Hôm trước nhà cháu đi bảo dưỡng xe, hỏi chuyên gia vì sao còi nhà cháu hay hỏng (thay lần thứ hai rồi ạ, nhà cháu thay còi Bosch). Bác ấy nói là khồng nên vừa đạp phanh sâu vừa bấm còi liên tục. Trừ trường hợp gặp chướng ngại vật quá đột ngột, còn nếu nhìn thấy chướng ngại vật từ xa nên bấm còi rồi nhẹ nhàng nhấn phanh, giảm tốc chút rồi thì nhả phanh nhẹ nhàng bấmcòi tiếp.Nhưng có người lại bảo không cần phải như vậy. Mong các cụ chỉ giáo thêm cho nhà cháu với ạ.
Theo em thì còi và phanh không liên quan tới tuổi thọ của nhau. Hoặc nếu có thì theo kiểu thế này: ai ít phanh thì phải còi nhiều và ngược lại
, do vậy ai hay phanh nhiều thì còi bền hơn !
Cụ mà học kiểu phanh thì cấm còi là không tốt đâu, tuy em còi ít, nhưng khi cần là phải còi chứ không tuân thủ "phanh là không còi" nó sẽ dẫn tới đi xe cảm giác bí và không an toàn.
Còi hay hỏng ngoài lý do còi không xịn, còn một nguyên nhân nữa là bóp lâu. Cụ nên bóp còi theo các quãng ngắn chứ không nên bóp dền.
Nói phanh làm ăn điện, dẫn tới hỏng còi, đúng theo cụ Vòi, điều đó rất vô lý vì điện yếu hơn thì còi phải bền hơn. Vả lại, đi đêm, cụ phải bật pha, điện do đèn pha còn ăn hơn đèn phanh nhiều.