Ô môn 2 chuyển sang dùng khí, do liên doanh Nhật Marubeni làm. Dù chả liên quan gì đến bọn Nhật chủ mỏ khí, nhưng bọn nó vẫn đề nghị là Nhà nước bao tiêu giá khí (tìm mãi chả thấy giá bao nhiêu, chắc là bí mật), nhưng phần nào chúng nó bán cho Marubeni thì Nhà Nước sẽ quy đổi sang bao tiêu điện giá cao của Marubeni! Thế là ăn từ gốc đến ngọn.
Quy hoạch Trung tâm điện lực Ô môn là khoảng 4000MW-4500MW, gồm có 4 nhà máy Ô môn 1, 2, 3 và 4.
Hiện tại đã làm xong Dự án Nhà máy điện Ô môn 1 là nhiệt điện truyền thống ngưng hơi, công suất 600MW (2x300MW) của MHI Nhật, đốt dầu FO/DO, chờ khi nào có khí sẽ chuyển đốt khí. EVN chủ đầu tư, vốn ODA Nhật.
Dự án Ô môn 2 sẽ là dạng BOT, liên danh VN-Nhật vốn tự thu xếp vay nước ngoài (Hà lan?), công suất dự kiến 1050MW, có thể máy MHI Nhật, chưa có quyết định phê duyệt đầu tư của CP (hay Bộ Công thương)
Dự án Ô môn 3 công suất dự kiến 1100MW (giống cấu hình Phú mỹ 1 công suất 1090MW, vốn ODA Nhật, 3 máy tua bin khí và 1 tua bin hơi của MHI), chưa có quyết định phê duyệt đầu tư của CP (hay Bộ Công thương), EVN chủ đầu tư.
Dự án Ô môn 3, vài năm qua việc EVN đề nghị Bộ Công thương thay đổi vốn đầu tư ODA sang vốn vay (hay tự thu xếp) và lại quay về ODA Nhật, có thể là các bước động tác nhằm giành lợi thế hơn với JICA.
Dự án Ô môn 4, công suất quàng 1000-1200MW, chưa rõ dạng đầu tư, có thể vốn ODA Nhật, hay liên danh làm BOT tự thu xếp vốn, chưa có quyết định phê duyệt đầu tư của CP (hay Bộ Công thương).
Các dụ án này có chung nguồn khí Lô B, mà lô B còn chưa làm nên cứ chờ, trong đó phải có cam kết mua bán khí GPA và cam kết mua bán điện PPA của các chủ đầu tư dự án nhà máy điện.