Như thông lệ trên này, ca này không phải em hỏi cho em mà hỏi giúp anh bạn.
Tình huống là thế này, bố là con trưởng, trưởng 1 chi nhỏ, có duy nhất 1 mảnh đất trên đó có nhà vừa để ở vừa là nhà thờ của chi, đặt ban thờ các đời cụ kị từ xưa. Bố có 2 con gái chưa chồng. Nếu làm di chúc cho con, hoặc ko làm gì thì sau nhà thờ đó đứng tên 2 con gái. Đến đời cháu dù là con trai thì mang họ bố và sẽ lập ban thờ dòng họ bên đó. Vậy xử lí tình huống này thế nào, bỏ qua góc độ kinh tế, thiệt hay ko thiệt của 2 cô con gái. Hiện tại mới chỉ có 2 phương án:
- Sang tên cho con trai trưởng ông chú, là người kế tiếp làm trưởng chi nếu anh trưởng ko có con trai. Vđ là sang khi nào, sang ngay hay ghi di chúc được? Di chúc thì có vướng quy định về người thừa kế đương nhiên ko? Sang ngay có rủi ro gì ko? (1 hôm thằng cháu đến mời 2 bác ra khỏi nhà chẳng hạn)
- Làm lễ chuyển nhà thờ chi từ nhà anh trưởng sang anh thứ? Ko khả thi vì anh thứ nhà chung cư chật. Họ hàng cũng quen bao năm nay về nhà thờ đó lễ bái, rộng rãi vườn tược.
Trường hợp này cụ không nói rõ nhà đất đã được cấp giấy (sổ đỏ ) mang tên ai chưa ?Nhưng theo nội dung cụ nói là đất có nhà vừa ở vừa là nhà thờ của chi vậy có thể tạm thời xác định như sau;
-nhà đất có nguồn gốc do các cụ để lại con trai trưởng được ở và thờ tự (đã đặt ban thờ các cụ kị từ xưa ) của dòng họ nhưng ở cấp chi,.Sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+Nếu đã có sổ đỏ mang tên của bố của 2 cô gái kia,mà trong quá trình làm sổ đỏ mọi người trong chi không có ý kiến gì thì nhà đất đó sẽ gồm 2 phần :1 phần là của ông trưởng được ở,i phần là dành cho thờ tự. Phần ở ông trưởng được quyền định đoạt,phần thờ tự của chi là đồng sở hữu sử dụng của cả chi có thể gọi là cộng đồng thì phải tuân thủ ý kiến của tất cả mọi người trong chi họ sẽ họp và quyết định theo phong tục tập quán .Việc không có con trai của trưởng họ sẽ không phù hợp với việc thờ tự khi ông trưởng mất đi sẽ được dong họ quyết định trao cho ai và có van bản.Việc này cũng khó một tý là việc xác định bao nhiêu diện tích ở bao nhiêu diện tích thờ cúng,vậy đòi hỏi các bên và mọi người trong chi giải quyết phải có thiện chí và hợp lý không thì sẽ mâu thuẫn.
+Nếu nhà đất chưa có sổ đỏ thì việc giải quyết sẽ phức tạp hơn.Về pháp lý nguồn gốc đất của ai thì của người đó ,có nghĩa là đất của các cụ có từ mấy đời rồi con trương cứ ở và thờ cúng rồi lại trao cho cháu trưởng cứ thế mấy đời,đến đời ông bố có 2 con gái thì nó vẫn là đất của các cụ để lại thì các con cháu của các cụ là đông thừ kế nhà đất đó và dùng vào việc thờ cúng ai ở đó được tính là quản lý và trông nom.Việc giải quyết của cả chi là rất quan trọng,họ sẽ quyết định cắt lại cho người trông coi quản lya diện tích bao nhiêu để đảm bảo chỗ ở,bao nhiêu để làm nhà thờ của chi,Nhưng nếu tất cả mọi người trong chi đều công nhận là nhà đất đó luôn dành cho con trưởng để ở và thờ tự thì tuy chưa có sổ đỏ vẫn quay về giải quyết như ở cách trên.Sợ nhất tự nhiên lại có thêm ý kiến là con trưởng chỉ được thay mặt cả chi quản lý nhà đất trên ở và thờ cúng thôi.(để ở khác với để quản lý).
Nhìn chung nếu cả họ đông lòng giải quyết một cách hợp tình hợp lý thì sẽ tốt,dòng họ đoàn kết hòa thuận thì con cháu làm ăn sẽ khấm khá và yên ổn. Còn bất hòa mà ra đến pháp luật thì các việc giải quyết liên quan đến nhà thờ họ là những vụ án khó và phức tạp,vì giòng họ thì đông dăm người mười ý ,người đi nước ngoài ,vụ nào có ý kiến bằng văn bản của các cụ để lại còn đỡ không có thì giải quyết theo luật cũng phức tạp lắm...
Cháu mạnh dạn nêu quan điểm cụ tham khảo ạ.