Bác là chủ hàng, tàu tới đích mà không thấy hàng của mình đâu. Vậy bác đi tìm chủ tàu hay bảo hiểm? Tàu nó chìm bác tìm bảo hiểm còn được, đằng này tàu lù lù trong cảng thì bảo hiểm cứ ngồi yên. Rơi một phần hàng thì lỗi thuộc bên vận chuyển, mất sạch mới tới lượt bảo hiểm
Cấp 6,7 không thể là bất khả kháng được. Nếu không thì từ xưởng đóng tàu đến đăng kiểm đều liên quan hết. Bảo hiểm vừa có tiền vừa chiếm lí ,điên mới đi đòi tiền nó. Nhìn đống container ngổn ngang khi tàu lết đến đích chứng tỏ đội ngũ trên tàu đã cố gắng rồi. Vậy chỉ còn lại yếu tố kĩ thuật nên kiện chủ tàu là đúng rồi..
Túm váy lại: bác dựa vào đâu mà cho rằng cấp 6,7 là bất khả kháng? Tàu còn mà mất hàng thì chỉ có thể đòi bên vận chuyển
Tàu còn mà Hàng mất là chuyện thường mà bác, thậm chí cái container vẫn còn ấy chứ.
Chủ hàng mua bảo hiểm cho
Hàng hóa của mình, tôi hiểu thế.
Thế nên, việc ai đó (hoặc ông trời) sơ suất làm hỏng hàng của tôi, thì Bảo hiểm đền cái đã.
Rồi Bảo hiểm có thể đi đòi bên kia - hoặc không.
Nếu cái tàu nó hỏng, lẽ ra phải sửa, tức là Chủ tàu đã không nỗ lực làm mọi việc để Tàu + Hàng an toàn nhất có thể => Chủ tàu sẽ phải đền bù 1 phần - chí ít là bị kiện đòi đền bù 1 phần.
Bên tôi vừa làm xong 1 vụ, cực mất thời gian.
Tiền nhiều tỷ, và thằng tây đã bồi thường, sau 13 tháng.
Lý do là hàng bị ướt => Nó hỏng.
Cũng chẳng có Bất khả kháng gì sất.
Đơn giản là sơ suất của ai đó => Hàng nó ướt sũng quá mức cho phép.
Đi giám định thì hàng hỏng. Vậy là, Bảo hiểm đền đủ.
Và, họ xin cái Thế quyền:
Từ giờ, đống hàng hỏng này là của êm, để êm thay mặt anh đi đòi thằng nào đó (mà nó chưa nghĩ ra/tìm ra).
Vì thế, tôi thực sự chưa nghĩ được, tại sao ông Chủ tàu lại bị Chủ hàng kiện.
Và, Lý do Bảo Việt chính thức từ chối bồi thường.
Cái sự "
Không nằm trong phạm vi bồi thường", nó không nói lên cái gì cả.