Để cãi tôi không vượt phải mà tại thằng bên trái đi chậm hơn là không chắc chắn. Nhưng cãi vượt phải trong trường hợp được phép có cơ sở hơn.Đúng ý em đấy. Đường chỉ đủ chiều rộng 1 làn duy nhất cho vượt cũng không vượt được trừ trường hợp xe trước tránh vào lề. Đường 2 chiều mà mỗi chiều đủ rộng 1 làn thì xe sau vẫn vượt trái thoải mái nếu xe chậm phía trước đi về bên phải đúng trong 1 làn như quy định của Luật GTĐB
Hai hành vi “vượt” và “nhường” được xác định khi so sánh 2 xe đi cùng chiều với nhau, vì vậy mức xử phạt lỗi vi phạm ít nhất cũng phải quy định bằng nhau. Trước đây, hành vi “không nhường đường” được xác định lỗi nặng hơn hành vi “vượt bên phải”, xác định rất đúng bản chất hành vi và đúng Luật GTĐB
Bởi vì nguyên nhân đầu tiên thường là do xe đi phía trước không đi về bên phải theo chiều đi, cứ nghênh ngang giữa đường, xe sau xin vượt cũng không chịu nhường đường mặc dù phía trước không vướng gì. Có 2 lỗi là “không đi về bên phải” và “không nhường đường”, nhiều lỗi hơn 1 lỗi “vượt bên phải” của xe đi sau
Từ khi sinh ra nhóm biển quái thai 412(a,b,c,d) của QC41/2012 khiến cho ý thức nhường đường bị biến mất 1 cách hợp pháp, cộng thêm đàn em của cụ X tranh thủ lợi dụng đánh tráo khái niệm khi thay đổi mức phạt để coi hành vi “vượt bên phải” phạm lỗi nặng hơn hành vi “không nhường đường” gấp nhiều lần... Mục đích có lẽ nhận thấy dễ đặt bẫy kiếm ăn, bất chấp hậu quả thiệt hại cực lớn, lâu dài đối với ý thức và sự phát triển của giao thông
Giải thích hành vi “vượt bên phải” của Bộ GTVT và Tổng cục ĐB trong QC41/2016 chỉ là giải pháp tình thế để hóa giải phần nào tác hại quy định mức xử phạt chênh lệch phi lý trong các Nghị định của cụ X
Bộ và Tổng cục ĐB hình dung quy tắc GT thế nào mà cho phép làn bên phải cùng chiều được đi nhanh hơn làn bên trái? Thực tế hãy quan sát GT trên QL1A, hàng đoàn xe tải đi chậm hơn thì chiếm hết làn bên trái, còn làn bên phải thì xe con đi nhanh hơn phải lách xe máy để vượt xe tải. Ngành GT không đủ trình hoặc không đủ dũng cảm để nhận thức ra nguyên nhân gốc rễ, góp phần thủ tiêu nốt những gì còn sót lại của ý thức nhường đường nói riêng và ý thức GT nói chung
Có vài hình động mô tả lịch sử quá trình đánh tráo khái niệm, công lý bị đảo ngược:
Em có kinh nghiệm thực tế trên đường Yên Phụ với lý: Tôi vượt xe đang rẽ trái (đang đi sát bên trái), Nếu xe đi sát không phải đang rẽ trái thì phải vịn xe đó lỗi không đi bên phải trước.