Các nhà sản xuất đo tiêu hao nhiên liệu ntn?

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
Thấy các bác bàn rất nhiều về tiêu hao nhiên liệu nên em post bài này để các bác tham khảo và biết các nhà sx đo tiêu hao nhiên liệu như thế nào với một mẫu xe mới.

Tùy từng nước có tiêu chuẩn đo khác nhau nhưng nhìn chung trên thế giới chỉ có 3 tiêu chuẩn chính của châu Âu (Euro, được dùng nhiều nhất, VN cũng dùng tiêu chuẩn này), tiêu chuẩu Mỹ (Mỹ, Úc, Đài loan v.v.) và Nhật Bản (chỉ Nhật dùng). Phương pháp đo thì nhìn chung giống nhau. Đi vào chi tiết thì có khác. Em sẽ viết về phương pháp Euro là chính và với xe con thôi.

Xe được thử sẽ được bơm nhiên liệu chuẩn được qui định trong luật (vì nhiên liệu khác nhau sẽ tiêu thụ khác nhau, về sau không so sánh được). Sau đó để xe trong phòng điều hòa ở 20°C-30°C trong khoảng 6h đồng hồ. Mục đính để xe và nhiên liệu có cùng nhiệt độ này (20°C-30°C). Nhiệt độ khác nhau tiêu thụ nhiên liệu cũng khác nhau.

Sau đó xe được lắp lên băng thử có rulô. Nếu xe 1 cầu thì bánh chủ động sẽ nằm trên rulô để quay bánh khi xe chạy, còn bánh thụ động thì bị bó cứng cố định như hình dưới đây, để giữ xe cố định. Xe hai cầu thì có loại 2 rulô, hoặc chỉ dùng một cầu chủ động.



Sau đó người lái sẽ lên xe nổ máy và lái xe theo tốc độ hiển thị trên màn hình (ở đây gọi là lái theo chu trình). Cái màn to chiếu từ máy chiếu ra sẽ hiển thị hai tốc độ cho người lái. Một tốc độ hiển thị tốc đố mà người lái phải lái, và một tốc độ hiển thị tốc độ thực của xe (tính ra được từ số vòng quay của rulô). Nói là lái chứ xe đứng yên, vì vậy có cái quạt to ở đằng trước thổi vào xe theo tốc độ xe để mô phỏng như chạy trên đường.

Tốc độ mà người lái phải lái sẽ theo từng chu trình:

Chu trình châu Âu:



Tại sao phải lái theo chu trình? Lái theo chu trình để có thể so sánh các xe với nhau. Chứ người lái xe tốc độ 20 km/h không thể so sánh tiêu hao nhiên liệu với người lái 90km/h. Ngoài ra chu trình thể hiện phần nào thực tế. Ví dụ chu trình châu Âu sẽ có 4 lần vòng lái trong thành phố (elementary urban cycle), ở đây tốc độ không cao quá 50 km/h và nhiều chỗ tốc độ bằng 0 km/h (ví dụ dừng đèn đỏ). Ngoài ra cũng có một lúc như lái lên đường cao tốc với tốc độ 120 km/h.

Chu trình Nhật Bản:



Chu trình Mỹ:



Hai chu trình châu Âu và Nhật là chu trình nhân tạo do người nghĩ ra. Còn chu trình của Mỹ là họ trước đây đã lấy một đoạn đường thực tế ở Califonia. Cho xe chạy trên đó sau đó ghi lại tốc độ thật và tạo ra chu trình vì vậy cái đồ thị nó lùi sùi.

Trong lúc chạy xe thì khí thải sẽ được đo trong suốt chu trình. Sau đó từ hàm lượng khí thải có phân tử Các bon (C) thải ra họ sẽ tính được lượng nhiên liệu tiêu thụ theo quyên tắc cân bằng Các bon, vì nhiên liệu cháy bao nhiêu thì thải ra dưới dạng khí thải bấy nhiêu. Ở đây em không đi sâu vào vấn đề này vì luật họ qui định vậy, công thức thì khá dài và độ chính xác chắc chắn cao, không họ đã không đưa vào luật. Bác nào muốn tìm hiểu kỹ thì em sẽ viết sau.

Tại sao có các chu trình khác nhau? Thật ra không cần khác nhau nhưng họ là cường quốc nên mỗi ông muốn dùng luật của mình. Và dùng quen rồi thì cũng ngại dùng của thằng khác.

Vì chu trình khác nhau nên nếu cùng một xe chạy 3 chu trình sẽ ra 3 mức tiêu hao khác nhau. Chình vì vậy nếu bác xem quảng cáo về tiêu hao nhiên liệu của đúng một mẫu xe thì sẽ thấy là mức tiêu hao nhiên liệu của cùng xe đấy ở Mỹ sẽ khác ở Pháp.

Cũng phải nói rằng khi thử họ tắt hết các thiết bị ngoại vi như điều hòa, đèn, quạt gió để mức tiêu hao được thấp nhất. Người lái của họ cũng rất chuyên nghiệp vì như chu trình châu Âu em nhớ là người lái chỉ được phép lái với sai số +/- 2 km/h trong vòng 1s.

Có điều kiện thử ngặt nghèo như vậy mới có thể so sánh mức tiêu hao nhiên liệu của các xe với nhau.

Bây giờ nhiều bác sẽ thấy tại sao bác đi tiêu hao khác hơn nhiều so với nhà sx để ra, vì xe bác đi tốc độ thấp, dừng suốt, bật điều hoa, loa đài v.v. Nhưng cũng có bác thì lại thấy xe mình tiêu hao thấp hơn nhà sx đề ra. Ví dụ bác reset đồng hồ đo của xe và chạy ở 80-90 km/h liên tục thì sẽ thấp hơn vì ở đây là tốc độ tối ưu. Tuy nhiên nếu bác không reset mà để chạy vào thành phố thì một thời gian sau xe bác sẽ tiêu thụ cao hơn quảng cáo của nhà sx.

Một số tạp chí thì thường lấy xe ra chạy trên một chặng đường nhất định và so sánh. Cái đó cũng đúng với thực tế nhưng sai số sẽ lớn vì có nhiều yếu tố ngoài trời ảnh hưởng đến mức tiêu hao nhiên liệu (gió, mưa, tắc đường, người lái lái mỗi lúc một khác trên đường v.v.).
 

fuah

Xe tải
Biển số
OF-26325
Ngày cấp bằng
24/12/08
Số km
287
Động cơ
490,870 Mã lực
chau cũng thấy hay, cháu cũng chỉ biết sơ sơ nhưng giờ đã được biết khá chính xác. Vuốt cụ! (b)
 

Goodmorning

Xe buýt
Biển số
OF-40219
Ngày cấp bằng
9/7/09
Số km
890
Động cơ
477,363 Mã lực
Thông tin bổ ích(b) Chỉ mỗi tội đó là điều kiện chuẩn nên ... anh em ta đi xe chả bao giờ thấy đạt mức tiêu hao như NSX công bố:^) Tốt nhất là hỏi anh em OF, số đông cùng lái trên một đoạn đường, cùng cách đo sẽ cho kết quả chuẩn xác và thực tế ạ:69:
 

Tinaccord

Xe đạp
Biển số
OF-7068
Ngày cấp bằng
13/7/07
Số km
45
Động cơ
541,450 Mã lực
Rất hay. Vốt Bác cái (b)
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cái bệ thử ấy ở nhà máy sản xuất nó gọi là gì cháu không biết, còn ở phòng thí nghiệm với ở service nó gọi là Dynotest cụ ạ!
Cái bệ thử suất tiêu hao nhiên liệu + công suất + khí xả (vì 3 cái này liên quan chặt chẽ ở từng tốc độ và điều kiện xe chạy) thì ở VN ta cũng có khá nhiều đấy!
Voted cụ!
 

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
Cám ơn các bác vodka. Say bí tỉ nên bây giờ không viết bài được nữa :21:

Cái băng thử tiếng Việt gọi là băng thử động lực học cho xe. Em không đi vào chi tiết ở bài đầu vì sợ rối. Thực tế nó không chỉ là rulô mà là rulô có động cơ điện hoặc có bánh đà. Loại tốt có động cơ điện sẽ tạo tải để mô phỏng đường. Ví dụ xe lên dốc thì động cơ điện sẽ tạo thêm tải, còn mô phỏng xe xuống dốc thì nó bù thêm vào. Nếu loại chuẩn thì động cơ điện còn có thể bù lực để triệt tiêu quán tính của rulô.

Đúng như bác nói băng thử dùng cho mục đích đo tiêu hao nhiên liệu và khí thải. Còn công suất thì của xe thôi (tính tại bánh xe) chứ không phải động cơ.

Ở VN cũng có vài nơi có cho cả ôtô và xe máy:



 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
chỗ nào thế cụ nhỉ. Hình như bên Bách Khoa ợ? Đồ AVL dùng ngon biết(l).
 

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
Bác nhìn rất chuẩn. BK Hà Nội :41:.
 

ncch

Xe hơi
Biển số
OF-32679
Ngày cấp bằng
31/3/09
Số km
105
Động cơ
479,340 Mã lực
Em thấy cái này có một điểm không hợp lý với cách thử trong nhà, đấy là nếu cố định 1 bánh lại rồi thì cái quạt để làm gì ợ. Khi cố định 1 bánh thì động cơ chịu mỗi 1 lực ma sát từ bánh dẫn động, còn cái quạt có thổi đến thế nào đi nữa thì cũng là cái bánh cố định chịu lực, chứ động cơ có chịu gì đâu. Cái quạt chỉ có tác dụng nếu cả 4 bánh xe cùng chạy trên bằng chuyền và không có cái gì khác giữ cái xe.
Nhà cháu suy ra chu trình của US chuẩn hơn.
 

waa

Xe tải
Biển số
OF-47065
Ngày cấp bằng
21/9/09
Số km
224
Động cơ
465,176 Mã lực
Em thấy cái này có một điểm không hợp lý với cách thử trong nhà, đấy là nếu cố định 1 bánh lại rồi thì cái quạt để làm gì ợ. Khi cố định 1 bánh thì động cơ chịu mỗi 1 lực ma sát từ bánh dẫn động, còn cái quạt có thổi đến thế nào đi nữa thì cũng là cái bánh cố định chịu lực, chứ động cơ có chịu gì đâu. Cái quạt chỉ có tác dụng nếu cả 4 bánh xe cùng chạy trên bằng chuyền và không có cái gì khác giữ cái xe.
Nhà cháu suy ra chu trình của US chuẩn hơn.
Phát hiện của bác hay nhỉ, rất có lý , cái quạt để làm mát người thử xe và cái xe chứ cố định cái bánh sau (cũng như cố định cái xe ) thì cái quạt chỉ còn cản mỗi cái bánh xe ! mà sao em thấy trong cái hình chỗ thử xe của cụ chủ thớt nó cũng cố định cái xe lại hay sao ấy, hay là nó treo phần sau cái xe lên nhỉ ( chỗ có cái ống , hay là ống thu khí xả để đo lường ) . Đúng ra nó làm cả cái xe có 1 khoảng trượt hay là cả 2 bánh đều lăn trên 2 trục đôi bánh xe nằm ngay khe , vậy đo mới chính xác . Nhưng em không dám bàn vì toàn kỹ sư, tiến sĩ không thôi , chuột nào dám vuốt râu mèo , em chuồn đây, xe em cứ đổ 1 cốc nước chanh vào là đạp chạy vèo vèo ( xe đạp) Chuyện thí nghiệm bên Tây bên Ta gì cũng chẳng chết ai , các nhà SX xe nói láo quen rồi , xe nào cũng tối ưu cả , chừng mua xong đem về có khiếu nại nó cũng bảo xe anh không phải chạy trong ĐK chuẩn !!! , còn ở VN tốn xăng còn do các thằng bán xăng nó gian , Thu phí GT còn gian sờ sờ 10 năm kia cũng chẳng sao , NGHIÊM KHẮC KIỂM ĐIỂM các cụ nào phàn nàn nhé ...
 

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
Các bác tinh mắt quá, để em giải thích nhé. (làm em mất buổi ngủ trưa :mad:)

Như em đã viết cái quạt để mô phỏng như chạy trên đường. Cái quan trọng nhất ở đây là mô phỏng gió. Khi xe chạy trên đường thật thì xe "chém" gió làm mát xe. Khi xe chạy trong phòng thử thì không có gió. Bác tưởng tượng nếu xe chạy đến 120 km/h mà trong phòng mà đứng yên thì rất nguy hiểm vì nhiệt lượng toả ra chỉ nằm tại chỗ. Có thể dẫn đến biến dạng thậm chí cháy các thiết bị cao su hay nhựa ở gần động cơ hay ống bô. Ngoài ra tiêu thụ nhiên liệu cũng sẽ khác vì động cơ nóng cục bộ, két nước không được gió làm mát. Chính vì vậy cần cái quạt gió biến tần thay đổi tốc độ theo tốc độ xe (ngoài ra phòng thử được điều hòa 20-30° C để đảm bảo nhiệt độ phòng thử không tăng)

Các chu trình Mỹ hay Euro đều chạy trong phòng thử. Cho bác thêm cái ảnh để xem gia cố bánh xe thụ động ntn.

 

everestvn

Xe hơi
Biển số
OF-29698
Ngày cấp bằng
22/2/09
Số km
150
Động cơ
483,600 Mã lực
Nơi ở
Middle of nowhere
Thông tin của cụ rất bổ ích(b)(b)(b)
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
Cụ lái xe vui vẻ đang làm ở phòng thí nghiệm hay đang giảng ở BK đấy ạ?
Cái bệ này là bệ để đo thí nghiệm nên nó hơi rườm rà một tí, còn cơ bản để đo công suất bình thường nó không có quạt làm mát và cuộn hút khí xả, cũng không có cái khóa bánh xe mà chỉ có xích neo xe thôi ạ. (dành cho service hoặc xưởng độ xe :D )
Thử trên những bệ như vậy đạp ga lún sàn để gia tốc tự do thì cụ nào yếu gan chắc vãi lái:21:.
 

ncch

Xe hơi
Biển số
OF-32679
Ngày cấp bằng
31/3/09
Số km
105
Động cơ
479,340 Mã lực
Các bác tinh mắt quá, để em giải thích nhé. (làm em mất buổi ngủ trưa :mad:)
Như em đã viết cái quạt để mô phỏng như chạy trên đường. Cái quan trọng nhất ở đây là mô phỏng gió. Khi xe chạy trên đường thật thì xe "chém" gió làm mát xe. Khi xe chạy trong phòng thử thì không có gió. Bác tưởng tượng nếu xe chạy đến 120 km/h mà trong phòng mà đứng yên thì rất nguy hiểm vì nhiệt lượng toả ra chỉ nằm tại chỗ. Có thể dẫn đến biến dạng thậm chí cháy các thiết bị cao su hay nhựa ở gần động cơ hay ống bô. Ngoài ra tiêu thụ nhiên liệu cũng sẽ khác vì động cơ nóng cục bộ, két nước không được gió làm mát. Chính vì vậy cần cái quạt gió biến tần thay đổi tốc độ theo tốc độ xe (ngoài ra phòng thử được điều hòa 20-30° C để đảm bảo nhiệt độ phòng thử không tăng)

Các chu trình Mỹ hay Euro đều chạy trong phòng thử. Cho bác thêm cái ảnh để xem gia cố bánh xe thụ động ntn.
Cảm ơn cụ. Tóm lại thế nghĩa là cái quạt là để tản nhiệt chứ không phải để mô phỏng ma sát không khí ợ? Thế thì em đồ rằng chạy thật phải cộng thêm đôi lít nữa
 

8Saturday8

Xe máy
Biển số
OF-39228
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
99
Động cơ
470,590 Mã lực
Cảm ơn cụ. Tóm lại thế nghĩa là cái quạt là để tản nhiệt chứ không phải để mô phỏng ma sát không khí ợ? Thế thì em đồ rằng chạy thật phải cộng thêm đôi lít nữa
Thử nghiệm chỉ trong điều kiện tiêu chuẩn cốt để đánh giá động cơ làm việc thôi bác ah , còn thực tế bao giờ cũng khác xa mà
 

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
Bài của em chỉ đề cập đến các nhà sx và cơ quan nhà nước thử nghiệm ntn thôi để mình biết là con số họ đưa ra trên cơ sở nào. Các điều kiện chuẩn (mặc dù không phải là hoàn toàn lý tưởng) nhưng sẽ giúp mình so sánh các xe khác nhau với tiêu chuẩn thử đó.

Thực tế tiêu thụ thì khác nhiều như các bác đã nói. Bản thân trong cùng một nước cùng một người lái cùng một xe mà lái ở HN sẽ tiêu thụ khác ở SG vì đường xá khác nhau (chu trình thử khác nhau). Gió lúc xuôi lúc ngược, đường lúc phẳng lúc gồ ghề, mưa nắng v.v.

VN mình áp dụng tiêu chuẩn Euro nhưng có khi nào mình lái lên được 120 km/h đâu (như trong chu trình của Euro). Tuy nhiên nếu mình phát triển riêng chu trình lái cho mình thì lấy tp nào làm chuẩn, và chuẩn đó sau vài năm nữa cũng khác vì tp đó với tốc độ tắc đường như hiện nay thì chu trình lái cũng sẽ phải thay đổi. Ngoài ra chu trình khác sẽ khó so sánh với các nước khác. Hiện ba ông Euro, Mỹ, Nhật cũng nhức đầu vì không so sánh được các tiêu chuẩn của họ với nhau. Họ đang xây dựng một tiêu chuẩn hài hòa chung.

À mà các bác có biết không? Vì động cơ bây giờ điều khiển điện tử nên các nhà sx có thể lập trình để tối ưu hóa cái xe theo chu trình của tiêu chuẩn để đạt mức phát thải thấp nhất cũng như tiêu hao thấp nhất. Tất nhiên là không dễ và tốn kém nhưng chỉ cần cơ quan nhà nước cấp giấy là mình tiêu thụ ít hơn xe đối phương đã là một lợi thế quảng cáo rồi (thực tế thế nào thì đó lại là chuyện khác). Bác cứ nhìn tiêu thụ của con SUV này sẽ thấy:



@ bác guidingstar: em không làm nhà nước mà cho một cty xài Euro. Thông tin về BK HN bác có thể xem ở đây http://ite.hut.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=115&Itemid=148&lang=vi

@ bác ncch: đúng quạt để tản nhiệt mô phỏng gió làm mát, không mô phỏng khí động học. Mô phỏng khí động học có loại khác, to và đắt lắm. Hôm nào rỗi em sẽ viết bài riêng về khí động học.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top