NGHỀ NÔNG NÊN THEO DƯƠNG LỊCH HAY ÂM LỊCH.
(Dương Hồng Hiên - Kỹ sư nông nghiệp - Sách lịch kiến thức phổ thông 1983)
Nhất thì, nhì thục: Làm đúng thời vụ là một trong những điều kiện quyết định được mùa. Muốn như vậy, phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt từ lúc làm đất, gieo cấy, chăm sóc, đến lúc thu hoạch.
Nhưng để xác định nông lịch, nên theo âm hay dương lịch?
KHÍ HẬU, DƯƠNG LỊCH VÀ CÂY TRỒNG.
Cây trồng là sinh vật, lại sống ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khí hậu. Khí hậu trên trái đất, sự phân chia các mùa xuân, hạ, thu đông, mùa mưa và mùa khô, vùng có gió mùa,.v.v.. đều do năng lượng mặt trời phân bố không đều ở từng nơi và từng thời gian khác nhau. Do đó, có mối liên quan rất khắng khít giữa sự phát triển của cây trồng với vị trí trái đất so với mặt trời, tức là với dương lịch, thông qua sự chuyển biến các yếu tố khí hậu: mưa, nóng, rét, hô, ẩm và ánh sáng,v.v.. Đặc biệt, yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự phát triển cây trồng. Chất xanh trong cây trồng tiếp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để làm nguồn sống, tạo ra mọi sự phát triển. Cho nên, ánh sáng mặt trời mạnh hay yếu (cường độ ánh sáng), chất lượng các tia sáng khác nhau, số giờ chiếu nắng trong mỗi ngày, nhất là ngày dài hay ngắn (gọi là chu kỳ ánh sáng, hay nhật quang kỳ) có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.
Vì dụ, một giống bắp cao hơn 3m, có trái dài hơn một gang tay ở Liên Xô, đem về nước ta trồng chỉ cao bằng cây bút chì đã trổ bông, có trái nhỏ xíu, chỉ có 3 hay 4 hạt. Vì đây là giống quen với ngày dài ở vùng ôn đới, đem về vùng nhiệt đới có phản ứng rất mạnh với ánh sáng ngày ngắn. Ở nước ta, các giống lúa mùa rất mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn. Hễ đến thời kỳ có ngày ngắn tới một mức nhất định đối với từng giống, giống đó chuyển sang làm đòng và ra hoa.
Do đó, nếu gieo cấy muộn, mặc dù cây chưa nảy nở đủ nhưng vẫn ra hoa.
Tuy nhiên, ngày ngắn hay dài hoàn toàn ứng với dương lịch, không có một chút ảnh hưởng nào bởi âm lịch cả.Mặt trăng gây ra thuỷ triều, nên có ảnh hưởng đến nông nghiệp theo địa phương và chỉ tác động đến từng mặt, không cơ bản thường xuyên, rộng khắp như ảnh hưởng bởi mặt trời.
VÌ SAO ÂM LỊCH CÓ NĂM NHUẬN.
Dương lịch hiện nay đã được sửa đi sửa lại nhiều lần khá chính xác (chỉ còn sai 1 ngày trong 4000 năm), nên đối với nông nghiệp chưa mấy trở ngại.
Còn tính theo âm lịch nếu theo sát tuần trăng, một năm chỉ có khoảng 7 tháng đủ 30 ngày, còn 5 tháng có 29 ngày. Cộng lại 1 năm âm lịch có khoảng 355 ngày, ít hơn năm dương lịch hơn 10 ngày, tức là sai nhiều so với sự phát triển cây trồng. Do đó, các nhà làm lịch cố tìm mọi cách để âm lịch có thể khớp lại với dương lịch. Tức là sau vài năm sẽ khớp lại với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Đó là nguồn gốc các năm nhuận.
Như thế, cách tính năm nhuận nằm mục đích để sửa sai , chứ không như nhiều ngườing nghĩ: Hễ có năm nhuận, thời tiết muộn đi, và trồng trong tháng nhuận tháng nào cũng được.Về lý luận, đã thấy: Cách tính năm âm lịch nhận không có dính dáng gì đến các yếu tố khí hậu cả. Về thực tế, đối chiếu các số lịêu về lượng mưa, nhiệt độ.v.v.. đã thực sự xảy ra vào các năm nhuận âm lịch. Đặc biệt, các năm nhuận cùng một tháng âm lịch (qua số liệu, đầy đủ nhất là Trạm Hà Nội) ta cũng thấy:
- Không có một sự liên quan nào giữa các năm có nhuận âm lịch với thời tiết năm đó (như mưa muộn hay sớm hơn, nhiều hay ít hơn).- Ngày giữa các năm nhuận cùng một tháng âm lịch, như các năm 1936 và 1955 có hai tháng ba âm lịch, năm 1925 và năm 1944 có hai tháng tư âm lịch, thời tiết đã cxảy ra khác hẳn nhau.
KẾT LUẬN.
Sau khi xem xét các mặt kể trên, chúng ta có cơ sở để xác định:
- Thời vụ nên dựa theo dương lịch, vì có sự liên quan chặt chẽ giữa dương lịch và khí hậu, giữa khí hậu và cây trồng. Ngược lại, nếu chỉ dùng âm lịch, tháng nhuận không biết gieo cấy vào tháng nào. Và năm trước năm nhuận cũng đã sai tới 20 ngày so với dương lịch rồi, nên rất khó tính toán..
- Có như thế chúng ta mới xác định thời vụ một cách cụ thể cho đến từng cánh đồng, từng chân ruộng, từng đợt gieo cấy.
-Riêng đối với thời vụ lúa mùa, do đặc tính mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn nên các giống lúa mùa trổ bông vào thời kỳ nhất định trong năm theo dương lịch và ở từng nơi trong các vùng có ảnh hưởng của thuỷ triều đều phải dựa vào sự tính toán các con nước thuỷ triều theo lịch chuyên ngành (không nhất thiết và cần thiết tính theo âm lịch). Nơi bị ập úng vào tháng 9, tháng 10 dương lịch phải tranh thủ làm sớm để lúa cấy xong kịp hồi sức phát triển trước khi bị ngập. Nơi cuối vụ bị mặn sớm, cần tranh thủ rửa mặn, làm mạ và cấy sớm để đảm bảo lúa được thu hoạch trước khi bị mặn
(Dương Hồng Hiên - Kỹ sư nông nghiệp - Sách lịch kiến thức phổ thông 1983)
Nhất thì, nhì thục: Làm đúng thời vụ là một trong những điều kiện quyết định được mùa. Muốn như vậy, phải tuân thủ một cách nghiêm nhặt từ lúc làm đất, gieo cấy, chăm sóc, đến lúc thu hoạch.
Nhưng để xác định nông lịch, nên theo âm hay dương lịch?
KHÍ HẬU, DƯƠNG LỊCH VÀ CÂY TRỒNG.
Cây trồng là sinh vật, lại sống ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi khí hậu. Khí hậu trên trái đất, sự phân chia các mùa xuân, hạ, thu đông, mùa mưa và mùa khô, vùng có gió mùa,.v.v.. đều do năng lượng mặt trời phân bố không đều ở từng nơi và từng thời gian khác nhau. Do đó, có mối liên quan rất khắng khít giữa sự phát triển của cây trồng với vị trí trái đất so với mặt trời, tức là với dương lịch, thông qua sự chuyển biến các yếu tố khí hậu: mưa, nóng, rét, hô, ẩm và ánh sáng,v.v.. Đặc biệt, yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự phát triển cây trồng. Chất xanh trong cây trồng tiếp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để làm nguồn sống, tạo ra mọi sự phát triển. Cho nên, ánh sáng mặt trời mạnh hay yếu (cường độ ánh sáng), chất lượng các tia sáng khác nhau, số giờ chiếu nắng trong mỗi ngày, nhất là ngày dài hay ngắn (gọi là chu kỳ ánh sáng, hay nhật quang kỳ) có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng.
Vì dụ, một giống bắp cao hơn 3m, có trái dài hơn một gang tay ở Liên Xô, đem về nước ta trồng chỉ cao bằng cây bút chì đã trổ bông, có trái nhỏ xíu, chỉ có 3 hay 4 hạt. Vì đây là giống quen với ngày dài ở vùng ôn đới, đem về vùng nhiệt đới có phản ứng rất mạnh với ánh sáng ngày ngắn. Ở nước ta, các giống lúa mùa rất mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn. Hễ đến thời kỳ có ngày ngắn tới một mức nhất định đối với từng giống, giống đó chuyển sang làm đòng và ra hoa.
Do đó, nếu gieo cấy muộn, mặc dù cây chưa nảy nở đủ nhưng vẫn ra hoa.
Tuy nhiên, ngày ngắn hay dài hoàn toàn ứng với dương lịch, không có một chút ảnh hưởng nào bởi âm lịch cả.Mặt trăng gây ra thuỷ triều, nên có ảnh hưởng đến nông nghiệp theo địa phương và chỉ tác động đến từng mặt, không cơ bản thường xuyên, rộng khắp như ảnh hưởng bởi mặt trời.
VÌ SAO ÂM LỊCH CÓ NĂM NHUẬN.
Dương lịch hiện nay đã được sửa đi sửa lại nhiều lần khá chính xác (chỉ còn sai 1 ngày trong 4000 năm), nên đối với nông nghiệp chưa mấy trở ngại.
Còn tính theo âm lịch nếu theo sát tuần trăng, một năm chỉ có khoảng 7 tháng đủ 30 ngày, còn 5 tháng có 29 ngày. Cộng lại 1 năm âm lịch có khoảng 355 ngày, ít hơn năm dương lịch hơn 10 ngày, tức là sai nhiều so với sự phát triển cây trồng. Do đó, các nhà làm lịch cố tìm mọi cách để âm lịch có thể khớp lại với dương lịch. Tức là sau vài năm sẽ khớp lại với sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Đó là nguồn gốc các năm nhuận.
Như thế, cách tính năm nhuận nằm mục đích để sửa sai , chứ không như nhiều ngườing nghĩ: Hễ có năm nhuận, thời tiết muộn đi, và trồng trong tháng nhuận tháng nào cũng được.Về lý luận, đã thấy: Cách tính năm âm lịch nhận không có dính dáng gì đến các yếu tố khí hậu cả. Về thực tế, đối chiếu các số lịêu về lượng mưa, nhiệt độ.v.v.. đã thực sự xảy ra vào các năm nhuận âm lịch. Đặc biệt, các năm nhuận cùng một tháng âm lịch (qua số liệu, đầy đủ nhất là Trạm Hà Nội) ta cũng thấy:
- Không có một sự liên quan nào giữa các năm có nhuận âm lịch với thời tiết năm đó (như mưa muộn hay sớm hơn, nhiều hay ít hơn).- Ngày giữa các năm nhuận cùng một tháng âm lịch, như các năm 1936 và 1955 có hai tháng ba âm lịch, năm 1925 và năm 1944 có hai tháng tư âm lịch, thời tiết đã cxảy ra khác hẳn nhau.
KẾT LUẬN.
Sau khi xem xét các mặt kể trên, chúng ta có cơ sở để xác định:
- Thời vụ nên dựa theo dương lịch, vì có sự liên quan chặt chẽ giữa dương lịch và khí hậu, giữa khí hậu và cây trồng. Ngược lại, nếu chỉ dùng âm lịch, tháng nhuận không biết gieo cấy vào tháng nào. Và năm trước năm nhuận cũng đã sai tới 20 ngày so với dương lịch rồi, nên rất khó tính toán..
- Có như thế chúng ta mới xác định thời vụ một cách cụ thể cho đến từng cánh đồng, từng chân ruộng, từng đợt gieo cấy.
-Riêng đối với thời vụ lúa mùa, do đặc tính mẫn cảm với ánh sáng ngày ngắn nên các giống lúa mùa trổ bông vào thời kỳ nhất định trong năm theo dương lịch và ở từng nơi trong các vùng có ảnh hưởng của thuỷ triều đều phải dựa vào sự tính toán các con nước thuỷ triều theo lịch chuyên ngành (không nhất thiết và cần thiết tính theo âm lịch). Nơi bị ập úng vào tháng 9, tháng 10 dương lịch phải tranh thủ làm sớm để lúa cấy xong kịp hồi sức phát triển trước khi bị ngập. Nơi cuối vụ bị mặn sớm, cần tranh thủ rửa mặn, làm mạ và cấy sớm để đảm bảo lúa được thu hoạch trước khi bị mặn