Ông anh em dạy là nếu bị chói vì pha xe ngược chiều thì chớp mắt liên tục vài phát sẽ đỡ bị quáng, vẫn nhìn đường được. Em có thử thấy cũng được, các bác có thấy thế không hay chỉ là cảm giác thôi ?
kinh nghiệm của pác hay quá xá, pác chớp đến cái thứ 3 thì ko hiểu xe pác ở chỗ nào nữa :^).
Pác chủ thớt đưa ra tiêu đề là "Kỹ thuật lái xe ban đêm" nhưng thực tế ko nói đến kỹ thuật mà chỉ là kinh nghiệm chuẩn bị đi xe ban đêm. Chưa chú trọng nhiều đến kỹ thuật.
Em cũng có một chút kinh nghiệm chạy ban đêm. Ngoài những yếu tố như kính, đèn ... thì đi đêm đòi hỏi các pác phải có giờ bay nhiều mới có thể tích lũy được kinh nghiệm cho mình.
Em xin có vài nhời, đúng sai các pác góp ý, chớ ném đá bể đầu em
Em chỉ xin nói về tình huống đi đêm ngoài xa lộ.
Đảm bảo 100% là khi đi đêm tất cả tình huống xử lý đều theo cảm giác: cảm giác về khoảng cách, cảm giác về đường, cảm giác về tay lái ...
Gói gọn lại là đi đêm ko có cái gì là thật cả.
1.Với tình huống ban đêm ko đèn đường, ko trăng ko sao mà lại ít xe cộ đi lại:
Trường hợp này thì quá ngon rồi, mình mình 1 đường cứ thế thẳng tiến, tầm quan sát tốt, đèn pha mà ngon thì khỏi phải nghĩ.
2. Với tình huống nhiều xe đi lại như QL1:
Điều đầu tiên là luôn phải lấy vạch kẻ đường bên phải và ở giữa để căn. chỗ nào mà đường rộng ko có vạch kẻ thì như thằng mù chẳng bít là mình đang ở bên trái hay phải
.
Khoảng cách để xử lý an toàn tối thiểu phải gấp 2 ban ngày, vì đi đêm rất khó để cảm nhận khoảng cách. nhất là đối với xe ngược chiều. Tốt nhất phải thấy thật rộng, thật an toàn thì mới vượt.
Đi đêm thường bị mỏi tay trái vì hay nháy pha nhiều. Kể từ khi trời nhập nhoạng tối đến tổi hẳn (thường các pác tài nghỉ ngơi ăn uống vào lúc trời nhập nhoạng để tới tối hẳn mới đi) tầm quan sát bị ảnh hưởng rất nhiều. Nhiều vật ko phản xạ lại ánh sáng sinh ra rất nhiều khó khăn cho lái xe. Nháy pha là cách hữu hiệu nhất để xác định 1 vật có hay ko có tại 1 điểm. Khi thay đổi ánh sáng sẽ nhìn rõ hơn vật mà ta ko nhìn thấy khi chỉ bật pha hoặc chỉ bật cốt.
Đối với trường hợp gặp xe chạy ngược chiều (bật pha hoặc cốt) thường thì cả 2 trường hợp đều dẫn đến trường hợp bị lóa hay bị mù do mắt chưa kịp thích nghi với sự thay đổi ánh sáng quá nhanh.
Đối với trường hợp khi thấy có xe đi ngược chiều, ngoài việc căn lại làn đường mình đang chạy, chuyển pha sang cốt (thằng kia có chuyển hay ko cũng kệ) giảm tốc độ, nháy pha vài cái tập trung quan sát (khi mắt tập trung sẽ giảm nhiều tình trạng lóa) vào điểm tối gần nhất ngay trước ánh đèn trước mặt mình xem có vật cản hay gì đó ko. Khi xe ngược chiều đi qua, nháy lại pha để có thể quan sát tốt nhất tình trạng mặt đường.
Quan trọng nhất là chạy tốc độ vừa phải, tập trung quan sát (lơ là cái là toi ngay) xử lý tình huống với khoảng cách gấp 2 bình thường (tùy tình huống thôi nhá, ko lại bảo em xúi dại) và giờ bay phải nhiều thì với có kinh nghiệm cho riêng mình.
Kinh nghiệm em chỉ có tưng đấy, pác nào có cao kiến em xin lĩnh hội.