Mợ gúc mạng nhưng không đọc nội dung, nhưng quan trọng nhất là không nắm được thời điểm,... Với các chính sách vĩ mô mợ cố nhớ câu của ngời Nam "Trông dậy mà không phải dậy!".
Cổ phần hóa được diễn ra với nhiều giai đoạn với các chính sách cực kỳ khác nhau để vơ được tất cả vào 1 cái rọ.
Trái ngược với câu "hết nạc mới vạc đến xương", cổ phần hóa ở giai đoạn đầu chỉ những cơ sở làm ăn yếu kém, Nhà nước đã cố gắng vực nhiều mà không dậy được tốn tiền bù lỗ mới tìm mọi cách đẩy đi cho nhẹ nợ. Còn tất cả những nơi đang đẻ trứng vàng thì vẫn ôm khư khư để thu tiền về. Thời đó ngân sách rất eo hẹp. Tất nhiên ở giai đoạn này vẫn có những viên kim cương bị thất thoát. Điển hình là khu hỗn hợp khách sạn Dân chủ - kem,... Nhưng thò được tay vào chỗ đó thì hội dân đen không có cửa. Đến bây giờ cũng chưa làm được gì.
Còn giai đoạn tiếp theo, số lượng doanh nghiệp ngon ăn hơn và vẫn còn nhiều và với gương nhiều doanh nghiêp khi còn trong Nhà nước bết bát, nhưng cổ phần hóa xong lại làm ăn ngon lành, nên nhiều người quan tâm, đội tay to bắt đầu can thiệp nhiều + hướng ưu tiên gần như tuyệt đối cho các nhà "đầu tư chiến lược (chỉ định được mua với giá ưu đãi). Họ không chỉ can thiệp để được chỉ định được mua với giá ưu đãi mà ngay từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp đã câu kết dìm cho giá còn rất thấp,... Có nhà đâu tư chiến lược được mua xong, chưa đầy tuần sau (5 ngày) bán trao tay luôn với chênh lệch hơn ngàn tỷ đồng mà á như không phải bỏ đồng vốn nào!
Bây giờ chẳng còn xương, còn nạc mà cổ phần hóa đi theo hướng khác, từng doanh nghệp được soi, xét nét từng chi tiết nhỏ chẳng còn dễ dàng với cả các cánh tay cực to, hội dân đen như tụi em chỉ đọc báo để t tin.
Câu kết làm thất thoát tiền Nhà nước thì Nhà nước phải xử. Nhưng cho đến bây giờ cũng chỉ lôi ra xử được những vụ trắng trợn, chứ vụ khách sạn Dân chủ thì rất khó để động được vào họ!