Rang bơ thì em ko nói,bởi bơ ko bao giờ cháy.Chỉ sợ người ta cho mỡ gà,mỡ lợn vào thôi.Em kiểm chứng rồi,cốc cf bẩn nó còn nổi váng mỡ luôn,hãi.Còn cái phin thì ôi thôi,rửa phin xong còn phải rửa tay xà phòng,trong khi cà xịn thì tay khô roong.
Tây lông nó rang bằng chảo đầy cụ ơi,có thằng nó còn rang bằng lò nướng.Rang xong nó còn xóc chán rồi chĩa quạt vào làm nguội.
- Thấy cụ mút nói cụ và cụ gle cũng là chủ quán cà phê những kiến thức về cà phê của các cụ sai căn bản.
- Trong cà phê có rất nhiều chất béo hữu cơ và tinh dầu, cà phê rang mộc, khi pha Phin xong rửa phin
chắc chắn sẽ có bám lớp dầu cà phê, có thể rửa sạch bằng nước nóng hoặc phải rửa bằng nước rửa bát. Cái loại bột mà pha xong không có dầu cà phê bám ở phin thì đó hoặc không phải là cà phê, hoặc là cà phê rang sai cách đã bị cháy, bốc hơi hết sạch tinh dầu cà phê rồi, uống độc hại hay không các cụ tự hiểu.
- Cái gì mà chẳng cháy được, bơ cũng cháy hết, và khi cháy đều thành carbon, hồi xưa người Pháp chỉ tẩm bơ động vật trong quá trình rang, còn giờ ở vn đa phần đều dùng bơ thực vật cho rẻ và tẩm vào sau khi rang xong, bơ thực vật có hại cho sức khỏe thế nào các cụ tự hỏi anh gúc gồ hộ cháu.
- Rang cà phê có thể bằng chảo, bằng khí nóng, bằng nhiệt điện, than đá, than củi, phổ biến hiện nay là bằng máy rang lồng gang dùng nhiệt gas kết hợp khí nóng..... cái cụ nhìn thấy bằng lò nướng thì nó có thể là Behmor 1600 của hãng Gourmet Coffee Roaster, nhìn giống lò vi sóng, nhưng nó có motor lồng quay ngang, không phải là lò nướng bình thường đâu.
Ở các nước châu phi và trung mĩ, vẫn có những nghệ nhân rang bằng chảo rất ngon, nhưng nó phụ thuộc vào giống cà phê và loại hình sơ chế nữa.
Một dạo có phong trào cho mỡ gà mỡ chó gì đó, quãng những năm 80-90
phải ko cụ
Mà gọi là rang bơ nhưng thực ra em thấy người ta toàn xóc bơ thoai
Em đc uống quả cafe miệt vườn ntn, họ rang chảo gang, gẩy cho thì muối như rang lạc
xong đổ ra mặt bàn, phủ cái khăn mặt đợi nguội là xài hi hi Uống cũng đc nhưng theo gu của em thì thấy hơi cứng
- Mỡ gà là do hồi 8x,9x bơ thực sự là mặt hàng quá xa xỉ ở Vn, nên như bài của bác QAZ có viết ở trang 11, hương vị cà phê thật hầu như chỉ còn lưu lại trong kí ức nên mới có những sáng kiến trộn mỡ gà vào khi rang cà, khi đó vẫn là những lồng rang thủ công quay tay, rang bằng than củi.
- Về cơ bản, cà phê rang xong uống luôn không ngon, mà phải để nó "xả hơi" - degas ít nhất 8h -14h, hoặc có khi là cả tuần thì các hương thơm mới đầy đủ, tinh dầu trong hạt thấm dần ra, rang xong uống luôn không thể ngon.
Cà phê ở quán bác là cà thuộc vùng nào vậy ạ? Để em xem nếu hợp thì mua về dùng hàng ngày. Khu vực dưới này em có thử quán của Quang nhưng thấy chưa thích lắm.
- Cà vùng nào chỉ thể hiện được một phần nhỏ cái thương hiệu về vị trí địa lý thôi cụ ạ, nó còn phải là giống gì, ở trang trại nào canh tác, vụ mùa nào, sơ chế ra sao, và quan trong nhất là do nhà rang xay nào rang.
Hôm nào cụ qua cứ alo cháu, cụ thích uống thế nào, vị gì cháu sẽ tư vấn cụ nên dùng loại nào.
Cám ơn bác ekichi04 vì các kiến thức cafe đã chia sẻ. Mong được đọc tiếp kỹ hơn về các giống ở VN như Catimor, Catuai và các vùng nguyên liệu cafe. Em cũng tò mò là không hiểu quán của bác ở đâu để đến thử. Em đã thử gần hết các quán cafe chuyên về cafe mộc và sạch ở HN hiện nay đang trung thành với thương hiệu Cafe Orriberry, ở SGN cũng thử được một số nhưng chưa tìm được thương hiệu ưng ý.
Ngoài lề hiện nay có cả cafe arabica của Lào cũng đang nổi lên cạnh tranh với arabica của VN.
- Thương hiệu Orriberry cũng là cà phê mộc, nhưng giá thì quá cao và quảng cáo hơi quá so với chất lượng thực sự / giá thành .
Cà phê Lào giờ có thương hiệu Hương Đào của bà chủ người Vn là nổi nhất Lào, nhưng chủ yếu là Catimor thôi, và nếu so sánh với catimor Sơn La, hay Lâm Đồng, hoặc Đak Min thì thực sự vẫn kém chút, vị hơi gắt và chát ( đấy là theo khẩu vị của cháu, người nào thích uống chua gắt và chát thì lại thích)
Arabica thuần chủng dòng cao cấp như Typica, Bourbon,, Caturra, Caitua .... thì Lào chưa ngon đâu.