- Biển số
- OF-119638
- Ngày cấp bằng
- 7/11/11
- Số km
- 970
- Động cơ
- 391,599 Mã lực
Rất đồng ý với ý kiến của cụ, nên coi Kinh Dịch chỉ là một cuốn sách bình thường phản ánh cách nhìn của con người của thời kỳ lịch sử đó đối với thế giới xung quanh họ, với sự biến đổi của thế giới xung quanh họ! Thế thôi và cho dù nó tương đối đồ sộ và công phu thì tóm lại nó vẫn không thể nào thoát ra được tầm nhìn, trí tuệ của con người thời kỳ đó! Em cho rằng cho đến nay dù nhiều người vẫn bấu víu vào nó cố gắng gắn nó với các môn khoa học hiện đại để cố chứng minh tính khoa học, tính bao trùm của nó...nhưng kinh dịch cuối cùng chỉ mang tính lịch sử mà thôi!Em yêu quyển sách này,cũng hay đọc và thỉnh thoảng làm quẻ bói cho riêng mình để giải trí thôi.Ngay trong sách cũng đã nói,quân tử dùng Dịch làm vui-ấy là những lúc ngẫm nghĩ sự đời suy đoán vận thế."Làm vui" thôi,đấy là lời sách dạy.Đừng có ai lại đem Dịch ra để xem việc nọ việc kia cho người này người khác,các cụ nhà mình bảo rồi,"số mình thời để cho ruồi nó bâu",bói toán nhảm nhỉ thì dùng sách nào cũng vậy,chả cứ sách Tàu sách Tây.Đến công an làm án,người thực việc thực còn oan sai bỏ cụ ra.
Em cực ghét sự tung hô hay cổ súy cho Dịch nọ Dịch kia,quẻ này hào nọ.Thực ở trên đời bây giờ,trải khắp hoàn cầu không ai dám nhận mình làu thông lý lẽ ngôn từ kiến thức của bất cứ một tác phẩm kinh điển nào.Bởi thế,chả cứ Kinh Dịch,ngay quyển "Lược sử thời gian" hay "Giai điệu vũ trụ",thậm chí "Chiến tranh Hòa Bình" .....cũng đã đồ sộ thâm tàng lắm lắm,không phải ai đọc cũng hiểu.
Kinh Dịch tự nó không phải sách bói.Bói là việc đời sau thêm thắt vào.
Về khóa hóc tự nhiên,vũ trụ quan của Dịch chẳng qua mây mưa sấm chớp sông núi ao hồ,ngay đến đại dương còn chưa thấy đề cập đừng nói các lực cơ bản của vũ trụ,chưa bàn đến lỗ đen mí thiên hà.
Về khóa hóc xã hội,anh Khâu giảng lại theo đúng thế giới quan Nho giáo,cốt để thuận thiên thừa vận,làm gì cũng phải hợp ý vua,chẳng qua nó là cái công cụ cai trị.
Thực sự thì,ngay tại Trung Hoa cổ đại,đạo Nho cũng phải phân chia ảnh hưởng cùng đạo Phật và Lão,thành tam giáo đồng nguyên.Mà đạo Nho tuyển người bằng cả tứ thư ngũ kinh chứ không riêgn một quyển Dịch.Điều ấy chứng tỏ,dù thâm sâu đồ sộ về khả năng biểu đạt nhưng Kinh Dịch chỉ là một cuốn sách bình thường của một thời lịch sử.Nó có giá trị lịch sử,nhưng không phải là chân lý vạn năng,càng không phải công cụ tri thức duy nhất.
Bác thớt mở ra chủ đề,anh em ném đá thì bác lấy cái mâm đồng mà đỡ,loảng xoảng thế nghe mới thích.Chứ lỵ chỉ xuýt xoa tán tụng,trước là thiên kiến hẹp hòi,sau làm cho người khác phải ngộ nhận.
Bác có vui thì ta lại chém tiếp! Bác hỉ?
Đọc nó thì nhàm chán, nội dung thì chung chung, đọc xong thì em đảm bảo 10 ông thì 10 ông chả hiểu gì, thế cho nên cứ phán là phải có duyên, có gì gì đó mới hiểu được huyền cơ... luyên thuyên cả! Thế nó mới là nguồn gốc của mê tín, dị đoan! Dù là nó sinh ra không phải để làm việc đó!