Thôi thôi, không bàn thêm về tài chính vĩ mô nhà nước nữa, có người lo việc đó rồi. Cũng không tổ lái chính trị Tàu Mỹ Nga Nhật gì đây rồi bị xóa thớt.
Em ví dụ tiếp về ODA.
1.Quãng từ cuối những năm 70 của thế kỷ trước thì Nhật bắt đầu cấp vốn ODA cho Thái Lan, hầu hết vào tất cả các lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông, tài chính và nông nghiệp. Em tìm hiểu 1 chút về hỗ trọ ODA mảng nông nghiệp cho Thái thì thấy:
Vốn ODA cung cấp các khoản vay, các hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân Thái ở các vùng Bắc, Trung và Đông Bắc của Thái. Mục tiêu cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật là chuyển đổi trồng rừng cây nguyên liệu giấy. Phải để ý 1 điều là Nhật Bản là nước tiêu thụ giấy bình quân đầu người lớn nhất thế giới và sản lượng tiêu thụ lớn thứ 3 thế giới. Người Nhật hỗ trợ nông dân Thái chuyển đổi cây trồng nhưng lại là thành vùng nguyên liệu giấy rộng lớn cho Nhật Bản. -> ODA để phục vụ ngành giấy Nhật Bản.
Nhưng Thái có ông vua yêu thích nông nghiệp, đào tạo nhiều chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp xuất sắc. Sau 1 thời gian họ thấy trồng cây nguyên liệu giấy làm đất đai bạc màu và lợi ích nông dân thu được không lớn. Nên cuối những năm 90 đã hạn chế nhận ODA mảng trồng rừng của Nhật. Chuyển đổi nông nghiệp sang trồng cây công nghiệp (cao su, đường..), cây lương thực và cây ăn trái. Thái Lan chuyển đổi và thành công lớn với nông nghiệp khi xuất khẩu mỗi năm hơn 40 tỷ $! Do họ tự lực nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn.
2. Hỗ trợ ODA cho rừng U Minh - VN.
Quãng 15 năm trước, em có dịp đi sâu vào vùng lõi giữa rừng U Minh, ngồi ghe 3 lá thì bất chợt nhìn thấy 2 con sà lan tải trọng hàng trăm tấn. Nước sơn rất đẹp. 2 sà lan có vẻ như của 1 cơ quan nào đó. Thực ra thì em không để ý kỹ, chỉ thấy lạ vì vùng đó dân rất nghèo, kinh tế kiểu "săn bắt hái lượm" là chính nên thấy 2 thiết bị hiện đại như vậy nên tò mò hỏi: "Tàu ở đâu mà đẹp thế?"
Được người ở đó trả lời: "dự án viện trợ của Nhật". Từ đó đến giờ em chả bao giờ nhớ lại việc đó nữa. (Nay bỗng dưng nhớ ra)
Lúc đó, 2 con sà lan đang bốc đầy ắp cây tràm, chuẩn bị để chở đi bán.
Sau tìm hiểu thì thấy có dự án ODA của Nhật để "bảo vệ và phục hồi rừng U Minh".
Nhưng giờ nghĩ, nếu đã viện trợ thiết bị thì sao không viện trợ ca nô máy chở người chạy cho nhanh, viện trợ sà lan để làm gì nếu không phải để mục đích khai thác nguyên liệu giấy?