Cảm ơn bác,
Đọc "còm" bác
Catmatpat viết,
em chỉ ưng mỗi một từ "đấu tố" vì nó đã nói lên được bản chất của nội dung cái còm bác ấy viết ra ra để làm gì.
Thực sự,
nếu không có từ "đấu tố" kia, em sẽ không viết gì và im lặng để cho mọi người tự tìm hiểu. Khi trắng đen đã được tìm hiểu chán chê mê mỏi, lúc đó em nói cũng chưa muộn mà!
Với em khi viết "còm" trên diễn đàn hay đâu đó, chỉ là để chia sẻ một cái gì đó chứ không phải để khoe kiến thức, hay sự giầu có, vì những cái đó không đáng để khoe, và vì nếu muốn khoe thì mình còn nhiều cái khác đáng để khoe hơn hơn là hai cái đó.
Khi viết một "còm", ngoài chuyện vui chơi, em chỉ muốn chia sẻ lại kiến thức mình đã trải nghiệm cho mọi người cũng biết, cũng hiểu, vì có những kiến thức nếu mình không chia sẻ lại, rồi thì sau này, nó có thể sẽ mai một. Và cũng nói thẳng ra là, ai rồi cũng phải mất phải chết,nên những cái mình biết và tự thấy là có giá trị, mà không nói lại cho người khác, chẳng may nó bị chôn vùi thì cũng là điều đáng tiếc!
Riêng về lý do mà em thích hai từ "
đấu tố" của bác, thì em không muốn đào sâu cũng như không muốn làm loãng thớt mà muốn cho các bác, ai quan tâm, cứ tự tìm hiểu, cứ việc search trên Google sẽ hiểu được "
đấu tố" là gì? Bản chất của nó như thế nào? và kết quả của những cuộc đấu tố diễn ra ở một số nước là như thế nào? Và rồi sẽ hiểu lý do tại sao em thích hai từ
đầu tổ của bác nhé!
Đi thẳng vào những thứ mà bác
Catmatpat nêu, em thấy tất cả đều đúng về mặt lý thuyết, nhưng chứng tỏ người phát biểu chẳng biết, hay chẳng hiểu gì hết vì chỉ lý thuyết suông!
Thế nên, em xin trả lời từng điểm một, cho rõ ràng như thế này:
Món Purée hay tiếng Việt mà các bác hay dùng là "khoai tây nghiền" là một món ăn của người Pháp rất phổ biến, vì nó dễ dùng, có thể ví, giống như bún của Việt Nam. Purée được dùng kèm với rất nhiều món ăn của Pháp dưới dạng thêm (bổ sung) một chất ít tinh bột vào một món ăn.
Không những thế món này cũng thường được dùng cho những người bị bệnh hoặc có vấn đề tiêu hóa và dĩ nhiên trong "case" này thì bơ và kem sẽ không có hoặc giảm đi mà chỉ nêm và một ít muối giống như món cháo của Việt Nam dùng cho người ốm chỉ là cháo trắng, cháo hành, cháo tía tô, và không thêm thịt cá, trừ khi là "cháo tẩm bổ".
Chính vì chỉ có bơ và kem (váng sữa) nên khi chế biến dạng thuần thì OK, nhưng khi dùng kèm nó sẽ rất khó cho đầu bếp bởi vì để bảo đảm độ sánh mịn cũng như không quá nhão, thì việc luộc khoai và trộn là cả một nghệ thuật. Cũng như chọn khoai để sử dụng, bởi vì cũng là khoai tây, nhưng có loại luộc lên thì nó có bột nhiều vào loại thì không có bột mà sẽ hơi cứng. Ngay cả nấu càri cũng vậy người ta phải lựa khoai tây loại cứng để khi hầm nó không bị nhũn bở ra (Việc ngâm muối trước khi nấu hầm giúp khoai không rã ra, chỉ tác dụng tương đối).
Do đó, công thức truyền thống của cái Purée này là như vậy, tuy nhiên ở một số nhà hàng hay với một số đầu bếp, thì họ còn cho thêm phô mai bào vào hay xay chung vào để tăng thêm hương vị của món này, đặc biệt là nếu khi họ sử dụng những loại bơ ít mùi vì không phải lúc nào trong bếp cũng có đủ các loại bơ để nêm nếm, thì việc dùng thêm một ít Phố mai cũng là một cách để xử lý về mùi vị của món này.
Lý do em biết họ xài phô mai là bởi vì em biết và khá "thân" với đầu bếp, căn nguyên là do vì có một lần em dùng món này không được như ý, là em biết ngay là họ đã đổi bếp hay bếp có "vấn đề" nên hỏi trực tiếp quản lý, ban đầu họ còn quanh co, sau họ mới nhận là hôm đó người bếp đi vắng người và người phụ bếp làm thay và đề nghị không tính tiền món này em đã xử lý bằng cách là không ăn hết, nhưng vẫn trả tiền nhưng bắt buộc phải dùng tiền đó để làm từ thiện, vi em nói với họ rằng, món này đầu bếp làm rất ngon và khéo, em đã và sẽ quảng cáo với bạn bè mình về nó, và mong rằng khi họ vì nghe lời em mà tới ăn nó phải ngon, để em không mang tiếng.
Còn riêng miếng "khoai tây" trong hình này, cũng là Purée nhưng họ đã làm có phô mai rồi tạo hình miếng khoai tây và áp chảo.
FYI, Em không ăn món này ở
Le Beaulieu mà một nhà hàng trong một khách sạn, thuộc chuỗi do Marriot quản lý ở Saigon. Ai tình ý nhìn trong hình sẽ thấy được cái khăn lau miệng là biết đó là ở đâu.
Bác nói đúng!
Đây là món gan ngỗng áp chảo, xin lỗi do em viết rất nhiều bài, và khi viết thì em viết bằng máy đọc viết theo cảm hứng do đó khi viết xong, dầu có edit (hiệu đính) lại chính tả, vì có những bài dài, cũng như viết rất nhiều bài nhiều chủ đề cùng một lúc, nên đây là sai sót do từ em thành thật xin lỗi.
Cón cái bác bảo "
nếu đút lò nó thành terrine vì mỡ nó sẽ chảy ra" thì còn tùy vào tay nghề của đầu bếp!
FYI, khi đút lò đúng cách, đúng kĩ thuật nó (miếng gan ngỗng) sẽ nhìn giống như một miếng tóp mỡ bự trong suốt như rau câu mầu rêu thẫm và cực kỳ ngon, món này ngon nhất, theo em chỉ có ở nhà hàng
Signature tầng 23 trong khách sạn Sheraton Saigon giá promotion khoảng 10 USD++ cho một miếng bằng quả dọc chín, nhưng hiện nay món này đã lấy ra khỏi thực đơn vì nhiều lý do, và bản thân nhà hàng này hiện nay cũng đang đóng tạm đóng cửa để đại tu.
Chuyện đây (miếng gan trong hình) là gan vịt không phải con ngỗng là điều không tưởng, nên nó rơi vào cái 1 % còn lại của bác.
Với những khách sạn nhà hàng năm sao nhất là ở Saigon, thì không bao giờ mà chẳng khi nào có chuyện "
Treo đầu dê bán thịt chó" nhé!
Đây là uy tín, thương hiệu và danh dự của cả một nhà hàng lên
chớ vì một lý do nào đó, mà phát ngôn bậy bạ như vậy!
BTW, Cũng xin nói thêm cho bác biết, và từ đó sẽ hiểu điều (cái) em nói ở trên.
Các bác biết thế nào là tiêu chuẩn vầ chất lượng của một khách sạn nhà hàng năm sao trong ậm thực không? em chỉ xin đưa ra một ví dụ nhỏ để các bác hiểu được cái chuẩn đó nó đáng giá và nghiêm ngặt như thế nào.
Nếu các bác vào dự những bữa tiệc buffet ở những nhà năm sao ở Saigon, các bác thấy rất nhiều thực phẩm (món ăn) đã nấu chín (heo quay, gà quay, vịt quay, đồ xào nấu, hầm hấp ..................) và vẫn thường được phục vụ châm thêm (top up) vào mỗi khoảng nửa giờ, lý do để cho luôn luôn có thực phẩm tươi mới, nóng sốt và ngoài ra có một lý do khác, là để hạn chế thực phẩm thừa dư do "cung vượt cầu" quá mức cho phép.
Thường nếu Một điểm buffet kết thúc lúc 10.00 tối thì khoảng 09.15 tới 09.30 là lần xem xét để top up cuối cùng nếu thực phẩm, món ăn đó còn thiếu nhiều quá và người phục vụ cũng thường tới bàn nhắc nhở khách về chuyện này (hỏi xem hay nhắc khách nếu có muốn lấy thêm thực phẩm thì khẩn trương lấy hầu kịp thưởng thức trước nhà hàng giờ đóng cửa.
Thế thì sau đó những thực phẩm dư thừa mà đã nấu chín sẽ được xử lý như thế nào?
Với những thực phẩm hay món ăn này,
địa chỉ sau của chúng là cùng đến một nơi, gọi là thùng rác! tuyệt đối không có chuyện cho nhân viên đem về hoặc gom lại để cho những bếp ăn từ thiện!
Mới nghe qua thì có vẻ tàn nhẫn thậm chí phí phạm nhưng nếu hiểu thì thấy rằng đây là một cách xử lý hay nhất và đúng đắn nhất.
+ Với nhân viên làm việc trong các khách sạn nhà hàng năm sao thì trước giờ phục vụ họ được cho ăn uống đầy đủ no nê. Một chủ những nguyên tắc bắt buộc của nhà hàng năm sao là với lý do
Chuyện (cảnh) nhân viên ứa nước miếng nhìn thực khách ăn là điều đại cấm kỵ trong nhà hàng năm sao! vậy đó họ (nhân viện phuc vụ) luôn luôn được cho ăn đầy đủ và tử tế nên việc đem đồ ăn về là điều không bao giờ có và tuyệt đối cấm.
+ Với các bếp ăn (cơ sở) từ thiện thì việc cho thực phẩm dư thừa này sẽ
kéo theo một loạt những hệ lụy không đáng có những cách tốt nhất là quăng sọt rác!
Nguyên tắc hay "công thức" mà nhiều người cho là "vàng" khi chọn rượu vang cho một món ăn vẫn là hải sản thì dùng chung với vang trắng và thịt đỏ thì rượu vang đỏ!
Nhưng đây chỉ là nguyên tắc chung chung mà chưa "
đào sâu hiểu kỹ" người ta thường chỉ biết đến đó, mà không biết rằng lý do phải uống vang trắng ướp lạnh với hải sản, vì để khử (hạn chế) mùi tanh và hôi và tăng thêm khẩu vị cho món ăn. Còn uống vang đỏ với thịt đó và không gấp lạnh mà uống ở nhiệt độ thường, lý do để tăng lên độ ngon của món ăn. Đó cùng là lý do mà một quan chức nổ tiếng bị từ chối phục vụ rượu mạnh khi ăn bò Beefsteak một nhà hàng nối tiếng ở Anh quốc.
Chuyện với một số loại thịt có mùi "nặng mùi" hay nói nôm na là mùi hôi đặc trưng (ngỗng, cừu, dê dê, .......... ) thì người ta khuyến nghị là uống rượu vang trắng.
In closing, đa phần thịt ngỗng ít xuất hiện trên các nhà hàng cao cấp ở Việt Nam, các bác chỉ có thể ăn nó khi qua châu Âu, hoặc ở Việt Nam trong những khách sạn năm sao khi họ có những đợt chiêu thị mà thôi.
Thế đấy, chỉ một miếng ăn, ăn vào đằng mồm rồi .. ra ở ... mà cũng nhiêu khê "
đấu với chả
tố"!