Than/quặng nhập khẩu nói chung tôi thấy hay sử dụng điều kiện CFR (cost + freight), còn cụ nhập giá FOB thì mình phải mua thêm dịch vụ vận chuyển và có thể cả bảo hiểm hàng hoá, vì thế việc lựa chọn tàu theo tuổi và thiết bị tháo dỡ hàng có sẵn của nó là điều cần cân nhắc để tránh các rủi ro. Về nguyên tắc tàu chỉ có thể rời cảng khi nó đủ điều kiện đi biển và đảm bảo vận chuyển an toàn hàng/người mà tàu đã nhận vận chuyển theo các giấy tờ mà họ phải xuất trình cho cơ quan chức năng tại cảng (tùy từng loại tàu mà bộ hồ sơ gồm toàn bộ các giấy tờ này có thể khác nhau). Nói chung thì mặt hậu (mặt in các điều khoản, quy định chung) của vận đơn được cấp cho người gửi hàng đều có nội dung thể hiện là quy tắc/thông lệ chung nào được người vận chuyển (chủ tàu, người vận hành tàu, đại lý của họ) và người gửi hàng đồng thuận áp dụng và luật nào được dùng khi có tranh chấp. Các quy tắc chung được áp dụng trong hàng hải quốc tế là quy tắc Hague, quy tắc Hague-Visby, quy tắc Hague-Visby SDR, quy tắc Hamburg và quy tắc Rotterdam. Trừ quy tắc Hamburg thì các quy tắc còn lại đều quy định rõ trách nhiệm của người vận chuyển phải đảm bảo khả năng đi biển và vận chuyển an toàn trước khi tàu rời cảng xuất. Quy tắc Rotterdam còn quy định trách nhiệm này trong quá trình vận chuyển cho tới khi giao hàng cho người nhận tại cảng nhập. Quy tắc Hamburg không quy định về việc này nhưng lại quy định trách nhiệm đền bù của người vận chuyển từ khi nhận hàng tới khi trả hàng. Vì thế, hầu hết các hãng tàu lớn hiện nay đều thích áp dụng quy tắc Hague/Hague-Visby do họ có thêm cơ hội thoái thác trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.