Mợ chủ nói khủng hoảng tuổi 40 chỉ là 1 phần nó cộng hưởng tâm lý do tuổi tác thôi. Cái chính là tâm lý của mợ chính là tâm lý chung của nhóm cư dân trung lưu ở đô thị. Nhóm này thu nhập thuộc loại khá trong XH nhưng chưa thực sự giàu có(có tài sản và dòng tiền thụ động 1 cách bền vững), nhưng đẩy mức sống lên khá cao. Nên trong các giai đoạn mà XH có nhiều biến động(năm vừa rồi covid) thì nhóm cư dân này có nhiều biến động nhất, nhóm này phải cố rất nhiều để vươn lên được nhóm Giàu, nhưng lại rất dễ rớt xuống nhóm thu nhập thấp hơn(là vẫn phải lo các dòng tiền chi tiêu ngắn hạn trong vòng 1 năm trở lại). Chính ở cái vị thế này mà nhóm cư dân này rất dễ bất an khi XH nhiều biến động, vừa muốn duy trì mức sống nhưng lại cũng thấy rủi ro và khó khăn khi mà áp lực phải duy trì và tăng mức sống đó lên vài chục năm.
Thường thì bài toán này khi còn trẻ thì họ không sợ và liều lĩnh hơn trong cviec, có thể liều ăn nhiều nhưng có thể lại quay về máng lợn. Còn người trung niên thì hay chọn giải pháp an toàn, có thể hạn chế lại mức chi tiêu(hay khống chế các mức sống thực) thì có phần yên tâm hơn.
Bạn bè mình kiểu này cũng có mấy gia đình, gần 50 tuổi rồi nhưng vì duy trì mức sống của GĐ quá cao mà thu nhập ngày càng giảm, lại không có phần backup phía sau nên thấy quay cuồng vì tiền suốt. 1 cái ngộ nhận là nhiều GĐ cứ nghĩ con cái càng lớn thì càng dễ thở, nhưng thực tế trẻ con càng lớn chi phí nó càng tăng trong khi tốc độ kiếm tiền của bố mẹ không thể theo kịp. Ví dụ đơn giản là vc 50 tuổi mà duy trì nuôi 2 đứa con 1 đứa sang Pháp học và 1 đứa học trường Tây ở SG thì thực sự quá áp lực khi không có 1 dòng tiền thụ động nào đó hỗ trợ nên chỉ cày cày cày