- Biển số
- OF-43905
- Ngày cấp bằng
- 20/8/09
- Số km
- 183
- Động cơ
- 465,910 Mã lực
Thấy các bác bàn rất nhiều về tiêu hao nhiên liệu nên em post bài này để các bác tham khảo và biết các nhà sx đo tiêu hao nhiên liệu như thế nào với một mẫu xe mới.
Tùy từng nước có tiêu chuẩn đo khác nhau nhưng nhìn chung trên thế giới chỉ có 3 tiêu chuẩn chính của châu Âu (Euro, được dùng nhiều nhất, VN cũng dùng tiêu chuẩn này), tiêu chuẩu Mỹ (Mỹ, Úc, Đài loan v.v.) và Nhật Bản (chỉ Nhật dùng). Phương pháp đo thì nhìn chung giống nhau. Đi vào chi tiết thì có khác. Em sẽ viết về phương pháp Euro là chính và với xe con thôi.
Xe được thử sẽ được bơm nhiên liệu chuẩn được qui định trong luật (vì nhiên liệu khác nhau sẽ tiêu thụ khác nhau, về sau không so sánh được). Sau đó để xe trong phòng điều hòa ở 20°C-30°C trong khoảng 6h đồng hồ. Mục đính để xe và nhiên liệu có cùng nhiệt độ này (20°C-30°C). Nhiệt độ khác nhau tiêu thụ nhiên liệu cũng khác nhau.
Sau đó xe được lắp lên băng thử có rulô. Nếu xe 1 cầu thì bánh chủ động sẽ nằm trên rulô để quay bánh khi xe chạy, còn bánh thụ động thì bị bó cứng cố định như hình dưới đây, để giữ xe cố định. Xe hai cầu thì có loại 2 rulô, hoặc chỉ dùng một cầu chủ động.
Sau đó người lái sẽ lên xe nổ máy và lái xe theo tốc độ hiển thị trên màn hình (ở đây gọi là lái theo chu trình). Cái màn to chiếu từ máy chiếu ra sẽ hiển thị hai tốc độ cho người lái. Một tốc độ hiển thị tốc đố mà người lái phải lái, và một tốc độ hiển thị tốc độ thực của xe (tính ra được từ số vòng quay của rulô). Nói là lái chứ xe đứng yên, vì vậy có cái quạt to ở đằng trước thổi vào xe theo tốc độ xe để mô phỏng như chạy trên đường.
Tốc độ mà người lái phải lái sẽ theo từng chu trình:
Chu trình châu Âu:
Tại sao phải lái theo chu trình? Lái theo chu trình để có thể so sánh các xe với nhau. Chứ người lái xe tốc độ 20 km/h không thể so sánh tiêu hao nhiên liệu với người lái 90km/h. Ngoài ra chu trình thể hiện phần nào thực tế. Ví dụ chu trình châu Âu sẽ có 4 lần vòng lái trong thành phố (elementary urban cycle), ở đây tốc độ không cao quá 50 km/h và nhiều chỗ tốc độ bằng 0 km/h (ví dụ dừng đèn đỏ). Ngoài ra cũng có một lúc như lái lên đường cao tốc với tốc độ 120 km/h.
Chu trình Nhật Bản:
Chu trình Mỹ:
Hai chu trình châu Âu và Nhật là chu trình nhân tạo do người nghĩ ra. Còn chu trình của Mỹ là họ trước đây đã lấy một đoạn đường thực tế ở Califonia. Cho xe chạy trên đó sau đó ghi lại tốc độ thật và tạo ra chu trình vì vậy cái đồ thị nó lùi sùi.
Trong lúc chạy xe thì khí thải sẽ được đo trong suốt chu trình. Sau đó từ hàm lượng khí thải có phân tử Các bon (C) thải ra họ sẽ tính được lượng nhiên liệu tiêu thụ theo quyên tắc cân bằng Các bon, vì nhiên liệu cháy bao nhiêu thì thải ra dưới dạng khí thải bấy nhiêu. Ở đây em không đi sâu vào vấn đề này vì luật họ qui định vậy, công thức thì khá dài và độ chính xác chắc chắn cao, không họ đã không đưa vào luật. Bác nào muốn tìm hiểu kỹ thì em sẽ viết sau.
Tại sao có các chu trình khác nhau? Thật ra không cần khác nhau nhưng họ là cường quốc nên mỗi ông muốn dùng luật của mình. Và dùng quen rồi thì cũng ngại dùng của thằng khác.
Vì chu trình khác nhau nên nếu cùng một xe chạy 3 chu trình sẽ ra 3 mức tiêu hao khác nhau. Chình vì vậy nếu bác xem quảng cáo về tiêu hao nhiên liệu của đúng một mẫu xe thì sẽ thấy là mức tiêu hao nhiên liệu của cùng xe đấy ở Mỹ sẽ khác ở Pháp.
Cũng phải nói rằng khi thử họ tắt hết các thiết bị ngoại vi như điều hòa, đèn, quạt gió để mức tiêu hao được thấp nhất. Người lái của họ cũng rất chuyên nghiệp vì như chu trình châu Âu em nhớ là người lái chỉ được phép lái với sai số +/- 2 km/h trong vòng 1s.
Có điều kiện thử ngặt nghèo như vậy mới có thể so sánh mức tiêu hao nhiên liệu của các xe với nhau.
Bây giờ nhiều bác sẽ thấy tại sao bác đi tiêu hao khác hơn nhiều so với nhà sx để ra, vì xe bác đi tốc độ thấp, dừng suốt, bật điều hoa, loa đài v.v. Nhưng cũng có bác thì lại thấy xe mình tiêu hao thấp hơn nhà sx đề ra. Ví dụ bác reset đồng hồ đo của xe và chạy ở 80-90 km/h liên tục thì sẽ thấp hơn vì ở đây là tốc độ tối ưu. Tuy nhiên nếu bác không reset mà để chạy vào thành phố thì một thời gian sau xe bác sẽ tiêu thụ cao hơn quảng cáo của nhà sx.
Một số tạp chí thì thường lấy xe ra chạy trên một chặng đường nhất định và so sánh. Cái đó cũng đúng với thực tế nhưng sai số sẽ lớn vì có nhiều yếu tố ngoài trời ảnh hưởng đến mức tiêu hao nhiên liệu (gió, mưa, tắc đường, người lái lái mỗi lúc một khác trên đường v.v.).
Tùy từng nước có tiêu chuẩn đo khác nhau nhưng nhìn chung trên thế giới chỉ có 3 tiêu chuẩn chính của châu Âu (Euro, được dùng nhiều nhất, VN cũng dùng tiêu chuẩn này), tiêu chuẩu Mỹ (Mỹ, Úc, Đài loan v.v.) và Nhật Bản (chỉ Nhật dùng). Phương pháp đo thì nhìn chung giống nhau. Đi vào chi tiết thì có khác. Em sẽ viết về phương pháp Euro là chính và với xe con thôi.
Xe được thử sẽ được bơm nhiên liệu chuẩn được qui định trong luật (vì nhiên liệu khác nhau sẽ tiêu thụ khác nhau, về sau không so sánh được). Sau đó để xe trong phòng điều hòa ở 20°C-30°C trong khoảng 6h đồng hồ. Mục đính để xe và nhiên liệu có cùng nhiệt độ này (20°C-30°C). Nhiệt độ khác nhau tiêu thụ nhiên liệu cũng khác nhau.
Sau đó xe được lắp lên băng thử có rulô. Nếu xe 1 cầu thì bánh chủ động sẽ nằm trên rulô để quay bánh khi xe chạy, còn bánh thụ động thì bị bó cứng cố định như hình dưới đây, để giữ xe cố định. Xe hai cầu thì có loại 2 rulô, hoặc chỉ dùng một cầu chủ động.
Sau đó người lái sẽ lên xe nổ máy và lái xe theo tốc độ hiển thị trên màn hình (ở đây gọi là lái theo chu trình). Cái màn to chiếu từ máy chiếu ra sẽ hiển thị hai tốc độ cho người lái. Một tốc độ hiển thị tốc đố mà người lái phải lái, và một tốc độ hiển thị tốc độ thực của xe (tính ra được từ số vòng quay của rulô). Nói là lái chứ xe đứng yên, vì vậy có cái quạt to ở đằng trước thổi vào xe theo tốc độ xe để mô phỏng như chạy trên đường.
Tốc độ mà người lái phải lái sẽ theo từng chu trình:
Chu trình châu Âu:
Tại sao phải lái theo chu trình? Lái theo chu trình để có thể so sánh các xe với nhau. Chứ người lái xe tốc độ 20 km/h không thể so sánh tiêu hao nhiên liệu với người lái 90km/h. Ngoài ra chu trình thể hiện phần nào thực tế. Ví dụ chu trình châu Âu sẽ có 4 lần vòng lái trong thành phố (elementary urban cycle), ở đây tốc độ không cao quá 50 km/h và nhiều chỗ tốc độ bằng 0 km/h (ví dụ dừng đèn đỏ). Ngoài ra cũng có một lúc như lái lên đường cao tốc với tốc độ 120 km/h.
Chu trình Nhật Bản:
Chu trình Mỹ:
Hai chu trình châu Âu và Nhật là chu trình nhân tạo do người nghĩ ra. Còn chu trình của Mỹ là họ trước đây đã lấy một đoạn đường thực tế ở Califonia. Cho xe chạy trên đó sau đó ghi lại tốc độ thật và tạo ra chu trình vì vậy cái đồ thị nó lùi sùi.
Trong lúc chạy xe thì khí thải sẽ được đo trong suốt chu trình. Sau đó từ hàm lượng khí thải có phân tử Các bon (C) thải ra họ sẽ tính được lượng nhiên liệu tiêu thụ theo quyên tắc cân bằng Các bon, vì nhiên liệu cháy bao nhiêu thì thải ra dưới dạng khí thải bấy nhiêu. Ở đây em không đi sâu vào vấn đề này vì luật họ qui định vậy, công thức thì khá dài và độ chính xác chắc chắn cao, không họ đã không đưa vào luật. Bác nào muốn tìm hiểu kỹ thì em sẽ viết sau.
Tại sao có các chu trình khác nhau? Thật ra không cần khác nhau nhưng họ là cường quốc nên mỗi ông muốn dùng luật của mình. Và dùng quen rồi thì cũng ngại dùng của thằng khác.
Vì chu trình khác nhau nên nếu cùng một xe chạy 3 chu trình sẽ ra 3 mức tiêu hao khác nhau. Chình vì vậy nếu bác xem quảng cáo về tiêu hao nhiên liệu của đúng một mẫu xe thì sẽ thấy là mức tiêu hao nhiên liệu của cùng xe đấy ở Mỹ sẽ khác ở Pháp.
Cũng phải nói rằng khi thử họ tắt hết các thiết bị ngoại vi như điều hòa, đèn, quạt gió để mức tiêu hao được thấp nhất. Người lái của họ cũng rất chuyên nghiệp vì như chu trình châu Âu em nhớ là người lái chỉ được phép lái với sai số +/- 2 km/h trong vòng 1s.
Có điều kiện thử ngặt nghèo như vậy mới có thể so sánh mức tiêu hao nhiên liệu của các xe với nhau.
Bây giờ nhiều bác sẽ thấy tại sao bác đi tiêu hao khác hơn nhiều so với nhà sx để ra, vì xe bác đi tốc độ thấp, dừng suốt, bật điều hoa, loa đài v.v. Nhưng cũng có bác thì lại thấy xe mình tiêu hao thấp hơn nhà sx đề ra. Ví dụ bác reset đồng hồ đo của xe và chạy ở 80-90 km/h liên tục thì sẽ thấp hơn vì ở đây là tốc độ tối ưu. Tuy nhiên nếu bác không reset mà để chạy vào thành phố thì một thời gian sau xe bác sẽ tiêu thụ cao hơn quảng cáo của nhà sx.
Một số tạp chí thì thường lấy xe ra chạy trên một chặng đường nhất định và so sánh. Cái đó cũng đúng với thực tế nhưng sai số sẽ lớn vì có nhiều yếu tố ngoài trời ảnh hưởng đến mức tiêu hao nhiên liệu (gió, mưa, tắc đường, người lái lái mỗi lúc một khác trên đường v.v.).