mối mọt xâm nhập” như dân sông nước chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, chứ không trắng như anh Dũng, anh Cầm. Ôi…cha mẹ ơi…nó cắn tóe cả máu, đau chảy nước mắt mà xuống nước vẫn bị uống nước sông, khiếp bằng chết. Nói thật, đến giờ gã vẫn chẳng biết bơi, nhiệm vụ mỗi khi đi biển toàn ngồi trông đồ trên bờ.

Rồi có lần anh rủ gã đi chơi ở quanh đấy, anh dẫn gã đến 1 mảnh vườn nằm sát mặt đường và cách nhà máy cơ khí Hanam mấy nhà. Anh lấy hòn gạch chọi vào vườn, gã đang ngơ ngác thì có mấy con nhìn giống con vịt, nhưng lông đen và to hơn vịt, nó lao ra đuổi, mỏ nó cứ mổ vào chân. Gã hãi quay qua gọi anh “anh Thanh ơi…anh Thanh ơi…” thì chẳng thấy anh đâu, hóa ra anh đã chạy đến tít đầu phố rồi. Anh ít tuổi hơn gã, chân ngắn hơn gã, vậy mà anh chạy nhanh thật, gã thấy vậy cũng hốt hoảng co giò chạy, chạy đến đứt cả quai dép, chạy đến thở không ra hơi. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời gã biết con ngỗng và cũng lần đầu tiên mới biết loài ngỗng dữ dằn như chó Pitbull vậy. Đợt đó về anh bị bác Kỳ trai mắng cho 1 trận, bác gái thì cứ dứ dứ cái đũa cả, loại đũa quấy cám lợn: “mày về đây, về đây, toàn xúi em chơi dại…”…(Không hiểu anh Thanh đọc được bài viết này có còn nhớ gì về những trò nghịch ngợm đó không nhể?)

Khi gã đang học cấp 3, hè đó cha gã gửi gã theo xe cơ quan về quê thăm các bác. Gã về nhà bác Thuận trước, chú lái xe của cha gã cứ sợ gã không nhớ đường. Nhưng khi đến nhà bác Thuận, gã chỉ vào cái lán cắt tóc trước lối đi vào nhà bác, khẳng định chắc chắc đó là nhà bác. Chú không tin lắm, dẫn vào tận nhà thì thấy là gã nói đúng. Gã ở chơi 1 lúc rồi sang nhà bác Kỳ để nhờ chị Loan (hồi trẻ, tuy chị không phải hoa hậu, những cũng xinh có tiếng ở Phủ Lý), con gái lớn của bác sớm sau đèo gã đi Kiện Khê thăm bác Tấn. Thời điểm đó anh Dũng vừa chuyển về trung đoàn 147 kiểm soát quân sự, quân khu Thủ đô, anh Cầm con trai thứ của bác đã đi lao động xuất khẩu ở CHDC Đức được mấy năm rồi. Anh Trung nhà bác Thuận đã ra quân và đang ôn thi đại học nên chẳng có ai chở gã về Kiện Khê. Hai bác Thuận lúc đó đã mất, bác Tấn thì chưa về hưu, vẫn đang công tác tại Kiện Khê, do vậy mà gã phải nhờ chị chở gã đi Kiện Khê.


Nói về mấy bà bác của gã thì bác nào cũng hay quát mắng con cháu, tất nhiên không phải là mắng chửi, chỉ là kiểu mắng yêu thôi, nhưng con nít đứa nào mà chẳng sợ, xanh mắt luôn. Gã cũng không phải ngoại lệ, tuy rằng gã chưa bao giờ bị ba bác mắng cả. Có lẽ do gã là cháu đích tôn và là trưởng chi nên các bác cũng thương hơn so với các cháu khác chăng? Trong ba bà bác thì người mà gã hãi nhất là bác Kỳ gái, bác trai hiền lắm, ít nói và rất thương các cháu. Bác gái hay mắng con cháu mà lại nói to nên thật sự khiếp vía. Bác Thuận gái thì do sức khỏe yếu, bác chỉ mắng được vài câu là thở không ra hơi nên con cháu không có ngán.

Khi gã sang nhà bác Kỳ thì đã là buổi trưa, bác bảo ở lại ăn cơm. Mâm cơm cũng đơn sơ như nhiều gia đình khác thời bao cấp, cũng chỉ đĩa cá kho, chút tôm rang mặn, dăm quả cà, nhưng đặc biệt là có thêm đĩa đậu phụ nướng không biết là bác gái hay chị Loan đi mua thêm ở nhà hàng xóm, hơi chếch với cửa chợ Bầu bên kia đường (thời gian qua lâu quá rồi nên gã chẳng thể nhớ được). Hanoi cũng có món đậu phụ nướng, thỉnh thoảng các gia đình vẫn mua về để nấu chung với chuối ốc. Nhưng món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với chút rau kinh giới ở nhà bác thì hương vị khác hẳn và quả thật là ngon. Bìa đậu được nướng chín vàng phía ngoài, nhưng bên trong vẫn trắng, khi ăn có vị béo và ngầy ngậy của đậu nành nguyên chất, không bị pha tạp. Hôm đó gã tẩn 3 bát cơm, no căng diều với món đậu phụ nướng, một món ăn dân dã. Sau lần đó, khi bác Tấn gã đã chuyển từ Kiện Khê về sống tại Phủ Lý, mỗi lần gã về thăm các bác, gã tự thân hoặc sai mấy đứa cháu chạy ra đó mua cho gã vài bìa đậu phụ nướng để thưởng thức như 1 món khoái khẩu vậy.


Khi rời quân ngũ, gã về Phủ Lý thăm các bác thì nhà bán đậu đã chuyển đi hay đã nghỉ sản xuất nên không thấy bán nữa, ngôi nhà cũng đã được xây lại, không còn là ngôi nhà mái ngói lụp xụp, thấp lè tè khi xưa. Thật là tiếc. Gã cứ thẫn thờ khi nhớ về món ăn quê nghèo năm xưa. Mãi đến những năm 2015-16 gã đi Lạng Sơn, trong lúc học trò chở gã đi ăn ở quán Minh Quang (quán khá nổi tiếng ở thành phố Lạng Sơn). Lúc đi ngang qua cửa chợ Đông Kinh thấy có bà cụ ngồi bán đậu nướng ven đường. Gã bảo học trò xuống mua chục bìa mang theo. Bìa đậu ăn cũng ngon, nhưng có vị hơi khét do mùi oi khói nên làm giảm mất vị ngậy của đậu nành. Không biết có phải hoài niệm không, nhưng gã thấy Phủ Lý quê gã có món đậu phụ nướng thật là ngon, chứ không phải món bánh đa hay bánh cuốn chả.

Bây giờ các anh chị nhà các bác, mỗi người đều có cuộc sống riêng, có cháu gọi bằng ông bà. Người thì định cư nước ngoài, người thì chuyển ra Hanoi, người vẫn còn ở lại Phủ Lý. Nhưng với gã thì món đậu phụ nướng Phủ Lý vẫn là số 1, đôi lúc chỉ thèm được ăn lại 1 lần để trở về với những ký ức tuổi thơ. Thèm quá món đậu phụ nướng chấm mắm tôm ăn kèm với rau kinh giới. Đậu phụ nướng…đậu phụ nướng…
Hải Phòng nhà em cũng có món này. Nhớ ngày bé ăn suốt.
Lâu lắm rồi em không được ăn và cũng không thấy họ bán. Nhờ bài viết của cụ em mới nhớ ra món này!
 

Lada1207

Xe tăng
Biển số
OF-7806
Ngày cấp bằng
7/8/07
Số km
1,469
Động cơ
1,198,960 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu Nại Hà
E hóng chuyện, viết dài cà kê tý ko sao, chuyện lính cụt lủn chán lắm
Thế nào mà CỤ lính trinh sát lại không biết bơi nhỉ :))
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Thằng Đực hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra, thì ra tốp quân báo bị phục kích. Hy sinh 2, bị thương 1, còn lại ông Đạt và 1 thằng lính người Sài Gòn (gã không nhớ tên khu cư xá đó, vì nghe nhưng không để vào tai, cũng bởi chẳng quen biết gì thằng lính đó). Nghe vậy, bốn thằng gã cũng đồng ý giấu chuyện tốp quân báo đi tắm và gặp dân. Vì đối với 1 người chỉ huy, chỉ vì chủ quan, đánh giá sai tình hình đến nỗi thiệt quân thì đau lắm.

Nỗi đau này nó sẽ day dứt, ám ảnh anh Đạt hết cả cuộc đời. Anh nợ gia đình những thằng hy sinh vô nghĩa đó 1 lời tạ lỗi đau đớn nhất, một món nợ xương máu, không bao giờ trả được cho sinh mạng của con em họ. Đau lòng nhất là thằng lính quân báo bị thương, nó dẫm phải quả mìn giấy của Tầu và phải cưa bỏ 1 chân. (Tầu sản xuất và đưa sang Campuchia rất nhiều loại mìn giấy. Loại mìn đó được làm bằng giấy có tẩm thuốc độc, ai bị thương hoặc xây xước bởi loại mìn đó sẽ bị hoại tử, thối cả vùng đó. Muốn giữ mạng sống chỉ có cách cưa chân thì mới sống được). May mắn là không ai bị rơi vào tay bọn lính Pot cả.

Với anh em đã quen trận mạc thì luôn để lại 1 viên đạn hoặc quả da láng để khi cần sẽ “tự xử”, tránh bị rơi vào tay lính Pot. Một khi đã rơi vào tay lính Pot thì sống không bằng chết. Nó sẽ cắt cổ hoặc chặt đầu. Thậm chí có người bị chúng nó giết xong còn dùng xẻng quân dụng hoặc dao phay băm nát mặt, đến nỗi đồng đội không thể nhận ra. Đó cũng là lý do mà nhiều khi lính ta không muốn bắt tù binh là vậy. Ai hiểu sao thì hiểu…

Nhưng người tính không bằng trời tính. Thằng lính Pot bị gã đá vào mặt và lấy xà cột chính là trung đoàn trưởng của trung đoàn 37, sư đoàn 164 Khmer đỏ (nếu biết nó là trung đoàn trưởng thì gã đã tóm “lưỡi” mang về rồi, tiếc đứt ruột). Trong xà cột có bản đồ ghi rõ nơi đóng quân của sư đoàn 164 Khmer đỏ và vị trí bố phòng của các trung đoàn và tiểu đoàn thuộc sư 164 cùng binh hỏa lực trong vùng. Quan trọng nữa, đó là tờ giấy tiếng Miên viết về sự xuất hiện của tốp lính Việt Nam, đó chính là tốp quân báo của anh Đạt. Nhóm quân báo bị phục kích tại ngọn đồi trước đó mấy ngày. Nghĩ rằng bộ đội Việt Nam trinh sát tuyến đường đó thì chắc sẽ theo đường đó truy kích, nên đích thân thằng trung đoàn trưởng của trung đoàn 37 Khmer đỏ dẫn quân đến phục kích ở ngọn đồi, nơi tổ tam tam của gã đã vô tình chạm trán. Câu chuyện loang ra, anh Đạt sau đó bị hạ cấp xuống đại úy và chuyển sang bộ phận khác.

Tổ gã được khen từ mặt trận và quân đoàn, nhưng chỉ khen thế thôi, quân hàm vẫn giữ nguyên và không có thưởng. Lý do, bản thân gã tội lỗi chồng chất, không đưa ra Tòa án binh đã là may, những thằng khác trong tổ cũng vì thế mà bị vạ lây...
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
...Thằng Đực hỏi xem có chuyện gì đã xảy ra, thì ra tốp quân báo bị phục kích. Hy sinh 2, bị thương 1, còn lại ông Đạt và 1 thằng lính người Sài Gòn (gã không nhớ tên khu cư xá đó, vì nghe nhưng không để vào tai, cũng bởi chẳng quen biết gì thằng lính đó). Nghe vậy, bốn thằng gã cũng đồng ý giấu chuyện tốp quân báo đi tắm và gặp dân. Vì đối với 1 người chỉ huy, chỉ vì chủ quan, đánh giá sai tình hình đến nỗi thiệt quân thì đau lắm. Nỗi đau này nó sẽ day dứt, ám ảnh anh Đạt hết cả cuộc đời. Anh nợ gia đình những thằng hy sinh vô nghĩa đó 1 lời tạ lỗi đau đớn nhất, một món nợ xương máu, không bao giờ trả được cho sinh mạng của con em họ. Đau lòng nhất là thằng lính quân báo bị thương, nó dẫm phải quả mìn giấy của Tầu và phải cưa bỏ 1 chân. (Tầu sản xuất và đưa sang Campuchia rất nhiều loại mìn giấy. Loại mìn đó được làm bằng giấy có tẩm thuốc độc, ai bị thương hoặc xây xước bởi loại mìn đó sẽ bị hoại tử, thối cả vùng đó. Muốn giữ mạng sống chỉ có cách cưa chân thì mới sống được). May mắn là không ai bị rơi vào tay bọn lính Pot cả. Với anh em đã quen trận mạc thì luôn để lại 1 viên đạn hoặc quả da láng để khi cần sẽ “tự xử”, tránh bị rơi vào tay lính Pot. Một khi đã rơi vào tay lính Pot thì sống không bằng chết. Nó sẽ cắt cổ hoặc chặt đầu. Thậm chí có người bị chúng nó giết xong còn dùng xẻng quân dụng hoặc dao phay băm nát mặt, đến nỗi đồng đội không thể nhận ra. Đó cũng là lý do mà nhiều khi lính ta không muốn bắt tù binh là vậy. Ai hiểu sao thì hiểu…
Nhưng người tính không bằng trời tính. Thằng lính Pot bị gã đá vào mặt và lấy xà cột chính là trung đoàn trưởng của trung đoàn 37, sư đoàn 164 Khmer đỏ (nếu biết nó là trung đoàn trưởng thì gã đã tóm “lưỡi” mang về rồi, tiếc đứt ruột). Trong xà cột có bản đồ ghi rõ nơi đóng quân của sư đoàn 164 Khmer đỏ và vị trí bố phòng của các trung đoàn và tiểu đoàn thuộc sư 164 cùng binh hỏa lực trong vùng. Quan trọng nữa, đó là tờ giấy tiếng Miên viết về sự xuất hiện của tốp lính Việt Nam, đó chính là tốp quân báo của anh Đạt. Nhóm quân báo bị phục kích tại ngọn đồi trước đó mấy ngày. Nghĩ rằng bộ đội Việt Nam trinh sát tuyến đường đó thì chắc sẽ theo đường đó truy kích, nên đích thân thằng trung đoàn trưởng của trung đoàn 37 Khmer đỏ dẫn quân đến phục kích ở ngọn đồi, nơi tổ tam tam của gã đã vô tình chạm trán. Câu chuyện loang ra, anh Đạt sau đó bị hạ cấp xuống đại úy và chuyển sang bộ phận khác. Tổ gã được khen từ mặt trận và quân đoàn, nhưng chỉ khen thế thôi, quân hàm vẫn giữ nguyên và không có thưởng. Lý do, bản thân gã tội lỗi chồng chất, không đưa ra Tòa án binh đã là may, những thằng khác trong tổ cũng vì thế mà bị vạ lây...
Việc mang vác đồng đội bị thương về lại hậu cứ, diệt được nhiều địch, thu lấy được tài liệu cấp trung đoàn trong đó có bản đồ tác chiến của địch, thu và phá hủy 1 súng 12,7ly và 2 khẩu cối 82 của quân địch. Đó là các thành tích để xem xét khen thưởng.
Lẽ ra cấp Sư đoàn/Quân đoàn phải xét trao Huân chương Chiến công hạng 3 rồi đấy cụ thớt ạ.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Việc mang vác đồng đội bị thương về lại hậu cứ, diệt được nhiều địch, thu lấy được tài liệu cấp trung đoàn trong đó có bản đồ tác chiến của địch, thu và phá hủy 1 súng 12,7ly và 2 khẩu cối 82 của quân địch. Đó là các thành tích để xem xét khen thưởng.
Lẽ ra cấp Sư đoàn/Quân đoàn phải xét trao Huân chương Chiến công hạng 3 rồi đấy cụ thớt ạ.
Vâng, cũng vì nhiều lý do trước đó cộng với thời điểm đấy bọn em phần lớn trong rừng, trường hợp như trên khá nhiều. Nên công tác khen thưởng cũng chậm và còn tuỳ hứng của chỉ huy. Cái này chắc anh angkorwat hiểu rõ nhất :) nên em chỉ được khen xuông, lên báo xuông ạ :((


304850239_2915008982137620_4986658040499352960_n.jpg


Tấm hình này gã được 1 anh trên Cục chính trị quân đoàn xuống chụp để đưa lên báo. Đây là lần đầu tiên gã lên trang báo của mặt trận và là lần thứ 2 lên báo của quân đoàn. Tấm hình gốc này có lịch sử hơi lòng vòng và bí ẩn. Sau khi chụp cho gã tấm ảnh một thời gian thì anh phóng viên đó hy sinh, tấm hình chụp lại này sau đó được đưa vào để dán lên thẻ Đảng khi gã được kết nạp. Còn bản gốc không biết trôi dạt về đâu và cũng chẳng thấy ai nhắc đến.

Đến quãng giữa năm 1988, khi gã tranh thủ sang sư 9 thăm thằng Lợi, nhà ở xã Võ Cường, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh (Bây giờ là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Thằng cùng khóa huấn luyện khi còn học ở trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu. Hiện nó đang chiến đấu trong đội hình trinh sát luồn sâu sư đoàn 9, quân đoàn 4, mới được nó kể cho nghe câu chuyện như trong tiểu thuyết vậy. Có 1 em gái chuẩn úy, ban cơ yếu sư 9 tên Lĩnh, người Tân An, Long An, hy sinh ở Banan (Battambang). Khi thu dọn di vật của liệt sĩ để gửi về cho gia đình thì tấm hình (bản gốc) này của gã rơi ra từ cuốn sổ tay, đằng sau còn ghi rõ ngày, tháng, năm chụp, nét chữ thật đẹp và mềm mại.

Không biết vì sao em có tấm hình của gã, cũng chẳng biết em giữ tấm hình của gã để làm gì. Gã không quen biết và trong bộ nhớ của gã chắc chắn là cũng chưa bao giờ gặp em trước đó. Gã nhờ anh Vui, tuyên huấn sư 9 chụp lại từ bản gốc để giữ làm kỷ niệm, còn tấm gốc thì kẹp lại cuốn sổ tay cho em. Sau này, hình như năm 1998 hay 99 gì đó, gã đi công tác qua Tân An có ghé gia đình và ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho em. Thật lạ kỳ, khi thắp hương cho em mà người gã như mụ đi, bồng bềnh không trọng lượng như kiểu mộng du, dù vẫn nghe vẫn hiểu mà không thể tự làm chủ được bản thân. Lúc gã thắp hương và khấn tên em, cầu mong em sớm được siêu thoát thì bát hương bốc cháy rừng rực dù trời nắng nóng và không có gió. Thật khó để lý giải bằng khoa học như 1 kẻ vô thần và duy vật như gã.

Chiến tranh đã lấy đi của gã những người bạn thân thiết, những tháng ngày tuổi trẻ tươi sáng nhất, nhưng cũng để lại những ký ức thật sự khó quên về những năm tháng đó.
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
8,169
Động cơ
1,000,807 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Cháu rất thích đọc các câu chuyện BG Tây Nam ! Ngày bé tí đã ôm cuốn Tuyển tập VNQĐ 1945-1975 và các tập sau này nữa.
 

rach

Xe tải
Biển số
OF-122402
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
423
Động cơ
363,377 Mã lực
Vâng, cũng vì nhiều lý do mà chỉ được khen xuông, lên báo xuông ạ :((


304850239_2915008982137620_4986658040499352960_n.jpg


Tấm hình này gã được 1 anh trên Cục chính trị quân đoàn xuống chụp để đưa lên báo. Đây là lần đầu tiên gã lên trang báo của mặt trận và là lần thứ 2 lên báo của quân đoàn. Tấm hình gốc này có lịch sử hơi lòng vòng và bí ẩn. Sau khi chụp cho gã tấm ảnh một thời gian thì anh phóng viên đó hy sinh, tấm hình chụp lại này sau đó được đưa vào để dán lên thẻ Đảng khi gã được kết nạp. Còn bản gốc không biết trôi dạt về đâu và cũng chẳng thấy ai nhắc đến. Đến quãng giữa năm 1988, khi gã tranh thủ sang sư 9 thăm thằng Lợi, nhà ở xã Võ Cường, huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh (Bây giờ là phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh). Thằng cùng khóa huấn luyện khi còn học ở trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu. Hiện nó đang chiến đấu trong đội hình trinh sát luồn sâu sư đoàn 9, quân đoàn 4, mới được nó kể cho nghe câu chuyện như trong tiểu thuyết vậy. Có 1 em gái chuẩn úy, ban cơ yếu sư 9 tên Lĩnh, người Tân An, Long An, hy sinh ở Banan (Battambang). Khi thu dọn di vật của liệt sĩ để gửi về cho gia đình thì tấm hình (bản gốc) này của gã rơi ra từ cuốn sổ tay, đằng sau còn ghi rõ ngày, tháng, năm chụp, nét chữ thật đẹp và mềm mại. Không biết vì sao em có tấm hình của gã, cũng chẳng biết em giữ tấm hình của gã để làm gì. Gã không quen biết và trong bộ nhớ của gã chắc chắn là cũng chưa bao giờ gặp em trước đó. Gã nhờ anh Vui, tuyên huấn sư 9 chụp lại từ bản gốc để giữ làm kỷ niệm, còn tấm gốc thì kẹp lại cuốn sổ tay cho em. Sau này, hình như năm 1998 hay 99 gì đó, gã đi công tác qua Tân An có ghé gia đình và ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương cho em. Thật lạ kỳ, khi thắp hương cho em mà người gã như mụ đi, bồng bềnh không trọng lượng như kiểu mộng du, dù vẫn nghe vẫn hiểu mà không thể tự làm chủ được bản thân. Khi gã thắp hương và khấn tên em, cầu mong em sớm được siêu thoát thì bát hương bốc cháy rừng rực dù trời nắng nóng và không có gió. Thật khó để lý giải bằng khoa học như 1 kẻ vô thần và duy vật như gã.
Chiến tranh đã lấy đi của gã những người bạn thân thiết, những tháng ngày tuổi trẻ tươi sáng nhất, nhưng cũng để lại những ký ức thật sự khó quên về những năm tháng đó.
Cảm ơn bác
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
Sau cậu chuyện lọt về ổ phục kích, mời các bác giải lao với súng ống chuyển sang cùng em nhớ lại những câu chuyện "CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG LÍNH CHIẾN"


CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG LÍNH CHIẾN

Chỉ còn độ dăm hôm nữa là đến tết nguyên đán Bính Dần 1986 nên quân đoàn phân cho sư đoàn 7 độ chục con bò để đơn vị tổ chức cho anh em đón Tết xa nhà nơi tiền tuyến. Lợn thì anh chị em nuôi quân cũng nuôi tăng gia được vài con. Sư bộ chỉ giữ lại 1 con bò và đâu đó mấy con lợn, còn lại chia về cho các trung đoàn.
Hôm đó mỗi phòng ban cử vài người xuống phụ nhà bếp mổ lợn. Lính của các trung đội trinh sát luồn sâu tập trung hết về lán trung đội 3 của gã để uống trà, tán láo. Thằng nào cũng cồn cào nỗi nhớ nhà. Thằng thì kể về món ngon ngày Tết ở quê nó, thằng thì kể về những ngày Tết trước khi đi lính. Đủ chuyện trên trời dưới đất về ngày Tết, vui có, buồn có.

Chợt thằng Hanh dân Quảng Trị: “Ước gì có lòng heo ăn tụi bay hỉ. Tết nhà tau thịt heo để mạ tau đem bán lấy tiền sắm Tết thì bao giờ cũng để lại chút lòng cho ông già tau nhắm rượu và mấy anh em tau nấu cháo, ngon lắm. Giờ thấy thèm ghê”. Nghe nó nói, mấy thằng mắt sáng lên, nuốt nước miếng ừng ực. Công nhận, lính thì đói, mà cái món lòng lợn thì ngon tuyệt cú mèo. Món này ở Việt Nam đâu cũng có, dễ ăn lại rẻ nữa. Thằng Luyến người Kiên Giang: “Ừ, sắp Tết rồi, nếu mà nịnh mấy chị em bếp thì có khi cũng kiếm được mấy mét lòng đó”. Nghe thế, tất cả quay ra nhìn gã và thằng Đạo mỉm cười, cái cười rất đểu, mang nhiều ý nghĩa.

Thằng Đạo là dân thành phố Nam Định, nhà nó ở phố Hàng Thiếc sau này đổi tên là phố Hai Bà Trưng. Tiếng là Hàng Thiếc mà toàn cửa hàng thêu chẳng thấy gò hàn như phố Hàng Thiếc Hà Nội (Nó hay khoe với anh em trong đơn vị, nó có con em gái sinh năm 1971. Hiện đang là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, xinh cực. Khiến cho bao thằng gọi nó bằng anh với ước muốn được làm em rể nó. Ngày gã và thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố”đưa di vật của nó về cho gia đình thì không được gặp, do cô bé đi học. Nhưng nhìn ảnh thấy cô bé cao ráo, xinh xắn, dễ thương. Quả thật, nó không nói phét để xí gạt anh em).
 

Vinacaptain

Xe tăng
Biển số
OF-737921
Ngày cấp bằng
1/8/20
Số km
1,328
Động cơ
1,319,803 Mã lực
Em đặt gạch hóng, hồi ký của cụ hay quá!
 

MAYBACH18

Xe hơi
Biển số
OF-464520
Ngày cấp bằng
23/10/16
Số km
174
Động cơ
133 Mã lực
Tuổi
46
Sau cậu chuyện lọt về ổ phục kích, mời các bác giải lao với súng ống chuyển sang cùng em nhớ lại những câu chuyện "CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG LÍNH CHIẾN"


CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG LÍNH CHIẾN
Chỉ còn độ dăm hôm nữa là đến tết nguyên đán Bính Dần 1986 nên quân đoàn phân cho sư đoàn 7 độ chục con bò để đơn vị tổ chức cho anh em đón Tết xa nhà nơi tiền tuyến. Lợn thì anh chị em nuôi quân cũng nuôi tăng gia được vài con. Sư bộ chỉ giữ lại 1 con bò và đâu đó mấy con lợn, còn lại chia về cho các trung đoàn. Hôm đó mỗi phòng ban cử vài người xuống phụ nhà bếp mổ lợn. Lính của các trung đội trinh sát luồn sâu tập trung hết về lán trung đội 3 của gã để uống trà, tán láo. Thằng nào cũng cồn cào nỗi nhớ nhà. Thằng thì kể về món ngon ngày Tết ở quê nó, thằng thì kể về những ngày Tết trước khi đi lính. Đủ chuyện trên trời dưới đất về ngày Tết, vui có, buồn có. Chợt thằng Hanh dân Quảng Trị: “Ước gì có lòng heo ăn tụi bay hỉ. Tết nhà tau thịt heo để mạ tau đem bán lấy tiền sắm Tết thì bao giờ cũng để lại chút lòng cho ông già tau nhắm rượu và mấy anh em tau nấu cháo, ngon lắm. Giờ thấy thèm ghê”. Nghe nó nói, mấy thằng mắt sáng lên, nuốt nước miếng ừng ực. Công nhận, lính thì đói, mà cái món lòng lợn thì ngon tuyệt cú mèo. Món này ở Việt Nam đâu cũng có, dễ ăn lại rẻ nữa. Thằng Luyến người Kiên Giang: “Ừ, sắp Tết rồi, nếu mà nịnh mấy chị em bếp thì có khi cũng kiếm được mấy mét lòng đó”. Nghe thế, tất cả quay ra nhìn gã và thằng Đạo mỉm cười, cái cười rất đểu, mang nhiều ý nghĩa. Thằng Đạo là dân thành phố Nam Định, nhà nó ở phố Hàng Thiếc sau này đổi tên là phố Hai Bà Trưng. Tiếng là Hàng Thiếc mà toàn cửa hàng thêu chẳng thấy gò hàn như phố Hàng Thiếc Hà Nội (Nó hay khoe với anh em trong đơn vị, nó có con em gái sinh năm 1971. Hiện đang là học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, xinh cực. Khiến cho bao thằng gọi nó bằng anh với ước muốn được làm em rể nó. Ngày gã và thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố”đưa di vật của nó về cho gia đình thì không được gặp, do cô bé đi học. Nhưng nhìn ảnh thấy cô bé cao ráo, xinh xắn, dễ thương. Quả thật, nó không nói phét để xí gạt anh em).
Tiếp đi chú bộ đội.
 

Nam "Chẫu"

Xe buýt
Biển số
OF-2760
Ngày cấp bằng
12/12/06
Số km
619
Động cơ
358,121 Mã lực
Nơi ở
...Thằng Đạo cùng trung đội với gã khi còn huấn luyện tại trường hạ sĩ quan trinh sát luồn sâu. Sang Campuchia thì nó được phân về tổ 1, trung đội 1 của thằng Trượng “khỉ”, Hải “trố” dân Gia Viễn, Ninh Bình và nó hy sinh do dính đạn M79 khi tổ nó chạm trán với trinh sát của sư đoàn 201 Khmer đỏ tại Tonle Sap. Thằng này nghịch ngầm có tiếng, từ lúc còn huấn luyện cho đến khi sang Campuchia. Hồi còn huấn luyện ở trường, một buổi tối nó trèo rào ra ngoài nhà dân chơi, đơn vị tổ chức báo động thì thiếu mặt nó. Hôm sau nó bị kỷ luật phải đi dọn chuồng lợn 1 tuần liền, nó cay cú lắm. Độ 2 hôm sau nó thả hạt đậu xanh vào tai lợn, làm con lợn như bị điên vậy, cứ lấy đầu đập vào tường. Thấy vậy ban hành chính quyết định cho thịt kẻo nó đập đầu chết thì hỏng ăn.

Chuyện này sau nó kể lại mà cả trung đội cười và khen nó mãi, vì nhờ vậy mà chẳng phải Tết, cũng chẳng phải 30/4 hay 2/9 hay 22/12 mà vẫn được ăn thịt lợn. Còn gã thì khỏi phải nói rồi, cũng thuộc dạng hiền lành chứ bộ, thỉnh thoảng mới “nghịch nghịch” chút thôi. Do vậy mà toàn bộ chúng nó nhìn 2 thằng gã và cười ý nhị pha chút đểu đểu như vậy. Thằng Đạo: “Được rồi, chúng mày thích ăn lòng lợn chứ gì, để tao với Nam “chẫu” kiếm về. Chúng mày cứ chuẩn bị rượu trước đi…”. Tất cả vỗ tay cười nói rôm rả. Đúng lúc đó thằng Tú “mọt” anh nuôi ở đâu lò dò xuất hiện: “Có chuyện gì đó tụi bay? Cho tao tham gia với?”.

Thấy thằng Tú, tất cả ngồi im, thằng thì nói lảng sang chuyện khác, thằng thì lơ đãng quay đi như không hề biết chuyện gì vừa xảy ra, thằng lăn ra sạp giả vờ ngủ. Thằng Tú “mọt”: “Tao nghe thấy hết rồi, tụi bay đừng dấu tao, cho tao tham gia với”. Tất cả lại ồ lên, mỗi đứa 1 câu như cái chợ. Cuối cùng tất cả nhất trí cho nó tham gia và chúng nó cử gã cùng thằng Đực xuống nhà bếp “thám” trước…Thấy bé Lý đang trong bếp rán mỡ, thằng Đực vào bếp nói chuyện với bé để đánh lạc hướng.

Gã thì đứng ở cửa bếp mồm huýt sáo, mắt đảo như rang lạc, đầu ngó lung tung các góc để tìm xem “kẻ địch tên là RỔ LÒNG” nằm đâu. Đang ngó nghiêng, chợt tay gã bị giật mạnh. Gã quay người lại thấy chị Hoa nuôi quân và chị Thơm quân y đang đứng sau gã tủm tỉm cười. Chị Hoa: “Có thích ăn lòng lợn không?”, gã giật mình “Sao bả biết hay vậy ta? Hay thằng nào nói lộ mịa ra rồi?”. Gã không trả lời chỉ cười cười chữa ngượng. Chị Thơm bảo: “Vào đây đi, vào đây với chị”. Hai bà chị đẩy gã vào bếp. Thằng Đực thấy gã bị 2 bà chị “áp giải” vào bếp, mặt nó cứ thuỗn ra, chẳng hiểu chuyện gì cả. Nó hất hàm ra hiệu, gã lắc đầu như muốn trả lời “không biết”...
 

boy_spott

Xe container
Biển số
OF-160637
Ngày cấp bằng
13/10/12
Số km
5,800
Động cơ
1,851,996 Mã lực
Tuổi
48
Em đọc một mạch
 

le_petit

Xe điện
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
2,223
Động cơ
724,451 Mã lực
Mỗi khi đọc những thớt như này lại bực mình với quy định vớ vẩn của diễn đàn, phải đi rót cho 19 người mới quay lại rót cho chủ thớt được.Mà cái diễn đàn này kiếm đâu ra mấy bài chất lượng để rót cơ chứ!
Dẫu biết rượu ko quan trọng nhưng cũng là cách cảm ơn người viết và để người viết biết mọi người đang quan tâm, đánh giá cao công sức và tâm huyết của mình.
Gía có thêm nút cảm ơn để thoải mái bấm cảm ơn người viết thì tốt bao nhiêu các cụ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top