[Funland] Kỷ nguyên động cơ đốt trong sắp kết thúc?

Crazy Car VN

Xe tải
Biển số
OF-742724
Ngày cấp bằng
12/9/20
Số km
258
Động cơ
62,787 Mã lực
Nơi ở
Saigon
Sẽ có kỷ nguyên xe điện và nó bắt đầu tới rồi cụ. Theo em thì công nghệ bây giờ nghiên cứu và triển khai khá nhanh cho nên ở các nước tư bản có sẵn hạ tầng phát triển và chính sách rồi nên nó sẽ áp dụng rất nhanh.
 

Studer

Xe tăng
Biển số
OF-617889
Ngày cấp bằng
22/2/19
Số km
1,343
Động cơ
131,562 Mã lực
Những kiến thức cơ bản về pin.

Trên 1 viên pin có vài thông số cơ bản, tuy nhiên những thông số này thường hay bị người dùng lẫn lộn. Nay em sẽ giới thiệu sơ các thông số cơ bản để các cụ OF tham khảo.

1. Dung lượng pin.

Thông số quan trọng đầu tiên là dung lượng pin. Dung lượng pin có đơn vị mà mAh, đọc là mini Ampe giờ hoặc Wh, đọc là Oát giờ.

VD 1 cục pin ghi là 3000mAh, điều này có nghĩa là theo dung lượng danh nghĩa thì cục pin này có thể cấp 1 dòng điện liên tục 3000mA (hay 3A) liên tục trong 1 giờ thì hết pin. Một cục pin ghi 100 Wh, có nghĩa cục pin có thể cấp 1 công suất 100 W liên tục trong 1 giờ đồng hồ.

Các cụ lưu ý, câu trên là có thể cấp 3000mA liên tục trong 1h, không có nghĩa là cục pin chỉ xả được tối đa 3000mA. Chỉ số dòng xả em sẽ nói sau.

Nếu cục pin 3000mAh cấp 1 dòng điện 1000mA liên tục, thì pin có thể cấp điện đến 3h liên tục.

Nếu pin cấp điện ở mức 6A, thì với dung lượng 3000mAh pin sẽ có thể cấp điện liên tục 30 phút

Và các cụ lưu ý 1 điều, chỉ số dung lượng ghi trên pin chỉ là mức danh nghĩa. Dung lượng thực tế có thể khác rất xa so với dung lượng danh nghĩa.

1 viên pin tốt như eneloop, duracel, AW v.v..., dung lượng thực tế sẽ được ~ dung lượng danh nghĩa.

Nhưng với những loại pin tên tuổi kém khác, dung lượng thực tế thấp hơn rất nhiều so với số ghi trên pin. VD 1 cục pin 18650 ghi là 3000mAh thậm chí 3600mAh, tuy nhiên thực tế dung lượng của hầu hết mấy cục pin này không vượt quá được 2000mAh


2. Hiệu điện thế trung bình

Đây là thông số quan trọng thứ 2. 1 viên pin ghi hiệu điện thế là 3.7V, có nghĩa là từ lúc đầy pin đến lúc hết pin, hiệu điện thế trung bình của pin là 3.7V.

Là trung bình 3.7V, chứ không phải cấp đều đều 3.7V đâu nhé các cụ. Khi pin đầy thì hiệu điện thế có thể lên đến 4.2V, khi pin yếu thì chỉ còn dưới 3V.

Tương tự với pin niken như pin AA, pin C, D v.v... Trên pin ghi là 1.5V, có nghĩa là trung bình của pin từ lúc đầy pin đến lúc hết pin là 1.5V, thực tế khi pin đầy hiệu điện thế là khoảng 1.6-1.7V, và khi pin cạn còn khoảng 1.2-1.3V.


3. Chỉ số dòng xả của pin ( nhiều người hay gọi là Dòng xả là không đúng về bản chất, dễ gây hiểu nhầm với dòng điện ).

Là khả năng cấp điện của 1 viên pin. Thông số này có đơn vị là C ( Coulomb, hay Cu-lông, đơn vị đo điện tích) , VD 1C, 2C, 10C v.v...

Pin có ký hiệu 1C có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa dòng 2000mA, nếu bạn xả quá mức, có thể gây giảm tuổi thọ pin, thậm chí có thể gây cháy nổ.

Pin có ký hiệu 2C thì có nghĩa là nếu pin có dung lượng 2000mAh, thì pin có thể xả tối đa 4000mA, nếu xả quá thì có thể giảm tuổi thọ hoặc gây cháy nổ.

Thông số dung lượng và khả năng xả tối đa là 2 thông số mà nhiều người hay nhầm lẫn. Thấy pin ghi 2000mAh thì nghĩ pin chỉ xả được 2000mA thôi. Tuy nhiên khả năng xả của pin hoàn toàn khác, muốn biết ngoài việc coi dung lượng pin, còn phải biết chỉ số xả của pin là bao nhiêu.

Với pin lithium thì chỉ số xả thường là 2C, pin LiFe thì chỉ số xả có thể lên đến 10C, 20C, thậm chí 40-50C.

Các cụ lưu ý là mức xả tối đa được tính theo dung lượng thực nhé.


View attachment 5861757


4. Chỉ số dòng sạc tối đa.

Là tốc độ nạp điện của cục pin. Đơn vị cũng được tính là C ( Coulomb hay Cu-lông, đơn vị đo Điện tích).

Thường 1 viên pin niken muốn bảo đảm tuổi thọ, thì không nên sạc quá 25%. Có nghĩa là pin 2000 mAh thì chỉ nên xạc ở cường độ dòng điện max 500 mA thôi.
Còn pin lithium thì chỉ số sạc thường là 1C. Có nghĩa là viên pin 2000 mAh thì có thể sạc tối đa ở dòng điện cường độ 2000 mA thôi. Nếu sạc quá thì giảm tuổi thọ pin và có thể gây cháy nổ.
Và tất nhiên dòng sạc tối đa cũng là dựa vào dung lượng thực.

Nói một cách đơn giản nhất, có thể hiểu tác dụng của các thông số pin như sau:

1/ [ V ] Hiệu điện thế càng lớn thì súng bắn càng nhanh, nhưng lớn quá sức chịu đựng sẽ làm cháy motor, chảy dây hoặc tanh bành hết piston, bánh răng, bộ đồ lòng của súng. Pin zin thường dùng 7.4-9.6V, súng xịn hoặc hàng đã độ dây, bộ cò, motor, mosfet... có thể dùng được pin không quá 11.1V.
2/ [ mAH ] hoặc [ Wh ] Là dung lượng pin, số càng lớn thì pin càng dùng được lâu sau một lần sạc.
3/ [ C ] Chỉ số dòng xả pin ( không phải dòng điện xả, các cụ đừng nhầm lẫn). Có thể hiểu là lượng năng lượng mà pin có thể cung cấp cho motor. Motor càng khỏe càng nhanh thì càng ngốn nhiều năng lượng, motor ngốn nhiều năng lượng hơn khả năng cấp của pin thì sẽ làm pin hỏng, pin có Chỉ số dòng xả càng lớn càng tốt.

Em e rằng có sai sót trong nội dung trên :D
C- Rating có người tưởng là đơn vị điện tích ( Coulomb ) có người tưởng là dòng điện ( Current ) mặc dù nó dùng đơn vị dòng điện , nhưng thực chất chữ C ở đây chính là dung lượng pin ( Capacity ) :)) . C- Rating cho biết khả năng phóng điện tối đa mà vẫn an toàn của pin .
Theo em biết các loại pin hiện đại khi đọ về C-RATING vẫn thua xa cái acquy chì cổ lỗ , chỉ mỗi cái acquy chì nó to nặng cồng kềnh , ô nhiễm quá thôi
Các thứ khác các cụ nói rồi
Bá cáo
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,596
Động cơ
233,415 Mã lực
Tuổi
49
So sánh khập khiễng
Công nghệ số khác hẳn nguồn năng lượng

Thủy điện là 1 ví dụ; nên xe điện cũng còn 1 khoảng chặng đường hàng chục năm dài kiểm chứng
Nói qua nói lại mệt lắm .. thị trường đang đỏ choét em dành thời gian ngồi canh hàng còn hơn.. 2026 mời cụ lôi topic này lên chúng ta nói chuyện tiếp
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,900
Động cơ
628,136 Mã lực
Không biết Tesla đã công bố chiếc xe chạy nhiều km nhất của họ từ khi trước tới nay là bao nhiêu km không nhỉ ?
Mình cũng chưa tìm hiểu xem Tesla có công bố việc đó không, tuy nhiên họ công bố pin mới của họ bền như vậy. Tất nhiên ai cũng sẽ hiểu đó không phải là test thực tế quãng đường mà chỉ là tính toán dựa trên khảo nghiệm mẫu và mô phỏng. Nhưng với trình độ ngày nay thì việc mô phỏng cũng sai khác không nhiều so với thực tế.
 

Freeman Bodhany

Xe tăng
Biển số
OF-730399
Ngày cấp bằng
25/5/20
Số km
1,599
Động cơ
88,407 Mã lực
Em e rằng có sai sót trong nội dung trên :D
C- Rating có người tưởng là đơn vị điện tích ( Coulomb ) có người tưởng là dòng điện ( Current ) mặc dù nó dùng đơn vị dòng điện , nhưng thực chất chữ C ở đây chính là dung lượng pin ( Capacity ) :)) . C- Rating cho biết khả năng phóng điện tối đa mà vẫn an toàn của pin .
Theo em biết các loại pin hiện đại khi đọ về C-RATING vẫn thua xa cái acquy chì cổ lỗ , chỉ mỗi cái acquy chì nó to nặng cồng kềnh , ô nhiễm quá thôi
Các thứ khác các cụ nói rồi
Bá cáo
Cũng có thể em nhầm đơn vị C.....Để em check lại. Hì hì....:D
Nhưng dòng điện mặc dù tiếng Anh viết Current, nhưng cường độ dòng điện thì là Ampe ( viết tắt là A ), chứ cái đơn vị C nó vô duyên với dòng điện quá, theo bảng các đơn vị đo lường Quốc tế thì em chỉ thấy C là đơn vị đo Điện tích ( Cu-lông hoặc Coulomb) ....
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,900
Động cơ
628,136 Mã lực
Nhưng em thấy con ngựa nó xơi tí cỏ mà vẫn cõng người phi băng băng đấy thôi. À mà ý em là ko chỉ đầu vào, mà cả phần sinh công năng cũng dùng cơ chế sinh học ý. Không cần đi qua trung gian là tạo ra điện.
Nhưng con ngựa thì quá to so với 1 sức ngựa mà nó tạo ra. Cái máy cụ nói hoàn toàn làm được nhưng to tướng như thế thì hiệu quả thế nào?
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Nhưng em thấy con ngựa nó xơi tí cỏ mà vẫn cõng người phi băng băng đấy thôi. À mà ý em là ko chỉ đầu vào, mà cả phần sinh công năng cũng dùng cơ chế sinh học ý. Không cần đi qua trung gian là tạo ra điện.
Ngựa nó ngốn khá cỏ chứ không phải tí cỏ đâu bác. Các quá trình lên men nhờ vi khuẩn kỵ khí sống trong ruột v.v. cần thời gian vài chục giờ đồng hồ chứ không thể đút vào thỏi cỏ đóng bánh là động cơ chạy được ngay. Mà tóm lại là cỏ lấy năng lượng từ mặt trời nên động cơ sinh học mô phỏng ngựa, nếu có làm được, cũng không hiệu quả bằng một tấm quang điện ==> tất cả lại quay về điện.
 

.Chuối.

Xe điện
Biển số
OF-474868
Ngày cấp bằng
4/12/16
Số km
2,263
Động cơ
205,236 Mã lực
Nơi ở
Bụi chuối
Hồi kick-off dự án Leaf anh Ghosn cũng có chém là không tới 10 năm nữa là thế giới bước vào kỉ nguyên xe điện, ảnh còn đầu tư hẳn 1 trung tâm R&D to vật để đi trước và chạy nhanh hơn các đối thủ, nhưng làm xong Leaf - rất thành công cả về thương mại lẫn danh tiếng thì ảnh đã thủng ra nhiều vấn đề mà hãm cái mồm lại:D.

PS: Cái trung tâm R&D đấy được cái cảnh quan kiến trúc tương đối xịn xò:P.
 

Dispatcher

Xe tăng
Biển số
OF-693289
Ngày cấp bằng
1/8/19
Số km
1,319
Động cơ
137,315 Mã lực
Em hỏi ngu phát: vậy sau khi pin điện không còn sử dụng thì nó sẽ đi đâu về đâu? Sạch không... tìm hiểu về pin đi đã.
 

baobui

Xe hơi
Biển số
OF-495411
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
173
Động cơ
190,250 Mã lực
Tuổi
34
Có một câu hỏi thế này: Nếu tất cả ô-tô chuyển sang chạy điện thì sẽ cần bao nhiêu điện và lấy nguồn ở đâu?
Xe điện chính là một trong những giải pháp lưu trữ điện chính cho điện mặt trời đấy cụ ạ.
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
2,810
Động cơ
281,965 Mã lực
Ngựa nó ngốn khá cỏ chứ không phải tí cỏ đâu bác. Các quá trình lên men nhờ vi khuẩn kỵ khí sống trong ruột v.v. cần thời gian vài chục giờ đồng hồ chứ không thể đút vào thỏi cỏ đóng bánh là động cơ chạy được ngay. Mà tóm lại là cỏ lấy năng lượng từ mặt trời nên động cơ sinh học mô phỏng ngựa, nếu có làm được, cũng không hiệu quả bằng một tấm quang điện ==> tất cả lại quay về điện.
Em vẫn nghĩ động cơ sinh học (nếu có thể làm được, và hiệu suất tương đương) sẽ là 1 sự đột phá.
Ưu điểm:
- Nguồn nhiên liệu rẻ, tiện và đa dạng. Dọc đường mà hết bánh nhiên liệu nén, có thể dừng xe, cầm cái liềm làm sọt cỏ tống vào cho xe chạy tạm.
- Khoản xanh, sạch, bảo vệ thiên nhiên thì vô địch.
Nhược điểm:
- Xe để nhà vẫn phải cho "ăn" hàng ngày để xe tiêu hoá, dự trữ sẵn năng lượng.
- Cho "ăn" ít, hoặc ăn loại nhiên liệu vớ vẩn, động cơ có thể ốm yếu, xe chạy uể oải, có thể phải đi viện.
- Lái xe thỉnh thoảng phải đổ bô cho xe. Nhiên liệu sinh học chạy qua bộ máy tiêu hoá của xe chắc cơ bản cũng giống chất thải kia của động vật. Thậm chí nạp nhiên liệu cẩu thả xe có thể bị đi ngoài.
- .......
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Làm con lúp thật to dồn ánh sáng mặt trời vào một điểm có được ko cụ nhể?
Đã có một nhà máy điện mặt trời như thế ở Spain. Và các nơi khác nữa gần đây tôi không theo dõi.

Dùng cả cánh đồng gương có thể quay theo vị trí của mặt trời trong ngày. Hội tụ nhiệt vào một điểm để đun nước nóng thành hơi quay tua bin phát điện.

Quá sạch, chỉ phải cái tốn đất.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em vẫn nghĩ động cơ sinh học (nếu có thể làm được, và hiệu suất tương đương) sẽ là 1 sự đột phá.
Ưu điểm:
- Nguồn nhiên liệu rẻ, tiện và đa dạng. Dọc đường mà hết bánh nhiên liệu nén, có thể dừng xe, cầm cái liềm làm sọt cỏ tống vào cho xe chạy tạm.
- Khoản xanh, sạch, bảo vệ thiên nhiên thì vô địch.
Nhược điểm:
- Xe để nhà vẫn phải cho "ăn" hàng ngày để xe tiêu hoá, dự trữ sẵn năng lượng.
- Cho "ăn" ít, hoặc ăn loại nhiên liệu vớ vẩn, động cơ có thể ốm yếu, xe chạy uể oải, có thể phải đi viện.
- Lái xe thỉnh thoảng phải đổ bô cho xe. Nhiên liệu sinh học chạy qua bộ máy tiêu hoá của xe chắc cơ bản cũng giống chất thải kia của động vật. Thậm chí nạp nhiên liệu cẩu thả xe có thể bị đi ngoài.
- .......
Loằng ngoằng lắm bác ei... mà lúc ấy thì lấy đâu ra cây cỏ mà nạp liệu cho xe? Con giun vốn ăn lá cây mục khéo cũng tuyệt chủng.

Hướng sau đây thì khả thi: mô phỏng diệp lục trong lá cây để thu hoạch năng lượng mặt trời bằng quá trình quang hợp. Nguyên liệu là CO2 trong khí quyển, thành phẩm là O2 và các hợp chất hữu cơ các bon.

Không loại trừ khả năng 50 năm nữa ta mang phơi nắng một bình thủy tinh đặc biệt lúc sau mang vào được một bình C2H5OH... để uống hay để chạy xe thì tuỳ phụ gia... :D

Hiện nay đã có một team ở Đức làm được trong phòng thí nghiệm.

Nếu họ đưa được vào sản xuất công nghiệp thì chắc chắn phải mua cổ phiếu công ty này.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
VinFast sắp cho vận hành xe Buýt điện đây này các cụ, xe buýt điện VinFast xạc đầy pin trong vòng 2 giờ, mỗi lần xạc chạy được hơn 200 km


View attachment 5861804

Em nghĩ chắc các xe ô tô điện VF31, VF32, VF33 cũng có thể xạc ké nhờ các trạm xạc của xe buýt điện này chứ nhỉ ?! Các cụ nghĩ có phải không ?
Đương nhiên là có thể sạc (không phải xạc) ké. Nhưng trạm sạc của xe buýt thì nó sẽ chỉ ở bãi xe tập trung, không thuận tiện cho xe cá nhân.
 

ADH

Xe tải
Biển số
OF-746993
Ngày cấp bằng
20/10/20
Số km
376
Động cơ
60,220 Mã lực
Tuổi
35
Em tưởng tượng ra một chiếc xe có 2 pin.
Khi chạy xe thì sẽ đồng thời nạp cho pin thứ 2, khi pin hết xe sẽ tự động chuyển sang pin 2 để sử dụng, còn lúc này pin 1 lại nhận nguồn nạp vào.
Cứ thế vòng quanh cho đến khi pin hỏng thì thôi.
Liệu có làm được điều này không các cụ?
Nguồn nào để nạp cho pin hả cụ? Làm được thế thì ngang với động cơ vĩnh cửu rồi.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,902
Động cơ
480,211 Mã lực
Loằng ngoằng lắm bác ei... mà lúc ấy thì lấy đâu ra cây cỏ mà nạp liệu cho xe? Con giun vốn ăn lá cây mục khéo cũng tuyệt chủng.

Hướng sau đây thì khả thi: mô phỏng diệp lục trong lá cây để thu hoạch năng lượng mặt trời bằng quá trình quang hợp. Nguyên liệu là CO2 trong khí quyển, thành phẩm là O2 và các hợp chất hữu cơ các bon.

Không loại trừ khả năng 50 năm nữa ta mang phơi nắng một bình thủy tinh đặc biệt lúc sau mang vào được một bình C2H5OH... để uống hay để chạy xe thì tuỳ phụ gia... :D

Hiện nay đã có một team ở Đức làm được trong phòng thí nghiệm.

Nếu họ đưa được vào sản xuất công nghiệp thì chắc chắn phải mua cổ phiếu công ty này.
Loằng ngoằng vãi.
Xe bò, xe ngựa, không chạy bằng cỏ thì chạy bằng gì?
Có sinh học không?
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,189
Động cơ
237,121 Mã lực
Tuổi
37
Hy vọng đời cháu em đc hưởng.
Nghe thì nhân văn nhưng các nước phât triển mục đích chính là đặt ra các hàng rào môi trường khiến các nước nghèo, kém phát triển ngày càng bị bỏ xa.
 

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
580
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
35
Em tưởng tượng ra một chiếc xe có 2 pin.
Khi chạy xe thì sẽ đồng thời nạp cho pin thứ 2, khi pin hết xe sẽ tự động chuyển sang pin 2 để sử dụng, còn lúc này pin 1 lại nhận nguồn nạp vào.
Cứ thế vòng quanh cho đến khi pin hỏng thì thôi.
Liệu có làm được điều này không các cụ?
Cụ nói chuyện lạ đời thế. Năng lượng không sinh ra, ko mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Năng lượng của pin đã chuyển sang động năng của xe rồi còn đâu năng lượng nạp vào pin 2? nếu thu từ nguồn ngoài vào (như gió, mặt trời, etc.) thì còn ok.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Mắt Vệ sinh chứ sao nữa :P
Thử tưởng tượng công nghệ cho phép thay thế hơn 40 triệu xe máy chạy xăng ở VN bằng 40 triệu xe máy sinh học bò (hoặc ngựa) ăn cỏ thì thu gom xử lý chất thải cũng là việc lớn đấy. Mỗi chiếc khoảng chục cân phân một ngày thôi. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top