Em có mấy bạn làm cho JICA cũng có mà làm cho dự án ODA cũng có.
Khi chém gió hay đùa: bọn mày thu nhập cao đấy, nhưng bọn mày ăn được 1 đồng thì VN nợ 10 đồng con cháu chúng tao phải trả. Bọn nó chỉ cười trừ bảo tội gì không xúc, bọn chuyên gia Nhật nó còn xúc gấp 10 lần.
Chuyên gia Nhật thì thượng vàng hạ cám cũng có. Nhưng có ưu điểm là rất thích tìm tòi mày mò cái mới. Hầu như những dự án giao thông VN là những công trình không đụng hàng. Cái nào mình biết mà can thiệp kịp thời thì sẽ không sao, như cầu Nhật Tân, cầu Bãi Cháy,... Cái nào mình không biết, thì không can thiệp kịp như phải thay hết cáp ngoài cầu Tân Đệ, gối BT-ST không đạt yêu cầu (mà thực ra cái "yêu cầu" của Nhật cũng sai - vì lần đầu tiên họ làm cái dầm này, biết thế nào là yêu cầu đúng).
Nhược điểm là bảo thủ cứng đầu, quá tin tiêu chuẩn Nhật - thậm chí không biết tiêu chuẩn đó phạm vi thế nào. Nguy cơ dẫn đến thảm hoạ hoặc quá lãng phí vì áp dụng không phù hợp.
Có một câu chuyện vui thế này. Là khi áp dụng tính công trình chịu động đất kiểu Nhật, người ta cứ thêm vào 1 hệ số. Một ông GS thấy ngứa mắt, hỏi tại sao các anh cứ thêm vào hệ số này và cơ sở nào xác định giá trị. Người ta trả lời, đây chính là hệ số do ông đưa ra đấy chứ, bọn tôi áp dụng thôi.
Ông GS ngạc nhiên, về lục tung tài liệu. Hoá ra bản gốc không hề có hệ số, nhưng trong bản đưa ra hội đồng tiêu chuẩn do chính ông này chủ trì, tiện tay ghi nhớ một dữ kiện nào đó của đồng nghiệp phát biểu, viết vào trước 1 vế của công thức. Tự dưng trở thành tiêu chuẩn. Đọc nghe điêu điêu nhưng trên blog cá nhân ông này thừa nhận như vậy. Bó tay luôn.