- Biển số
- OF-26455
- Ngày cấp bằng
- 27/12/08
- Số km
- 4,413
- Động cơ
- 530,460 Mã lực
- Website
- www.linhkienxehoi.com
Bài này hay đấy bác ạ, đơn giản mà quan trọng (b)
he he, bác này giống em thật. nhưng không biết có bác nào đi từ Ngã tư Vọng vào đến cầu Bến Thủy, Vinh, Nghệ An ban đêm hết 3,5h giống em không nhể? từ 3h30 sáng, 7h đã có mặt ở đó ăn sáng.Đi đêm em ghét nhất mấy bác tài ngược chiều thấy mình hạ rồi mà cứ giương pha lên, nháy mãi không hạ xuống. Em nhớ có lần em đi Ranger gặp 1 bác sedan, em nháy mãi ko hạ, thế là em giương lại, sau đó đến lượt bác ấy nháy liên tục, em cũng chẳng thèm hạ xuống mà đi qua luôn. Nói chung gặp xe ngược chiều thì em thấy mình nên nhường nhịn hạ trước, nếu là bác tài bên kia là người lịch sự thì sẽ hạ ngay.
Ai nói vào cua không được phanh thế?Lâu rồi không đi đêm, qua em lên đèo và xuống bằng AT ko làm chủ được tốc độ các cụ ạ, xuống dốc cứ lao vù vù mặc dù biết rõ cũng đường đấy, nhưng đến đoạn cua gấp, tốc độ cao hình như em nhớ là 80 rồi em thấy ghê lắm các cụ ợ. Mặc dù biết là ko có xe, thuộc đường, phanh khi đi trên đường thẳng vào cua ko được phanh, nhưng thỉnh thoảng vẫn phải rà phanh...hu hu, lâu không đi cảm nhận về tốc độ lúc đi đêm vẫn chưa quen.
Đây là kinh nghiệm của Walter RöhrlAi nói vào cua không được phanh thế?
Em nói vậy để các cụ phân tích cái vụ phanh cùng em thôi, theo em thì làm như tay đua Walter Röhrl thì có vẻ đúng hơn. Vì trong cua mà phanh thì dễ văng xe lắm, còn nếu phải phanh thì làm theo cách trên của các cụ.Không phanh gấp, còn đệm nhẹ thì bình thường, có làm sao đâu. Tôi vẫn thường xuyên đi đêm đường miền núi đấy, tốt nhất là đệm phanh từ trước khi vào cua, nhưng gặp tình huông khẩn cấp vẫn phanh đươc kể cả ngay luc ôm cua, miễn sao lúc ôm cua tốc độ xe không cao quá, phanh nhẹ nhàng với lực vừa phải để giảm bớt tốc độ. Bác để xe chạy nhanh quá, phanh không ăn là bác không phanh động cơ ( Số không hợp lý). Nếu bác về số nhỏ hơn thì làm sao trôi xe như thế được. Nếu xe số tự động thì bác cũng phải về số chứ.
Đường Wất Lâm, Hải Thịnh bây giờ khá ngon rùi cụ ợ!(b)Theo kinh nghiệm của em chạy ban đêm đường trường cứ nhìn chủ yếu về bên phải. Cái này có tác dụng là vừa căn được đường vừa tránh được mấy ông bà 2B không có đèn hậu, lại không bị "bắt đèn" tụi ngược chiều.
Nếu bên phải có cọc tiêu hay sơn chỉ giới thì tha hồ mà tít. Đường có sơn chỉ giới chắc chắn là đường ngon, mỗi thằng 1 làn nên thằng ngược chiều nó cũng chạy như mình, không sợ bị liệng vào nhau (2 thằng ngược chiều đều pha thì chẳng nhìn thấy gì đâu mà tránh, chỉ chạy theo cảm giác đúng phần đường lúc trước mình nhìn thôi). Nếu không có cọc tiêu với sơn thì các bác làm ơn đi từ từ cho em nhờ.
Chạy đêm là tối kỵ nhìn đường theo kiểu ban ngày: nhìn hút tầm đường, đi áp sát tim đường hoặc lấn đường. Tránh căn đường theo ánh đèn xe ngược chiều, có thể sẽ bị hút theo hướng xe ngược chiều mà không đi đúng phần mặt đường của mình (như vậy gọi là bị "bắt đèn"), xuống ruộng như chơi.
Nên chạy theo xe trước và giữ khoảng cách cỡ 50-100m vì đôi khi chạy đường lạ mình không thuộc các khúc cua, chạy theo cho nó lành. Những đoạn không nhìn thấy hướng đường chỉ nên chớp pha 1-2 lần, vừa cho mắt đỡ mỏi lại vừa căn được mặt đường. Lúc đó nhớ đừng dương pha không là tự chuốc vạ vào thân
Chúc các bác lái xe an toàn. Bác nào thích OverNight thử tay lái chạy đêm nhớ rủ em (Đại Lải, Xuân Mai, Quất Lâm, Hải Thịnh,... em chơi hết :21
Đi đêm để tránh ngủ gật thì theo kinh nghiệm của em các cụ cứ hãm 1 ấm trà thật đặc rùi dồn vào chai la vie trên đường khi nào mỏi mắt thì làm 1 tợp là tinh thần lại tỉnh táo như thường!(b)Kinh nghiệm của em -nên ăn tối muộn một chút- ăn ít thôi không buồn ngủ lắm...