[ATGT] Kỹ thuật lái xe ban đêm

3 gac

Xe tải
Biển số
OF-9129
Ngày cấp bằng
1/9/07
Số km
382
Động cơ
539,820 Mã lực
Nơi ở
Các bác hỏi anh em OF Hải Phòng ấy
Thứ 7 tuần trước em ở Vinh về lúc 1h đêm, chạy em To corola đời 1983 hix, đèn tối quá, xe ngược chiều lóa hết mắt, thế mà cùng chiều mấy chú 2b chợ sớm chả có đèn hậu gì hết, ốm quá các cụ ợ, làm thế nào mà 7h sáng em đã có mặt ở HP rồi, lần sau chắc phải độ đèn đóm mới dám đi đêm quá.
 

3 gac

Xe tải
Biển số
OF-9129
Ngày cấp bằng
1/9/07
Số km
382
Động cơ
539,820 Mã lực
Nơi ở
Các bác hỏi anh em OF Hải Phòng ấy
đi đêm mà gặp mấy ông 36, 35 bắn đèn mà không ông nào chịu xuống côs hết điên lắm các cụ, có cụ nào 36 35 thì chú ý cho anh em đêm hôm nhờ nhé
 

bachkhoak40

Xe container
Biển số
OF-25219
Ngày cấp bằng
4/12/08
Số km
5,795
Động cơ
538,827 Mã lực
Kinh nghiệm đi đêm của em là bám đuôi được một xe nhỏ hơn hoặc bằng xe mình là tốt nhất, nhơ xe đó soi đường cho mình.
 

lái đêm

Xe buýt
Biển số
OF-28580
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
750
Động cơ
491,020 Mã lực
Trên đường còn có các bác xe tải lắp pha chiếu ngược ra sau xe, việc này rất nguy hiểm cho những xe nào phải vượt. Rõ là trái luật thế nhưng Em chả thấy xxx nào sử lý cả :102: :102:
PHP:
[CODE]Nghề nào cũng có ông tổ riêng nghề lái xe không có ông tổ[/CODE]
 

lái đêm

Xe buýt
Biển số
OF-28580
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
750
Động cơ
491,020 Mã lực
Trên đường còn có các bác xe tải lắp pha chiếu ngược ra sau xe, việc này rất nguy hiểm cho những xe nào phải vượt. Rõ là trái luật thế nhưng Em chả thấy xxx nào sử lý cả :102: :102:
PHP:
[CODE]Nghề nào cũng có ông tổ riêng nghề lái xe không có ông tổ[/CODE]
 

gl1600

Xe điện
Biển số
OF-1255
Ngày cấp bằng
12/8/06
Số km
2,262
Động cơ
596,440 Mã lực
Nói chung là mấy em 4 chỗ không nên chạy đêm
Khá hơn tí thì Land, Everest.. hoặc gầm cao thì cố cũng được

Ngồi trên cabin bọn Aero Space 45 chỗ mới thấy lái đêm đối với họ không thành vấn đề. đèn sáng nhìn thấy hết hai bên đường và đặc biệt là vị trí ngồi lái rất cao, gần như trên đầu các xe khác nên quan sát được hết. Đó cũng là lý do vì sao đến gần xe con các bác tài này nhiều khi chả hạ cốt vì xe con có chiếu pha cũng chả ảnh hưởng gì. Một lần ngồi xe cơ quan em đi Đà Nẵng chạy đêm,xe bọn em Corolla Altis, tài già cứng tay thế mà đua với bọn xe khách này chỉ 10 phút thôi là đầu hàng vì không chịu nổi nhiệt. Trong khi tài xế mình đang loay hoay sau đít xe tải không biết có vượt được ko thì vèo cái nó đã lên rồi mất tích
 

HollowKnight

Xe hơi
Biển số
OF-257
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
143
Động cơ
582,120 Mã lực
Để đèn pha, khi gặp xe ngược chiều thì hạ cốt và nháy báo hiệu, đồng thời nhìn xuống căn theo vạch bên phải (vạch liền to). Nhìn vạch bên phải rất quan trọng vì tránh bị chói mắt và cảnh giác với các đôi trai gái ngồi sát vạch đường tâm sự (rất nhiều, đặc biệt là trên các cầu gần khu dân cư), không chạy sát bên phải quá nhưng không lấn vạch (khi có xe ngược chiều). Bình thường cứ giữa đường mà đi cho chắc ăn nhưng nếu nhìn thấy vạch liền thì nên vào phần đường của mình, vì đó là nhưng khúc đường quanh co, đèo dốc, nguy hiểm.

Tôi vừa chạy xe 4 chỗ từ Hà Nội vào Nghệ An trên đường Hồ Chí Minh vào ban đêm, đường đông hơn ban ngày do có nhiều xe tải chở hàng chạy ra Hà Nội. Thấy các xe tải chạy rất nghiêm, không lấn vạch, hạ cốt khi mình báo hiệu hoặc nháy đèn báo xin đường (khi họ đang vượt gặp mình đi ngược chiều). Chạy bố láo và bất lịch sự nhất là các xe xịn đời mới như SantaFe, Lexus, chuyên đi dạng háng giữa đường và không biết điều chỉnh pha cốt. Chắc là tài mới.
 

NeOLs

Xe đạp
Biển số
OF-30967
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
12
Động cơ
480,520 Mã lực
mạn phép

Lời trước xin lỗi vì mở lời khi mới tham gia diễn đàn
thứ nhất hỏi bác chủ topic có bao nhiêu km chạy xe an toàn / bao nhiêu năm chạy xe an toàn vậy?
đồng ý là những điều bác nói là đúng, tuy nhiên......nó giống như bảng cửu chương, nếu không biết, khi đi đường dài ban đêm chắc..... khó thọ nổi, tiện đây tôi cũng xin phép đưa ra 1 vài kinh nghiệm cá nhân, mục đích cũng chỉ là mong có thể giúp mọi người khi đi đêm thôi.

  1. trước tiên có thể phân ra đi đêm đường nội thành hay là đường ngoại thành (đường quốc lộ). xin mạn phép là đi nội thành thì gần như không phải lưu tâm nhiều. điểm cần để ý nhất là khi đến ngã 3,4 thì đừng chủ quan, thường xuyên nháy đèn vì giờ này người đi xe máy hay vượt đèn đỏ, không hản đèn xanh mà đã an toàn (lấy vd ở hà nội, từ 19h00-21h00 tốc độ đề nghị khi vào ngã 3,4 là khoảng 30-45, từ 21h00-24h00 tốc độ đề nghị là 30-55 km/h) và lưu ý là hạn chế dùng còi, trừ khi đường quá đông.
  2. đối với đường cao tốc (một số đoạn đường quen thuộc : hà nội - thái nguyên, hà nội - phú thọ, hà nội - hải phòng , hà nội - lạng sơn). cũng là người thường xuyên đi đêm, có 1 vài điều tôi bổ sung thêm các bác tham khảo. thứ nhất là vấn đề mà xe đi ngược chiều không cụp pha, nói thật tôi gặp như cơm bữa, dù tôi luôn là người cụp trước, mà 3/7 là không thèm cụp, nháy hoài không cụp.mà thưa các bác, đường như hà nội - lạng sơn, trừ vài cái thị trấn, còn lại làm gì có đèn cao áp, mà xe toàn contener , đảm bảo nó mà để pha, bác không thấy cái gì trước mặt luôn. khi đi xe ban đêm, tôi thường quan sát phía trước đường để chủ động trước, chứ đợi đến khi gặp xe ngược chiều rồi, thì coi như thôi luôn. tiện đây cũng xin nói với bác chủ topic, bác nói có đoạn xe tải, hoặc contener đỗ cạnh đường không bật đèn, khi đó nếu xe đối diện lại bật pha thì sẽ không nhìn thấy nó vì hút ánh sáng, nói thật tôi không hiểu bác nghĩ gì khi nói thế, dù có không bật đèn thì có cách cả 400m bác soi đèn nó cũng phản quang.
xin được nói tiếp, 1 điều thường gặp khi đi đêm đường dài đó là buồn ngủ. với tôi thì redbuil luôn có sẵn 1 bịch khi đi đường dài, cùng đó là 1 vài cd nhạc mạnh và thuốc lá (cái này tuỳ,tốt nhất là không hút), nếu như buồn ngủ quá thì nên dừng xe lại, ngủ + đặt giờ 10-15p (để nó xa xa chút, không lại nằm đến sáng) và đừng quá,nếu không khi tỉnh sẽ rất mệt mỏi. 1 điều nên lưu ý là : TUYỆT ĐỐI KHÔNG CỐ ĐI KHI BUỒN NGỦ, dù có cách nhà chỉ 2km, đây là kinh nghiệm xương máu (không phải tôi,1 người tôi biết), nên dừng lại và chợp mắt khoảng 10p, sau đó đi tiếp. một điều nữa là HOÀN TOÀN KHÔNG CHỦ QUAN, vì tâm lý người đi đường thường hay chủ quan vào những giờ ít xe cộ, và vì thế họ ít quan sát hơn, tốc độ đi nhanh hơn thậm chí là đi ngược đường, vì vậy nên cẩn thận quan sát. điều cuối cùng, cũng là điều rất quan trọng, đó là nếu như chưa quen đường, bạn nên đi ở tốc độ vừa phải.

trên là 1 số kinh nghiệm khi đi đêm của tôi, hi vọng giúp được điều gì đó cho các bác, thân.
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,656
Động cơ
-163,908 Mã lực
Em mới cưới vợ 2 nên hôm nọ đi Nghệ An buổi tối là phát đi đêm đầu tiên. Nhìn chung em làm đúng gần 90% những điều các bác nói nhưng có 1 thực tế đáng buồn là khi em hạ cốt xuống rồi mà hầu hết các bác đi ngược chiều vẫn dương pha lên ( mà em thấy các bác đi xe tải và xe khách chạy đêm lại lịch sự hơn các bác đi xe con..:'( :'( ) , nháy mãi vân thế. Mà mới lái như em đi cốt rất nguy hiểm vì tầm nhìn hạn chế quá nên có lẽ lần sau em cứ để pha , có khi lại an toàn cho các bác đi ngược chiều hơn mặc dù hơi chói mắt các bác tý..
Bác phải xem lại đạo đức người lái xe đi chứ, chẳng lẽ bác phê bình bọn xe xế con không chịu cụp pha còn mình lại cứ giương mắt ếch lên thì lại có chú sẽ ném đá bác trên OF đấy:21:
 

newstory

Xe máy
Biển số
OF-10599
Ngày cấp bằng
4/10/07
Số km
88
Động cơ
533,695 Mã lực
Kinh nghiệm đi đêm của em là bám đuôi được một xe nhỏ hơn hoặc bằng xe mình là tốt nhất, nhơ xe đó soi đường cho mình.
Bác này nói rất đúng, em luôn lựa chọn phương án này cho phương án chạy buổi tối, đặc biệt là đường lạ, người ta hay gọi là tìm chuột bạch mà chạy. Tất nhiên khoảng cách giữa mình và chuột bạch phải đủ an toàn để khi bạn đó phanh gấp mình cũng không hun vào mông.
 

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,359
Động cơ
596,573 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
he he, bác này giống em thật. nhưng không biết có bác nào đi từ Ngã tư Vọng vào đến cầu Bến Thủy, Vinh, Nghệ An ban đêm hết 3,5h giống em không nhể? từ 3h30 sáng, 7h đã có mặt ở đó ăn sáng.
Em thì chạy từ Linh Đàm đến cầu Sông hàn mất 10 Tiếng bác ạ, 4h chiều xuất phát, 2 h đêm có mặtlại cầu Sông hàn (b)(b)(b)
 

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,359
Động cơ
596,573 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
Lời trước xin lỗi vì mở lời khi mới tham gia diễn đàn
thứ nhất hỏi bác chủ topic có bao nhiêu km chạy xe an toàn / bao nhiêu năm chạy xe an toàn vậy?
đồng ý là những điều bác nói là đúng, tuy nhiên......nó giống như bảng cửu chương, nếu không biết, khi đi đường dài ban đêm chắc..... khó thọ nổi, tiện đây tôi cũng xin phép đưa ra 1 vài kinh nghiệm cá nhân, mục đích cũng chỉ là mong có thể giúp mọi người khi đi đêm thôi.

  1. trước tiên có thể phân ra đi đêm đường nội thành hay là đường ngoại thành (đường quốc lộ). xin mạn phép là đi nội thành thì gần như không phải lưu tâm nhiều. điểm cần để ý nhất là khi đến ngã 3,4 thì đừng chủ quan, thường xuyên nháy đèn vì giờ này người đi xe máy hay vượt đèn đỏ, không hản đèn xanh mà đã an toàn (lấy vd ở hà nội, từ 19h00-21h00 tốc độ đề nghị khi vào ngã 3,4 là khoảng 30-45, từ 21h00-24h00 tốc độ đề nghị là 30-55 km/h) và lưu ý là hạn chế dùng còi, trừ khi đường quá đông.
  2. đối với đường cao tốc (một số đoạn đường quen thuộc : hà nội - thái nguyên, hà nội - phú thọ, hà nội - hải phòng , hà nội - lạng sơn). cũng là người thường xuyên đi đêm, có 1 vài điều tôi bổ sung thêm các bác tham khảo. thứ nhất là vấn đề mà xe đi ngược chiều không cụp pha, nói thật tôi gặp như cơm bữa, dù tôi luôn là người cụp trước, mà 3/7 là không thèm cụp, nháy hoài không cụp.mà thưa các bác, đường như hà nội - lạng sơn, trừ vài cái thị trấn, còn lại làm gì có đèn cao áp, mà xe toàn contener , đảm bảo nó mà để pha, bác không thấy cái gì trước mặt luôn. khi đi xe ban đêm, tôi thường quan sát phía trước đường để chủ động trước, chứ đợi đến khi gặp xe ngược chiều rồi, thì coi như thôi luôn. tiện đây cũng xin nói với bác chủ topic, bác nói có đoạn xe tải, hoặc contener đỗ cạnh đường không bật đèn, khi đó nếu xe đối diện lại bật pha thì sẽ không nhìn thấy nó vì hút ánh sáng, nói thật tôi không hiểu bác nghĩ gì khi nói thế, dù có không bật đèn thì có cách cả 400m bác soi đèn nó cũng phản quang.
xin được nói tiếp, 1 điều thường gặp khi đi đêm đường dài đó là buồn ngủ. với tôi thì redbuil luôn có sẵn 1 bịch khi đi đường dài, cùng đó là 1 vài cd nhạc mạnh và thuốc lá (cái này tuỳ,tốt nhất là không hút), nếu như buồn ngủ quá thì nên dừng xe lại, ngủ + đặt giờ 10-15p (để nó xa xa chút, không lại nằm đến sáng) và đừng quá,nếu không khi tỉnh sẽ rất mệt mỏi. 1 điều nên lưu ý là : TUYỆT ĐỐI KHÔNG CỐ ĐI KHI BUỒN NGỦ, dù có cách nhà chỉ 2km, đây là kinh nghiệm xương máu (không phải tôi,1 người tôi biết), nên dừng lại và chợp mắt khoảng 10p, sau đó đi tiếp. một điều nữa là HOÀN TOÀN KHÔNG CHỦ QUAN, vì tâm lý người đi đường thường hay chủ quan vào những giờ ít xe cộ, và vì thế họ ít quan sát hơn, tốc độ đi nhanh hơn thậm chí là đi ngược đường, vì vậy nên cẩn thận quan sát. điều cuối cùng, cũng là điều rất quan trọng, đó là nếu như chưa quen đường, bạn nên đi ở tốc độ vừa phải.

trên là 1 số kinh nghiệm khi đi đêm của tôi, hi vọng giúp được điều gì đó cho các bác, thân.
Dạ em biết lái xe từ năm 2002 và đã lái gần hết đất nước Vn rùi ạ, bác phân tích rất đúng đấy à, em cũng hay tích trữ bò húc và cũng hay ngủ 10-15 phút khi bò húc hết tác dụng bác ạ
 

cuncun_cw_chris

Đi bộ
Biển số
OF-31291
Ngày cấp bằng
13/3/09
Số km
7
Động cơ
480,170 Mã lực
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, thậm chí đối với cả các lái xe giàu kinh nghiệm. Để có thể tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bóng đêm cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.



Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).

Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ. ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho mắt người lái.

Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) thì mũi xe càng ngóc lên cao và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.


Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không hạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.

Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, du 2 bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ hơn.

Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật pha xa. Nhưng tiếc rằng pha xa chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ đằng xa để báo trước cho tài xế xe chạy phía trước.

Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chay ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông.

Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên phải đường nhìn vào mắt của phía bên phải - giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt.

Một ghi nhớ quan trọng nữa. Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối, thì nên hết sức cẩn thận - xe bạn dang tiến gần đến vật cản hấp thụ các chùm ánh sáng chiếu vào - chẳng hạn như rơ-moóc kéo hay tir đỗ ở vệ đường mà không bật đèn nào. Thậm chí nếu như không phải chăng nữa thì trong trường hợp này cũng nên giảm tốc độ và tăng cường tập trung để bảo đảm an toàn.
Nguồn: GTMB
thank bác nhiều nhá! em về "dạy" lại cho bố em hihi
 

tuanprado

Xe tăng
Biển số
OF-25066
Ngày cấp bằng
1/12/08
Số km
1,193
Động cơ
502,129 Mã lực
Tôi cũng xin góp môt đôi lời cho vui. Riêng tôi thì rất thích đi đêm. Tôi vẫn thường đi đêm cả đồng bằng và miền núi. Đi đêm tránh được bọn 2b, bọn 4 chân thịt, tránh được người đi bộ. Đặc biệt đường miền núi đi đêm có thể biết được phía trước có xe hay không ở góc cua. Tôi cũng xin lưu ý, xe tôi đã nâng cấp tối đa hệ thống đèn chiếu sáng và đèn sương mù, bác Nam Vũ đã giúp tôi nhiều. Tôi đã thay toàn bộ bóng đèn bằng bóng đèn hiệu năng cao. Có cả đèn góc quay hộ trợ chiếu sáng khi vào cua. Tôi cũng lắp 2 giàn còi hella tổng cộng là 4 chiếc Sên. Thật cũng may là mắt tôi không bị bắt ánh sáng vì thế tôi vẫn nhìn thấy rõ mọi vật. Các bạn, nếu co nhu cầu thường xuyên đi đêm thì phải nâng cấp hệ thông chiếu sáng tôi đa và còi cũng phải hàng khủng. Khi có dấu hiệu buồn ngủ thì phai dừng ngay, ngủ ti chút sau đó lại lên đương, tuyệt đôi không cố. Kinh nghiệm của tôi đi đêm là: quan sát sự thay đổi mầu sắc. Nếu đợi đến khi nhìn rõ vật cản phía trước thì đã muộn. Khi có dấu hiệu thay đổi mầu sắc là lập tức chuyển chân ga sang chân phanh để tư thế dự lệnh. Hàng ngày tôi vẫn thường tập chuyển chân phải sang ngang liên tục để làm cho chân phan ứng nhanh. Lắm khi ngồi làm việc mà tôi vẫn sàng xê chân liên tục ( tập nguội). Tôi nghĩ: chẳng ai có thể nói mạnh được, mà chỉ trông mong vào kỹ thuật, phản xạ, kinh nghiệm và sự sáng suốt của chính mình mà thôi. Những thứ xa xỉ đó thì chỉ có được bằng luyện tập. Chúc các bạn may mắn an toàn trên từng cây số.
 

hanoi341956

Xe tải
Biển số
OF-312
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
216
Động cơ
582,660 Mã lực
Kinh nghiệm của tôi đi đêm là: quan sát sự thay đổi mầu sắc. Nếu đợi đến khi nhìn rõ vật cản phía trước thì đã muộn. Khi có dấu hiệu thay đổi mầu sắc là lập tức chuyển chân ga sang chân phanh để tư thế dự lệnh.
Em hỏi ngu tý, bác đừng cười, thay đổi màu sắc nghĩa là sao hở bác, em vẫn chưa hỉu :D
 

hungtt76

Xe hơi
Biển số
OF-28677
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
172
Động cơ
485,120 Mã lực
Thay đổi màu sắc theo tôi nghĩ ở đây nghĩa là đang đi bình thường thì bóng tối phía trước bỗng dưng sáng hơn một tí (có xe nào đó đang đỗ nhưng không bật đèn,hoặc con bò lạc, trâu lạc đang đứng giữa đường) hoặc tối sầm hơn....
 

nha_ngheo

Xe tải
Biển số
OF-30472
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
214
Động cơ
483,240 Mã lực
bài viết rất bổ ích với em thanks bác n
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,466
Động cơ
515,723 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Kinh nghiệm của tôi đi đêm là: quan sát sự thay đổi mầu sắc.
Theo tôi thì phải là cảm nhận thấy sự thay đổi. Ở đây là thay đổi một cách tổng quát. Đương nhiên là trên mỗi khúc đường thì mỗi cảnh quan thay đổi liên tục. Phải cảm nhận bằng mọi giác quan để nhận ra nguy cơ. Cái này cũng có thể luyện tập được. Nhiều khi mắt các bác nhìn chằm chằm phía trước nhưng đầu óc để đâu thì nhìn cũng bằng thừa. Ngạn ngữ Nga có câu: Cái gì trái tim không để tâm tới thì đôi khi mắt cũng không nhìn thấy được.
 

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,807
Động cơ
610,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mùa này, các cụ cố gắng tránh đi vào lúc nhá nhem tối, sẽ rất vất vả vì tầm nhìn luôn bị hạn chế - lý do: Tầng không khí phía trên sẽ bị lạnh nhanh (khi mặt trời vừa khuất đường chân trời), nhưng mặt đất vẫn tiếp tục bốc hơi nóng, do đó dễ có sương mù nhẹ, làm hạn chế tầm nhìn đáng kể.
Hôm Chủ nhật vừa rồi, trên đường Ninh Bình về HN, xe bị kẹt giữa đường do có vụ tai nạn, căn giờ mà vẫn phải đi vào đúng lúc nhá nhem này. Ngược chiều xe em là dãy dài xe tải đèn đóm tưng bừng khiến cho xe em không nhìn thấy mặt đường nữa, đành giảm tốc độ, lấy mốc đường là các cột điện ven đường, hàng cây... Thần kinh căng ra, mọi giác quan phải làm việc hết sức căng thẳng. Mệt thật!:6:
Hôm sau đi làm, có trao đổi kinh nghiệm với mấy bác cùng cơ quan đã từng ngồi sau tay lái Trường Sơn hội chiến tranh, các bác ấy nói là mình đã xử lý đúng! Hồi chiến tranh, đi vào lúc nhá nhem này (mà chỉ được bật đèn gầm), xung quanh tối đen như mực, thì chỉ còn cách căn đường bằng tất cả các thứ có thể định vị cho xe mình như hàng cây hai bên, mô đá, gốc cây ven đường... Nhưng phải luôn trong tư thế xử lý mọi tình huống có thể xảy ra, thần kinh sẽ phải làm việc rất căng thẳng, tốc độ xe thì vừa phải (luôn ở trong tình trạng kiểm soát được).:102:
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,736
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn
... tiện đây cũng xin nói với bác chủ topic, bác nói có đoạn xe tải, hoặc contener đỗ cạnh đường không bật đèn, khi đó nếu xe đối diện lại bật pha thì sẽ không nhìn thấy nó vì hút ánh sáng, nói thật tôi không hiểu bác nghĩ gì khi nói thế, dù có không bật đèn thì có cách cả 400m bác soi đèn nó cũng phản quang...
Xe tải, xe khách nói chung các miếng phản quan đều mất hoặc bẩn lắm bác ạ. Thế cho nên thỉnh thoảng lại có vụ húc đít xe tải/khách đỗ ven đường :77::77::77::77:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top