[Thảo luận] Không có lỗi vượt phải khi các xe cùng lưu thông trên làn đường rộng!

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Bẩm cụ, cái của cụ đưa ra ở đây thì nó đã rõ như ban ngày rồi ợ!

2- Nhưng mà cái làn đường ô tô rất rộng (như đường Yên Phụ, Giải Phóng,...) thì nó cho phép 02 hàng xe ô tô chạy ghép song song thì không thấy cái văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về việc lưu thông trên những làn đường kiểu có 1 không 2 này ở Thủ đô ta! Không thấy nói đến việc xe ô tô đi phần đường bên phải trong cái làn xe to tướng ấy mà đi nhanh hơn (không hề vi phạm lỗi tốc độ) xe ô tô khác đi ở phần đường bên trái và không có tín hiệu xin vượt mà vượt qua cái ô tô đi ở phần đường bên trái thì có bị xem là "vượt phải" hay không. Đây chính là điểm mập mờ 50 - 50 giữa XXX và lái xe ạ. Cụ nào "cứng + giỏi cãi" thì thoát. Cụ nào thích "ăn chia cho nhanh" thì mất tiền ạ. :))
Mục 1- nêu trên: từ trước đến nay xxx vẫn nhiệt tình bắt lỗi vượt phải với xe chạy trên làn bên phải trên độan có nhiều làn đường, có kẻ vạch chia làn.
Nhờ các kụ OF, OS kiên trì phản biện mà từ 1-1-2014 trong luật mới có câu như kụ An_khanh nêu trên, khẳng định không có lỗi vượt phải trong trường hợp đó.
Không phải bỗng nhiên mà được sáng rõ như ban ngày đâu, kụ ui.

Mục 2- nêu trên: mục đích thớt này là làm sáng tỏ trường hợp kụ nêu ở mục 2, nhằm khẳng định "không có lỗi vượt phải khi các xe chạy trên một làn rộng không có kẻ vạch phân làn, khi xe bên trong (bên phải) chạy lệch đuôi xe trước và vượt qua xe đó (tại vị trí mà nếu có kẻ vạch thì xe bên trong đang chạy trên làn bên trong, không cùng làn với xe bên ngoài)".

Chắc phải mất một vài năm nữa để điều này có thể được ghi và giải thích cụ thể trong luật.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mục 1- nêu trên: từ trước đến nay xxx vẫn nhiệt tình bắt lỗi vượt phải với xe chạy trên làn bên phải trên độan có nhiều làn đường, có kẻ vạch chia làn.
Nhờ các kụ OF, OS kiên trì phản biện mà từ 1-1-2014 trong luật mới có câu như kụ An_khanh nêu trên, khẳng định không có lỗi vượt phải trong trường hợp đó.
Không phải bỗng nhiên mà được sáng rõ như ban ngày đâu, kụ ui.

Mục 2- nêu trên: mục đích thớt này là làm sáng tỏ trường hợp kụ nêu ở mục 2, nhằm khẳng định "không có lỗi vượt phải khi các xe chạy trên một làn rộng không có kẻ vạch phân làn, khi xe bên trong (bên phải) chạy lệch đuôi xe trước và vượt qua xe đó (tại vị trí mà nếu có kẻ vạch thì xe bên trong đang chạy trên làn bên trong, không cùng làn với xe bên ngoài)".

Chắc phải mất một vài năm nữa để điều này có thể được ghi và giải thích cụ thể trong luật.
Mục 1: không có lỗi vượt phải trên đường nhiều làn, cái này thì hên xui, nhưng nếu bị vịn thì có cớ cãi và thường xxx sẽ chịu nếu ta cứng. Em bị 2 phát, một phát cãi thắng, một phát do vội quá nên cho các anh ý xiền cà phê (150k) các anh cũng cầm !.
Mục 2: đường làn rộng (2 xe đi vừa, cái này chỉ có ở HN, em chưa gặp ở một tỉnh thành nào) chắc chắn có lỗi vượt phải vì 1 làn đó có thể coi như một con đường không làn và do đó vượt phải = sai khỏi bàn. Tuy nhiên, chỗ dừng đèn đỏ mà các xe đỗ sát bên trái thì các cụ 'vượt' thoải mái vì không có khái niệm vượt 1 xe đang đỗ.

Video minh họa làn đường rộng:
[video]http://splashurl.com/m9aqhn9[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mục 1: không có lỗi vượt phải trên đường nhiều làn, cái này thì hên xui, nhưng nếu bị vịn thì có cớ cãi và thường xxx sẽ chịu nếu ta cứng. Em bị 2 phát, một phát cãi thắng, một phát do vội quá nên cho các anh ý xiền cà phê (150k) các anh cũng cầm !.
Mục 2: đường làn rộng (2 xe đi vừa, cái này chỉ có ở HN, em chưa gặp ở một tỉnh thành nào) chắc chắn có lỗi vượt phải vì 1 làn đó có thể coi như một con đường không làn và do đó vượt phải = sai khỏi bàn. Tuy nhiên, chỗ dừng đèn đỏ mà các xe đỗ sát bên trái thì các cụ 'vượt' thoải mái vì không có khái niệm vượt 1 xe đang đỗ.

Video minh họa làn đường rộng:
[video]http://splashurl.com/m9aqhn9[/video]
Nhà cháu không đồng ý với phần in đậm của kụ Anhtho.

Lí do: hành vi "vượt phải" bao gồm 2 thao tác cấu thành 1- có hành vi "vượt xe", 2- "hành vi vượt xe" thực hiện ngược luật, nghĩa là "vượt xe" nhưng không mượn làn xe của chiều ngược lại, mà lấn vào lề đường để vượt lên.

Để có thể xảy ra hành vi vượt xe, theo luật quy định phải có đủ 2 yếu tố sau: 1- cả 2 xe đang cùng di chuyển trên 1 làn đường (hẹp), đầu xe sau nằm ngay sau đuôi xe trước; 2- xe sau phải mượn làn của chiều đối diện (thì mới có đường) vượt lên trên xe trước.

Khi không đủ 2 yếu tố trên, hành vi xe sau qua mặt xe trước chỉ gọi là "vượt lên", không phải là "vượt xe".

Khi không có hành vi "vượt xe" (mà chỉ là "vượt lên") thì cũng không có hành vi "vượt phải".
Vượt lên từ phía bên phải không phải là vượt xe về bên phải.

Ví dụ:
- Tại những nơi 2 chiều di chuyển ngược nhau được chia cách bằng dải phán cách cứng, xe chiều này không có điều kiện để "mượn làn của chiều đối diện để vượt xe" thì không thể xảy ra hành vi "vượt xe". Đã không có hành vi vượt xe thì cũng không thể có hành vi "vượt phải".
- Tại những nơi đường rộng, xe sau không chạy ngay sát đuôi xe trước (mà chạy lệch hẳn sang một bên), không có điều kiện để cấu thành hành vi vượt xe, nên cũng không cấu thành hành vi vượt xe phía bên phải.

Vì thấy nhiều kụ nhà mình vẫn lẫn lộn giũa 2 hành vi "vượt xe" và "vượt lên", tại còm #3 ở thớt này nhà cháu đã phân tích cụ thể "quy định của luật hiện hành về vượt xe".
Mong các kụ xem xét kĩ giùm.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu không đồng ý với phần in đậm của kụ Anhtho.

Lí do: hành vi "vượt phải" bao gồm 2 thao tác cấu thành 1- có hành vi "vượt xe", 2- "hành vi vượt xe" thực hiện ngược luật, nghĩa là "vượt xe" nhưng không mượn làn xe của chiều ngược lại, mà lấn vào lề đường để vượt lên.

Để có thể xảy ra hành vi vượt xe, theo luật quy định phải có đủ 2 yếu tố sau: 1- cả 2 xe đang cùng di chuyển trên 1 làn đường (hẹp), đầu xe sau nằm ngay sau đuôi xe trước; 2- xe sau phải mượn làn của chiều đối diện (thì mới có đường) vượt lên trên xe trước.

Khi không đủ 2 yếu tố trên, hành vi xe sau qua mặt xe trước chỉ gọi là "vượt lên", không phải là "vượt xe".

Khi không có hành vi "vượt xe" (mà chỉ là "vượt lên") thì cũng không có hành vi "vượt phải".
Vượt lên từ phía bên phải không phải là vượt xe về bên phải.

Ví dụ:
- Tại những nơi 2 chiều di chuyển ngược nhau được chia cách bằng dải phán cách cứng, xe chiều này không có điều kiện để "mượn làn của chiều đối diện để vượt xe" thì không thể xảy ra hành vi "vượt xe". Đã không có hành vi vượt xe thì cũng không thể có hành vi "vượt phải".
- Tại những nơi đường rộng, xe sau không chạy ngay sát đuôi xe trước (mà chạy lệch hẳn sang một bên), không có điều kiện để cấu thành hành vi vượt xe, nên cũng không cấu thành hành vi vượt xe phía bên phải.

Vì thấy nhiều kụ nhà mình vẫn lẫn lộn giũa 2 hành vi "vượt xe" và "vượt lên", tại còm #3 ở thớt này nhà cháu đã phân tích cụ thể "quy định của luật hiện hành về vượt xe".
Mong các kụ xem xét kĩ giùm.
Nếu cụ dùng vượt lên để thay vượt xe thì sẽ không còn lỗi vượt xe bao giờ nữa, biển cấm vượt sẽ không có nghĩa. Em thấy cụm từ vượt lên không có trong luật giao thông đường bộ.
 

wowow

Xe hơi
Biển số
OF-17254
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
177
Động cơ
509,360 Mã lực
Túm lại, hành vi "đi xe ô tô ở phần đường bên phải trong một làn đường rộng (Yên Phụ, Giải Phóng, ...) mà đi nhanh hơn rồi vượt qua một ô tô khác đang lưu thông ở phần đường bên trái trong làn đường đó, nhưng không vi phạm lỗi tốc độ cũng như không có tín hiệu xin vượt" thì có phạm luật GTĐB hay không? Nếu có thì bị quy vào lỗi gì? => Chưa có luật hay nhà làm luật, thực thi luật nào nói đến hành vi này.
 

Tuan Can

Xe container
Biển số
OF-162235
Ngày cấp bằng
23/10/12
Số km
7,969
Động cơ
423,530 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm, Hà Nội
Em đánh dâu để châm cứu
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,227
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Sự thật:

Theo luật gtđb hiện hành:
a- Tại phần đường có từ 2 làn trở lên cho một hướng di chuyển thì không có lỗi vượt phải (điều này nay đã rõ ràng)
b- Tại phần đường có làn đường rộng có thể chạy ngang hàng từ 2 xe trở lên trên 1 làn thì không có lỗi vượt phải trên làn đó.

Dẫn giải:
1- Trong luật gtđb không có định nghĩa thế nào là vượt xe, nhưng trong luật có mô tả rõ các thao tác phải thực hiện khi vượt xe, qua đó có thể xác định thế nào là vượt xe.
2- trong luật không có định nghĩa thế nào là vượt phải, nhưng chúng ta có thể cùng đồng ý "vượt phải bao gồm 2 hành vi xảy ra đồng thời, đó là: a- hành vi vượt xe, và b- hành vi vượt về phía bên phải xe bị vượt".
3- khi các xe đang lưu thông, theo mục 2 nêu trên, khi không cấu thành hành vi vượt xe thì cũng không cấu thành hành vi vượt phải.

Chứng minh:

1- Thế nào là vượt xe?



(Tiếp...)
Vậy cụ chủ trả lời hộ em là "Thế trường hợp nào thì bị vi phạm lỗi vượt phải" ???
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu cụ dùng vượt lên để thay vượt xe thì sẽ không còn lỗi vượt xe bao giờ nữa, biển cấm vượt sẽ không có nghĩa. Em thấy cụm từ vượt lên không có trong luật giao thông đường bộ.
Ở VN có phải đường nào cũng có từ 2 làn trở lên cho Một chiều di chuyển đâu, có phải đường nào cũng có giải phân cách cứng chia 2 chiều xe đối diện đâu kụ?
Các Quốc lộ đặc biệt là các đoạn ngoài khu dân cư hầu hết đều chỉ có 1 làn cho 1 chiều ô tô di chuyển, ở giữa kẻ vạch sơn (đứt hoặc liền) phân chia 2 chiều xe ngược nhau, xe sau nếu muốn vượt lên, qua mặt xe cùng chiều phía trước thì buộc phải mượn làn xe của chiều đối diện để vượt lên. Theo luật gtđb Vn hiện hành, hành vi mượn làn xe đối diện để vượt qua xe phía trước được gọi là hành vi "vượt xe".

Hành vi vượt xe rất nguy hiểm, vì nó liên quan đến các yếu tố tiềm ẩn gây tai nạn, như 1- luồng xe ngược chiều (vì xe đang vượt lên có nguy cơ đâm trực diện với xe ngược chiều), 2- đường chật, dễ gây cọ quẹt giữa 2 xe cùng chiều, 3- tình huống kẹp chả 3 xe, xe đang vượt bị kẹp giũa 2 xe đang chạy ngược chiều nhau, 4- xe xin vượt lại lách bên phải xe cùng chiều phía trước, ép xe đó ra giũa đường tăng nguy cơ đâm trực diện với xe ngược chiều đang tới, v.v...

Chính vì hành vi vượt xe nêu trên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn nên luật mới chế tài các điều kiện khi nào mới được được vượt xe, khi nào không. Đặc biệt, luật bắt buộc "vượt xe" phải mượn làn đang trống của chiều xe đối diện để vượt (vượt xe bên trái), luật cấm không được lách bên phải để vượt lên.

Đường rộng, đường trong thành phố có nhiều làn cho một chiều xe chạy không có 4 nguy cơ nêu trên nên luật không chế tài, và luật cũng không coi hành vi vượt lên trên đường rộng không kẻ chia làn, đường rộng có kẻ chia nhiều làn là hành vi vượt xe.
Cắm biển cấm vượt trên cấc đường rộng, có dải phân cách cứng chia 2 chiều xe ngược nhau, cắm biển cấm vượt trên đoạn đường có từ 2 là cùng chiều trở lên, v.v... là hành động vô nghĩa, chỉ chứng tỏ người cắm biển chẳng hiểu gì về luật, kụ à.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vậy cụ chủ trả lời hộ em là "Thế trường hợp nào thì bị vi phạm lỗi vượt phải" ???
Cứ theo quy định nêu trong luật soi.
Hành vi vượt phải, trước hết phải chứa hành vi vượt xe, kèm thêm hành vi "xe sau không mượn làn xe của chiều đối diện (nằm bên trái xe bị vượt) để vượt lên, mà xe sau lách qua bên phải của xe trước để vượt lên.

Nhà cháu minh họa cụ thể bằng hình ảnh, bằng clip ở mấy còm đầu thớt này rồi, kụ chịu khó xem lại rồi cho nhà cháu biết ý kiến thêm nhé.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Túm lại, hành vi "đi xe ô tô ở phần đường bên phải trong một làn đường rộng (Yên Phụ, Giải Phóng, ...) mà đi nhanh hơn rồi vượt qua một ô tô khác đang lưu thông ở phần đường bên trái trong làn đường đó, nhưng không vi phạm lỗi tốc độ cũng như không có tín hiệu xin vượt" thì có phạm luật GTĐB hay không? Nếu có thì bị quy vào lỗi gì? => Chưa có luật hay nhà làm luật, thực thi luật nào nói đến hành vi này.
Trong luật quy định các hành vi nào bị coi là lỗi, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Những hành vi cụ thể không bị luật quy định là lỗi thì không phải là lỗi.
 

wowow

Xe hơi
Biển số
OF-17254
Ngày cấp bằng
11/6/08
Số km
177
Động cơ
509,360 Mã lực
wowow viết: Túm lại, hành vi "đi xe ô tô ở phần đường bên phải trong một làn đường rộng (Yên Phụ, Giải Phóng, ...) mà đi nhanh hơn rồi vượt qua một ô tô khác đang lưu thông ở phần đường bên trái trong làn đường đó, nhưng không vi phạm lỗi tốc độ cũng như không có tín hiệu xin vượt" thì có phạm luật GTĐB hay không? Nếu có thì bị quy vào lỗi gì? => Chưa có luật hay nhà làm luật, thực thi luật nào nói đến hành vi này.

Trong luật quy định các hành vi nào bị coi là lỗi, nếu vi phạm sẽ bị phạt.

Những hành vi cụ thể không bị luật quy định là lỗi thì không phải là lỗi.
Em nhất trí với quan điểm của cụ và xin trích dẫn nguyên văn một đoạn (phần chữ bôi đậm màu đỏ) trong "Thông điệp 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng tải trên trang www.vneconomy.com.vn như dưới đây:

http://vneconomy.vn/20140101051614210P0C9920/thong-diep-2014-cua-thu-tuong.htm

"Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch."
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,647
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở VN có phải đường nào cũng có từ 2 làn trở lên cho Một chiều di chuyển đâu, có phải đường nào cũng có giải phân cách cứng chia 2 chiều xe đối diện đâu kụ?
Các Quốc lộ đặc biệt là các đoạn ngoài khu dân cư hầu hết đều chỉ có 1 làn cho 1 chiều ô tô di chuyển, ở giữa kẻ vạch sơn (đứt hoặc liền) phân chia 2 chiều xe ngược nhau, xe sau nếu muốn vượt lên, qua mặt xe cùng chiều phía trước thì buộc phải mượn làn xe của chiều đối diện để vượt lên. Theo luật gtđb Vn hiện hành, hành vi mượn làn xe đối diện để vượt qua xe phía trước được gọi là hành vi "vượt xe".

Hành vi vượt xe rất nguy hiểm, vì nó liên quan đến các yếu tố tiềm ẩn gây tai nạn, như 1- luồng xe ngược chiều (vì xe đang vượt lên có nguy cơ đâm trực diện với xe ngược chiều), 2- đường chật, dễ gây cọ quẹt giữa 2 xe cùng chiều, 3- tình huống kẹp chả 3 xe, xe đang vượt bị kẹp giũa 2 xe đang chạy ngược chiều nhau, 4- xe xin vượt lại lách bên phải xe cùng chiều phía trước, ép xe đó ra giũa đường tăng nguy cơ đâm trực diện với xe ngược chiều đang tới, v.v...

Chính vì hành vi vượt xe nêu trên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn nên luật mới chế tài các điều kiện khi nào mới được được vượt xe, khi nào không. Đặc biệt, luật bắt buộc "vượt xe" phải mượn làn đang trống của chiều xe đối diện để vượt (vượt xe bên trái), luật cấm không được lách bên phải để vượt lên.

Đường rộng, đường trong thành phố có nhiều làn cho một chiều xe chạy không có 4 nguy cơ nêu trên nên luật không chế tài, và luật cũng không coi hành vi vượt lên trên đường rộng không kẻ chia làn, đường rộng có kẻ chia nhiều làn là hành vi vượt xe.
Cắm biển cấm vượt trên cấc đường rộng, có dải phân cách cứng chia 2 chiều xe ngược nhau, cắm biển cấm vượt trên đoạn đường có từ 2 là cùng chiều trở lên, v.v... là hành động vô nghĩa, chỉ chứng tỏ người cắm biển chẳng hiểu gì về luật, kụ à.
Làn đường trong phố để rộng bằng 2 thân xe cũng là sai, và vượt phải trên cùng một làn rộng cũng sai. Sản phẩm làn đúp này chỉ có ở HN, thậm chí đường 5 tới địa phận HN là đã phân làn to rồi.
Tranh luận dựa trên một cái không đúng thì khó tìm ra câu trả lời xác đáng.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Làn đường trong phố để rộng bằng 2 thân xe cũng là sai, và vượt phải trên cùng một làn rộng cũng sai. Sản phẩm làn đúp này chỉ có ở HN, thậm chí đường 5 tới địa phận HN là đã phân làn to rồi.

Tranh luận dựa trên một cái không đúng thì khó tìm ra câu trả lời xác đáng.
Nhà cháu đồng ý với dòng cuối cùng trong còm kụ Anhtho.

Tuy nhiên, nhà cháu bảo lưu quan điểm của mình là "chỉ có hành vi vượt phải khi hành vi đó chứa đủ 2 yếu tố 1- hành vi đó là hành vi vượt xe, 2- hành vi vượt xe này không mượn làn của chiều ngược lại (nằm phía bên trái xe bị vượt) để vượt xe, mà lách sang bên phải xe bị vượt để vượt xe" (rất nguy hiểm, vì xe vượt sẽ ép xe bị vượt lệch sang làn của chiều xe ngược lại, v.v... dễ gây tai nạn)

Như tên gọi, Hành vi "Vượt xe về bên phải" trước hết phải là hành vi "vượt xe" đã, và hành vi vượt xe này không dùng mặt đường phía bên trái của xe bị vượt để vượt xe, mà dùng phần mặt đường bên phải xe bị vượt để vượt xe.

Khi đã không có yếu tố cấu thành hành vi "vượt xe", thì cũng không có yếu tố cấu thành hành vi "vượt xe về bên phải", gọi tắt là "vượt phải".

Còn hành vi như thế nào, có những yếu tố nào, xảy ra trong điều kiện nào sẽ bị luật gtđb hiện hành xem là hành vi "vượt xe" đã được Điều 14 "Vượt xe" nêu rất rõ.


Trích Luật gtđb

Điều 14. Vượt xe
...
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy (tức là đi sát lề đường bên phải) cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt...




Do vậy, về mặt luật pháp thì không thể dựa trên cái không đúng (không kẻ vạch chia làn đường" và việc hiểu luật mơ hồ của xxx để phạt lái xe khi xe vượt lên từ bên phải trên một mặt đường rộng không có kẻ vạch chia làn.


Mời các kụ mợ tham khảo thêm định nghĩa, minh họa "Thế nào là vượt xe?", "Thế nào là vượt lên?" trong Luật gtddb CHLB Nga theo link dưới đây.
Các bộ Luật của Liên xô trước đây, nay là CHLB Nga, vốn từng là bộ Luật mẫu được các luật gia VN tham khảo khi xây dựng Luật gtđb VN hiện hành.

1- Thế nào là Vượt xe? Thông tin tham khảo từ định nghĩa về Vượt xe trong luật CHLB Nga



2- Thế nào là Vượt lên? Thông tin tham khảo từ Luật gtddb CHLB Nga



.
 
Chỉnh sửa cuối:

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,227
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Cứ theo quy định nêu trong luật soi.
Hành vi vượt phải, trước hết phải chứa hành vi vượt xe, kèm thêm hành vi "xe sau không mượn làn xe của chiều đối diện (nằm bên trái xe bị vượt) để vượt lên, mà xe sau lách qua bên phải của xe trước để vượt lên.

Nhà cháu minh họa cụ thể bằng hình ảnh, bằng clip ở mấy còm đầu thớt này rồi, kụ chịu khó xem lại rồi cho nhà cháu biết ý kiến thêm nhé.
Nếu xe sau lách qua bên phải xe trước để vượt lên thì làn đó đủ 2 xe, mà theo cụ chủ thì như thế là không phạm lỗi???
 

cua dong

Xe buýt
Biển số
OF-88186
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
659
Động cơ
413,435 Mã lực
Cụ chủ lý luận chuẩn rồi, chỉ tiếc là em chả còn rượu. Thôi thì thank cụ suông vậy
 

tla

Xe điện
Biển số
OF-13289
Ngày cấp bằng
19/2/08
Số km
3,411
Động cơ
544,574 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
Bên 2 công chúa nhỏ
Em đánh dấu đọc dần
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
8,768
Động cơ
-392,849 Mã lực
Luật nó ghi là khi cho vượt thì xe đi chậm lại, sát vào bên phải phần đường xe chạy cụ lại dịch ra là sát lề bên phải để suy ra đường chỉ rộng đủ cho 1 xe, khi nhường thì xe kia phải đi sát vào lề cho xe vượt lên.

Luật nó ghi là bên phải PHẦN ĐƯỜNG XE CHẠY chứ có phải lề đâu, VD cái đường 5 qua địa phận HN làn cho ô tô đủ 2 xe đi, khi xe sau vượt thì xe trước đi sát mép bên phải nhưng vẫn thuộc làn dành cho ô tô chứ không tấp vào lề hay chèn sang làn xe tải bên cạnh. Nếu xe trước đi sát mép bên trái mà cụ phi lên từ bên phải chứ không xi nhanh để nó tấp sang phải thì xe cụ dính lỗi vượt phải.
 

Phồng Mực

Xe tăng
Biển số
OF-343746
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
1,355
Động cơ
285,967 Mã lực
Vốt cụ Bia ^^
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Bác chủ thớt đọc Nghị định 171, điều 5 họ giải thích trường hợp "không phải là vượt phải" đấy (không phải là trường hợp được phép vượt phải ghi rõ trong luật)!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top