[ATGT] Kỹ thuật lái xe số sàn sao cho đúng cách

vanhoa263

Xe máy
Biển số
OF-90622
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
67
Động cơ
405,750 Mã lực
Cụ nói đúng rồi nè, hồi mới học đi xe. xe chở hàng cũng bị sa lầy phải vê côn lúc sau thấy khét lẹt cả buồng cabin luôn :(
Em mới lái, lúc đầu có thói quen là đạp cả côn lẫn phanh khi gặp chướng ngại vật. Ngồi ngẫm lại thấy đạp côn chẳng giải quyết được gì nhỉ, chỉ để chuyển số. Em nghĩ chỉ rà côn khi đi số 1, số 2 thôi đúng ko? Các số còn lại chỉ cắt, nhả từ từ kèm ga thôi, ko biết đúng ko?
 

vanhoa263

Xe máy
Biển số
OF-90622
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
67
Động cơ
405,750 Mã lực
Câu trả lời cho cụ @anhtho đây.
Em thì cố gắng đi xe để vòng tua trong tầm 1k-1,5 k trong điều kiện bình thường thì thấy nhẹ nhàng. Chỉ áp dụng ko đi trong nội thành còn đường trường ko tính. Ko biết có sai ko vì vào số đúng thì vòng tua đúng, hợp lý và tiết kiệm
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thì cố gắng đi xe để vòng tua trong tầm 1k-1,5 k trong điều kiện bình thường thì thấy nhẹ nhàng. Chỉ áp dụng ko đi trong nội thành còn đường trường ko tính. Ko biết có sai ko vì vào số đúng thì vòng tua đúng, hợp lý và tiết kiệm
Vòng tua thấp thì tiết kiệm xăng là đúng rồi, mà an toàn. Nhưng đừng để ép số, đỡ hại máy. Các cụ lái lâu rồi chẳng có time để nhìn vòng tua mấy khi, chủ yếu nghe tiếng máy êm.
 

xebokeo

Đi bộ
Biển số
OF-3125
Ngày cấp bằng
16/1/07
Số km
7
Động cơ
558,870 Mã lực
Cháu đang học lái. Các cụ chỉ cháu bí kíp về số thấp mà xe không bị khựng không ạ ?
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,668
Động cơ
909,933 Mã lực
Em thì cố gắng đi xe để vòng tua trong tầm 1k-1,5 k trong điều kiện bình thường thì thấy nhẹ nhàng. Chỉ áp dụng ko đi trong nội thành còn đường trường ko tính. Ko biết có sai ko vì vào số đúng thì vòng tua đúng, hợp lý và tiết kiệm
Vòng tua thấp (hay lên số sớm) tiết kiệm xăng, nhưng hại máy!
Cách này mấy ông lái taxi thường áp dụng triệt để, nhiều lúc đi 2B cạnh cái taxi nghe máy gõ mà rợn người!
 

Sleeping Dragon

Xe buýt
Biển số
OF-312180
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
860
Động cơ
305,158 Mã lực
Cháu đang học lái. Các cụ chỉ cháu bí kíp về số thấp mà xe không bị khựng không ạ ?
Cảm nhận và rút kinh nghiệm thôi cụ ơi. Ví dụ lần đầu đang tốc độ 30 km/h cụ về số 3 thấy bị khựng thì lần sau cụ thử về số 3 ở mức 25 km/h, nếu không bị khựng nữa thì như thế là lùi hợp lý. (Ví dụ không chắc có giá trị trong thực tiễn, cụ nên tự rút kinh nghiệm trên xe của mình thì hơn).
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
Cháu đang học lái. Các cụ chỉ cháu bí kíp về số thấp mà xe không bị khựng không ạ ?
Là do số không phù hợp với tốc độ cụ ạ, muốn về số thấp hơn số đang chạy thì phải giảm tốc độ, muốn giảm tốc độ thì buông ga chuyển sang phanh để giảm tốc. Giảm đến tốc độ nào chuyển vào số đó vd: <10 km/h số 1, 10-25 số 2, 25-35 số 3, 35-50 số 4, >50 số 5.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,668
Động cơ
909,933 Mã lực
XeBòKéo nói:
Cháu đang học lái. Các cụ chỉ cháu bí kíp về số thấp mà xe không bị khựng không ạ ?
Là do số không phù hợp với tốc độ cụ ạ, muốn về số thấp hơn số đang chạy thì phải giảm tốc độ, muốn giảm tốc độ thì buông ga chuyển sang phanh để giảm tốc. Giảm đến tốc độ nào chuyển vào số đó vd: <10 km/h số 1, 10-25 số 2, 25-35 số 3, 35-50 số 4, >50 số 5.
Ngoài việc số phải phù hợp với tốc độ và tải trọng, độ dốc,... còn có sự đồng bộ với vòng tua máy!
Bình thường để cắt côn thì người ta giảm ga, nhưng khi nhả côn thì phải nhấn nhẹ ga cho vòng tua máy tăng lên (côn ra-ga vào). Khi côn bắt mà vòng tua máy trùng với tốc độ quay của trục hộp số là xe êm nhất.
Nếu chạy quen thì không phải nhìn đồng hồ vòng tua, nhưng chưa quen thì có thể để ý vòng tua hoạt động bình thường của cái xe (xe khác nhau thì vòng tua cũng sẽ khác nhau) để biết cần nâng gần đến đó khi nhả côn!
 

running

Xe tải
Biển số
OF-185087
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
355
Động cơ
337,590 Mã lực
E có kinh nghiệm nhỏ với chân côn xin chia sẻ các cụ (có thể các cụ cũng đang làm thế mà ko để í, hoặc là cũng được thầy dạy rùi nhưng quên :)): là khi đạp cắt côn hay nhả côn, gót chân trái chỉ nên tì hờ hờ trên mặt sàn xe và trượt gót chân di chuyển theo mức đạp/nhả côn. Không nên tì chặt gót chân trái xuống sàn ở vị trí cố định và dùng mũi chân đạp/nhả côn, làm như thế chỉ 2 lần đạp/nhả côn là mặt côn trượt vào lòng bàn chân các cụ, lúc đó thì ôi thôi, khó kiểm soát chân côn hơn rất nhiều, nhất là các cụ đi MT mà trong phố giờ tắc đường, phải nhích liên tục.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E có kinh nghiệm nhỏ với chân côn xin chia sẻ các cụ (có thể các cụ cũng đang làm thế mà ko để í, hoặc là cũng được thầy dạy rùi nhưng quên :)): là khi đạp cắt côn hay nhả côn, gót chân trái chỉ nên tì hờ hờ trên mặt sàn xe và trượt gót chân di chuyển theo mức đạp/nhả côn. Không nên tì chặt gót chân trái xuống sàn ở vị trí cố định và dùng mũi chân đạp/nhả côn, làm như thế chỉ 2 lần đạp/nhả côn là mặt côn trượt vào lòng bàn chân các cụ, lúc đó thì ôi thôi, khó kiểm soát chân côn hơn rất nhiều, nhất là các cụ đi MT mà trong phố giờ tắc đường, phải nhích liên tục.
Tì chân có tác dụng làm chân côn khéo léo hơn (do có điểm tì). Chân côn là tinh tế nhất trong 3 bàn đạp. Nếu không tì hoặc tì ít thì có thể độ tinh tế giảm đi. Nói chung đó cũng là thói quen của từng người. Lái xe đã quen kiểu nào đó hàng chục năm thì chẳng thể nào sửa nổi !
 

running

Xe tải
Biển số
OF-185087
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
355
Động cơ
337,590 Mã lực
Tì chân có tác dụng làm chân côn khéo léo hơn (do có điểm tì). Chân côn là tinh tế nhất trong 3 bàn đạp. Nếu không tì hoặc tì ít thì có thể độ tinh tế giảm đi. Nói chung đó cũng là thói quen của từng người. Lái xe đã quen kiểu nào đó hàng chục năm thì chẳng thể nào sửa nổi !
Vầng, kính cụ. Đúng là thói quen riêng từng người thôi mà. Em mà tì gót là y như rằng cái mặt côn trượt vào lòng bàn chân, còn di gót chân e đi suốt trong phố tắc đường, nhích tí ti một, lại ngon, hihi. :)
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,668
Động cơ
909,933 Mã lực
Thấy các bác viết hôm nay em mới để ý là ngay cả chân phải, cứ mỗi lần gí thêm ga là gót chân em chẳng còn cảm giác chạm sàn, cũng chẳng thấy nó làm vị trí xoay giữa bàn đạp phanh và ga,... Chân bên côn thì "bước" còn dài hơn chân ga rất nhiều. Mà đi chố sàn thì em rất hay dùng côn, vì cũng chuyển số liên tục. Nhiều khi vào côn, chuyển số rồi lại ra mà cái số vừa chuyển chẳng bị sử dụng vì tốc độ xe đã thay đổi...!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vầng, kính cụ. Đúng là thói quen riêng từng người thôi mà. Em mà tì gót là y như rằng cái mặt côn trượt vào lòng bàn chân, còn di gót chân e đi suốt trong phố tắc đường, nhích tí ti một, lại ngon, hihi. :)
Cụ đạp gót hẫng thì không thể nào điều khiển một cách thoải mái như gót chạm sàn. Cụ đi vậy là tốt rồi, nhưng thử để gót chạm sẽ tốt hơn nữa. Cụ xem lại cái đế giâỳ hoặc bàn đạp có thể độ thêm miếng cao su cũng ko tốt.
Cái này còn phụ thuộc vào đế giầy. Nếu đế giầy kiểu quá ma sát , nó sẽ bám theo chân côn làm trượt dần dần: bàn chân sẽ bị đưa lên cao dần và gót bị hẫng. Em có lần đi giầy thể thao và lái, tự nhiên thấy khó chịu, chân côn không mượt, hóa ra cái đế ma sát quá. Theo em, giầy (dép) chuẩn là phải hơi có sự trượt trên bàn đạp.
 
Chỉnh sửa cuối:

xetai_hn

Xe hơi
Biển số
OF-80102
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
182
Động cơ
417,470 Mã lực
Nói chung là số sàn các cụ có thể chạy bất kỳ " phong cách" nào cũng được. Tức là thế này:
- Phong cách điềm đạm, nhẹ nhàng: xe chạy nhẹ nhàng, êm ru, tăng tốc đều đều, hành khách trên xe ko hề nhận ra sự khác biệt như giật cục, dính lưng vào ghế, tiếng máy rồ lên do vòng tua máy quá cao... Tài xế chạy phong cách này thì chuyển số khi tua máy 1200 đến 1600 rpm; phanh cũng rất êm, chỉ đệm phanh tù từ cho xe giảm tốc đến khi dừng hẳn lại, đánh lái cũng nhẹ nhàng. E chở gia đình, chở sếp cũng hay chạy thế này, tầm 55- 60 km/h là e sang số 5, xe chạy đến tốc độ 80-90 km/h mà mọi ng cũng chẳng để ý :). E thích đi côn trước với số 1 hơn, xe rất êm, sau đó đệm thêm tí ga, nhả ga cắt côn, sang số 2... Cơ quan e có con nissan cedric vip đồ cổ số sàn, con này thì phải đi ga trước, đi côn trước rồi ga là xe giật ngay, cứ phải ga tầm 1200 rpm rồi nhả côn, xe lướt cực êm ái các cụ ạ :)
- Phong cách thể thao: thực ra thì e cũng chả hay chạy kiểu thể thao này lắm, tốn xăng, hại xe, trừ lúc vội quá, còn vội bình thường thì e chỉ chạy kiểu "dài ga" thôi ạ. Chuyển số muộn, máy gằn lên mới chuyển số, vòng tua có thể đạt 7000- 8000 rpm hoặc red line tuỳ xe, xe tăng tốc nhanh, động cơ gằn lên, chuyển số, côn ra ga vào là lưng dính vào ghế, rất phấn khích ạ :). E thì nửa mùa thôi, vội quá thì cứ dài ga mà chạy, số 1 20-25 km/h, số 2 ~ 40 km/h, số 3 ~ 60 km/h, số 4 ~ 80 km/h, sau đó là số 5. Kiểu dài ga chỉ nên áp dụng trên cao tốc, khi vượt xe khác, kiểu thể thao thì tất nhiên cũng vậy rồi.
Theo e thì nên nhuần nhuyễn, áp dụng từng trường hợp mà chạy, đi phố thì nhẹ nhàng điềm đạm, đỡ tốn xăng, ko hại máy, đi đường trường thì dứt khoát, nên dài ga chút khi vượt đặc biệt khi vượt mấy chú 3,4 chân, đầu kéo, xe ben. Đi đường trường bình thường e cũng chạy điềm đạm thôi, tầm 60 km/h là số 5 rồi cứ thế vít lên 80- 100 km/ h nếu ko vượt.
E đọc comment thấy nhiều cụ đi " sâu ga" thật, làm j mà chạy bình thường, ko vượt, ko vội mà 80km/h vẫn số 4. Nhớ lại 1 lần đi taxi, a tài xế khá cứng tuổi nhưng chạy rất buồn cười các cụ ạ. Cũng tăng số rất điềm đạm, tầm 35 km/h là số 3, rồi cứ thế vít lên 60 km/h rồi duy trì tốc độ đó chả thấy số 4, số 5 j cả, làm e ngồi cạnh bác ý cứ đợi mãi chả thấy bác ý sang số :)). Mà đi dài chứ, chắc với bác ý số 4, số 5 ko cần thiết :)) hoặc là phải trên 80 km/h mới sang số 4.
E xin hết ạ. Thân!
Em lái xe giống cách của cụ và được nhận xét là rất êm ái khi ngồi xe em lái .~o)
 

daylaithanhdat

Xe đạp
Biển số
OF-375056
Ngày cấp bằng
24/7/15
Số km
32
Động cơ
248,020 Mã lực
Em lái xe giống cách của cụ và được nhận xét là rất êm ái khi ngồi xe em lái .~o)
Các cụ khi lái xe MT tức là số sàn thì sử dụng chân nên tì gót xuống sàn xe vì gót tì xuống có điểm tựa để khi ra tầm nào vẫn có gót để làm cữ khi ra k bị quá,và khi đạp ga và phanh k bị đột ngột các cụ ạ
 

hungdl6

Xe hơi
Biển số
OF-374689
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
107
Động cơ
248,855 Mã lực
Mình lại cứ có tật là côn trước xong mới phanh chứ. Biết là không tốt nhưng khó sửa ghê.
 

taychoiso1

Xe tải
Biển số
OF-95084
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
341
Động cơ
403,128 Mã lực
Nơi ở
Cầu = Giấy
Bị giật giật như thế là máy yếu, cần phải vào điểm tiếp ga để tăng lực lên cho động cơ.
 

manhmeo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40748
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
1,717
Động cơ
480,907 Mã lực


Không hiểu sao toy nó hướng dẫn em thế này ? Đi thế này máy hú thôi rồi luôn ạ
 

Mercedes_Benz

Xe điện
Biển số
OF-14174
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
3,712
Động cơ
541,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội


Không hiểu sao toy nó hướng dẫn em thế này ? Đi thế này máy hú thôi rồi luôn ạ
Xe em 1.8 máy xăng, đi số 4 đến trên 50km/h là đã thấy máy kêu to rồi, nên em phang số 5 luôn. Chứ trên 80km/h mới lên 5 thì ở vn ít khi đc đi hết số.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top