Em biết khi em chia sẻ điều này trong đây có lẽ cũng không hợp chỗ, nhưng vì liên quan tới du lịch và Đất nước Việt Nam, nên em xin phép nói sâu thêm 1 chút. Sắp tới Việt Nam mình bỏ thị thức cho khách du lịch Séc tới hết năm 2025, nên chắc chắn sẽ có nhiều người dân Séc lên kế hoạch đi du lịch bụi tại Việt Nam hơn.
Trước đó thì thật sự là rất ít người Séc có ý định này. Tại sao lại như vậy thì em chỉ ví dụ 1 trường hợp như này. Năm ngoái em đi đổi hộ chiếu Việt Nam sắp hết hạn cho nhóc nhỡ. Em có để ý thấy có vài người Séc cỡ khoảng U60 cũng tới lãnh sự quán Việt Nam để xin visa. Họ cũng xếp hàng lấy số như người Việt mình. Thường thì khi tới xếp hàng làm thủ tục thì mọi người phải vào phòng lấy số. Ở đó nhân viên sắp số sẽ hỏi mọi người tới làm gì, rồi họ sẽ đưa đơn khai để mọi người điền cùng với số.
Mấy người Séc cũng lấy số và xếp sau em, nhưng vì họ giải quyết vấn đề về visa nên vào cổng giải quyết khác với em là bên cổng hộ chiếu. Em thấy họ vào phòng trước em, nhưng lại quay ra ngay không biết vì lý do gì. Sau đó em thấy có 1 người gõ cửa ở phòng quản lý và có 1 người Việt Nam ra tiếp chuyện, chắc là người quản lý ở đây. Em nghe loáng thoáng thì chỉ là hiện tại người Séc xin visa vào Việt Nam phải làm thủ tục và nộp hồ sơ online, chứ lãnh sự quán không làm offline.
Mấy người Séc muốn hỏi thêm về thủ tục thì người quản lý kia nói rằng mọi cái đều được ghi rõ trên trang Web online của lãnh sự quán, mọi người vào đó để tìm hiểu, chứ giờ bác ấy bận, không có thời gian để giải thích. Em thấy mấy người Séc có vẻ không vui và đi về. Họ có nói với nhau là mất thời gian xếp hàng cả buổi mà không được việc gì. Giờ lại phải tự lên tìm hiểu thông tin xin visa trong khi đã mất công thu xếp thời gian để tới thẳng lãnh sự quán Việt Nam.
Em thấy vậy mới hỏi họ có cần giúp đỡ gì không, bởi đăng ký e-visa vào Việt Nam khá đơn giản, mỗi tội là chỉ bằng tiếng Việt với tiếng Anh, chứ không có tiếng Séc hay tiếng nào khác. Họ có hỏi em đường link của e-visa và em có mở trên điện thoại của họ, hướng dẫn qua cho họ cách khai thông tin. Sau đó họ cảm ơn em và đi về.
Thật ra với những người đã được coi là lớn tuổi thì đa số vẫn là muốn làm trực tiếp hơn là online, bởi 1 phần có thể do thói quen, hoặc do lo lắng làm không đúng. Em chỉ thấy trong tình huống này, lãnh sự mình làm việc hơi thiếu chuyên nghiệp.
Thứ nhất là khi họ lấy số để xếp hàng làm thủ tục xin visa, tại sao nhân viên xếp số không nói luôn cho họ là ở đây không giải quyết offline và hướng dẫn họ cách đệ đơn xin online. Đằng này để họ phải xếp hàng đợi hơn tiếng mới đến lượt và rồi lại không được việc.
Thứ hai, tại sao lãnh sự không bố trí để 1 cái máy tính kết nối mạng ở phòng chờ, để người Séc nào nhỡ chưa biết thông tin mà tới thằng đây, thì vẫn có thể đăng ký nộp đơn xin visa trực tuyến trên máy tính đó luôn, để nếu có gì không hiểu (vì phải khai bằng tiếng Anh) thì được hướng dẫn cụ thể ngay lập tức.
Thứ ba, thái độ của nhân viên lãnh sự khi tiếp dân cũng là vấn đề cần phải để ý. Lãnh sụ quán có thể coi là đại diện của Quốc gia Việt Nam, những người Séc tới lãnh sự để làm thủ tục cũng có thể coi là những người khách tới thăm. Thì ở vị thế là chủ nhà, thì nhân viên lãnh sự quán nên phải có thái độ niềm nở, nhiệt tình để tạo ấn tượng tốt ban đầu về 1 Đất nước Việt Nam hiếu khách và tươi đẹp. Nhưng chính cách cư xử của nhân viên lãnh sự khiến những người Séc cảm thấy không được thoải mái và biết đâu không ít người sẽ từ bỏ ý định du lịch Việt Nam.
Thế nên em rất vui khi nghe thông tin Việt Nam mình bỏ thị thực cho công dân Séc đi du lịch vào Việt Nam dưới 90 ngày. Điều này sẽ kích cầu khách du lịch Séc tới Việt Nam. Dù rằng người Séc không giàu có gì ở Châu Âu, nhưng đó cũng là 1 nguồn khách hàng du lịch để đóng góp cho sự phát triển của Đất nước Việt Nam, cũng như sẽ giúp Việt Nam giới thiệu cho bạn bè sau chuyến du lịch về.
Vì đường bay khá xa, nên không phải người dân Séc nào cũng đặt ưu tiên du lịch Việt Nam vào danh sách hàng đầu. Nhưng nếu có những thuận tiện và ưu đãi hơn so với các nước cùng tiêu chí du lịch khác, thì tại sao người dân Séc lại không chọn Việt Nam, đúng không ạ.
Đồng cảm với bác, thú thực là lúc này em không biết nếu du lịch Việt nam có đông khách quốc tế thì nên vui mừng hay lo ngại nữa đây. Về tiếp thị để phát triển thì cùng lúc phải tao lực đẩy và lực kéo cho sản phẩm du lịch. Lực đẩy đó là quảng bá, giới thiệu, khuyến mãi và giá cả còn lực hút là chất lượng dịch vụ của sản phẩm du lịch. Ta có thể quảng bá rùm beng với những lời có cánh, hình ảnh đẹp như truyện cổ tích nhưng khách đến không được như quảng bá thì chả bao giờ họ quay lại, hiệu ứng truyền khẩu với chất lượng thấp gây những tổn thất rất khó khắc phục với tương lai của du lịch Việt.
Về cái hay cái đẹp thì biết rồi. Việt nam có bãi biển như mơ, đơn cử như Baly thì bãi biển của họ xách dép cho bãi biển Đà nẵng... nước sâu, sóng to, họ phải có đê chắn sóng cho du khách tắm, bãi biển có nhiều cầu gai ông nào mà vưỡng phải thì chỗ bị gai đâm sưng to, ngứa cả tuần... không may mà nó trích vào chim thì đúng là không quần sịp nào vừa nữa. Việt nam có vùng núi phía bắc với công viên đá Đồng văn, Hà giang đẹp như tranh Thủy mạc, có thua thì chỉ thua công viên địa chất Grand canyon (Nevada, Mỹ quốc), có những cánh rừng Xa mộc ngang ngửa bạch dương, Bắc kinh, Trung cộng.
Thế nhưng chất lượng dịch vụ không sứng với những thứ mình có, ngay như vào Việt nam thôi, Visa đã phiền hà, qua cửa khẩu thì các anh biên phòng xét kỹ như lục soát gián điệp... Checkin vào chắc mất tới 10 đến 20 phút mỗi người. Ở Charles de Gaulle, Pháp quốc chắc ta mất 30 giây, đủ cho họ đóng cái triện lên hộ chiếu. Mình là người Việt, lúc về nước còn khó chịu huống chi là khách nước ngoài. Sự mến khách thể hiện bằng vẻ mặt lạnh tanh, cái nhìn gườm gườm, vài câu hỏi sách mé, cộc lốc.
Quan sân bay thì các thể loai mời chào râm ran làm mình đến hoảng loạn chăng biết ông nào là xe chính hãng ông nào là xe dù, cứ nhắm mắt đưa chân mặc cho số phận hên sui thôi..
Lưu chú thì các khách sạn bốn năm sao, em nghĩ là ổn cơ sở vật chất không thua kém các khách sạn âu, mỹ và vựợt hẳn các khách sạn cùng sao như Thái lan, Malaysia, Honkong và kể cả Hàn quốc ( trừ mấy anh nhí nhố như FLC, Mường thanh còn Vin hay Sun thì cũng nhàng nhàng). Tuy nhiên, đời sống bây giờ cao hơn cơ sở vật chất ở nhà khá giả thì hơn khách sạn, khu nghỉ 5 sao nên cái này cũng không còn quá quan trọng nữa, sạch sẽ là được. Lúc này con người ta có xu hướng ở những nơi nhiều giá trị lịch sử văn hóa Hà nội thì có Metropole, Sài sòn có Caraven, Continetal (cũ), Đà lạt có Palace, Huế có Hương giang là những nơi luôn đông khách. Cá nhân em rất ấn tượng với cái giường cũ ở Caraven, bàn ăn thời ngụy quyền... Món pate ở Continental hay mứt gừng ở Palace, món gan ngỗng ở Metropole, Trứng gián, thịt kho cháy cạnh, canh hến ở Hương giang.
Du lịch bụi thì đúng là tự phát, các homestay chẳng có một tiêu chuẩn nào ? không một viên thuốc cảm trong nhà, không bình cứu hòa. năm bảy ông bà trong căn phòng nốc rượu đốt lửa cháy bùng bùng, nói dại cháy nhà thì thành chó thui hết... Đến một tỉnh mới, ngay cả ở thành phố cũng không tìm được quan ăn ngon với đặc sản địa phương, cái này thì thiếu thông tin ghê gớm. Lanh quanh cũng chỉ lợn gà châu bò, vài con cá tầm dăm con cái hồi, chế biến thì dở tệ. Em thì cứ mò vào quán lòng lợn mắm tôm cho quen mồm. Em có một ước ao là khi về già em sẽ nghiên cứu để nâng tầm món lòng lợn mắm tôm lên tầm cao mới thành sản vật quốc gia, tà ta.
Còn bà con ta thì học cái xấu nhanh lắm... Em có thời gian dài ở với đồng bào dân tộc ít người. Ờ thời mới đến, gánh buồng chuối chín trên rừng về gặp khách cắt cho cả nải, bảo ăn đi, nuốt cả hột chuốt nhé, run nó chết đấy, ngô khoai mật ong bán cho nhau gọi là bán thôi... ấy thế mà khi có khách du lịch bà con thay đổi nhanh chóng, quả chuối bán ngay 5 nghìn được đỉnh cao cho ong ăn mật mía, ong nhả đường vào tổ bán cho khách với giá mật ong rừng nguyên chất, nỏ mới ngâm vào dầu máy thải cho đen bảo là nỏ cổ bán ngay với giá ỏng ả của bồ hóng gác bếp lâu năm. Sương mèo chó thành cao ngựa bạch bổ dưỡng, gà công nghiệp nuôi cám (bọn em gọi là cán đúc) bán cho bọn Hà nội với giá gà thả rừng... èo, Cài gì cũng quy ngay thành tiền một cách đắt đỏ so với giá trị của chúng. Cái này thì đúng là ta thua, thua rất xa và lâu các nước châu âu thật. Có lần em lọ mọ tới cái làng đẹp đẹp theo hướng dẫn cách Zurich (Thụy sĩ ) gần 200km, gần núi Titlis vào nhà dân ở thật thích, phòng bé tí nhưng ấm áp...có gián bếp rộng với đầy đủ nồi niêu, xong chảo. Có quyển sách hướng dẫn nấu các món ăn địa phương... đi lang thang trong làng mua nguyên liệu về nấu theo công thức ... đúng kiểu khám văn hóa, phong cảnh và ẩm thực... Đi cáp treo lên núi chơi đùa thỏa thích với băng tuyết rồi quây quần bên đống lửa, uống vài ngụm ca cao nóng, gặm cái xúc xích hoàn toàn miễn phí (chắc phí trong vé cáp treo) chả ai biết ai, xứ lạ tùm lum mà thân tình, ấm áp.
Nói mỹ miều thì em hay góp ý, tiêu cực thì là trê bai, dè bửi hay tự nhục nhưng thế nào đi nữa cũng phải nhìn thẳng vào sự thật là nước ta rất đẹp nhưng du lịch thì chưa bằng người được, thiếu hẳn sự quan tâm, tổ chức và kiểm soát của chính quyền...không cần nhà nước phải đầu tư, dân có tiền đầu tư. Nhà nước chỉ cần hướng dẫn, giáo dục và đào tạo, kiểm soát chặt chẽ trên những nguyên tắc nhất định chứ để tình trạnh tự phát, chặt chém và phá nát thế này thì gay.
Khách du lịch trong nước cũng là điểm trừ trong mắt khác quốc tế. Không phải là tất cả nhưng nhiều các bố mẹ bỏ ra được ít tiền thì sài đến thủng nồi các cty du lịch, vào phòng ăn khách sạn mà như ăn ở chợ đầu mối, sột xoạt, nhồm nhoàm, thừa mứa đổ đi, người lớn nói to, trẻ con la hét chay toán loạn. Vào phòng khách sạn thì lấy khăn mặt lau dầy, mở cửa bật điều hòa cho nó thoáng, thủ dâm phóng lên tường, lau vào chăn, lấy đồ mini bar ăn uống mua đồ rởm bỏ lại vào, hút thuốc châm vào rèm cửa tạo hoa cho đẹp. Lúc về thì nhặt cả cuộn giấy toilet... Dọn phòng các bố mẹ như cái toilet công cộng. Khách nước ngoài mà ăn cùng hay ở lại những phòng mà bố mẹ đã ngự rồi thì khiếp vía. Những người làm du lịch thật trân trọng những đồng tiền bố mẹ đã hào phóng chi tiêu, càng biết ơn hơn nữa nếu những đồng tiền đó được tiêu một cách đúng mực, văn minh.
Muốn phát triển du lịch phải dựa trên cái hồn cốt của đất nước, mọi người cùng làm, chứ kẻ mời người đến, đến rồi lại bị đuổi đi thì vài năm nữa dân trong nước còn chẳng đi nói gì tới vời khách nước ngoài. Không làm ngay thì bây giờ tưởng là tiến đấy nhưng có khi ta đang tàn lụi.