[Funland] Khởi động dự án siêu tỷ đô

lancaster

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-437031
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
1,314
Động cơ
225,840 Mã lực
Tuổi
46
Dự án này mà tụi Nhật làm, làm xong chưa trả nợ được thì nó bắt đàn ông Việt sang đóng JAV bao giờ trả hết thì mới thôi
Nhân đà thắng lợi vụ đào tạo cấp bằng Lx, em nghĩ giao Bộ CA làm đường cao tốc luôn
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
Như vậy sau 10 năm dự án siêu tỉ đô đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được tái khởi động, có thể nói đây là tin tốt mọi người ạ?
Vn k có khả năng quản lý dự án lớn.
Dự án nào cũng tăng vốn so với dự toán rất nhiều, chậm tiến độ rất lâu, và lợi nhuận rất thấp, thậm chí lỗ rất nhiều so với dự toán.
Cứ mỗi lần thấy dự án to to là em lại lo em và con em lại gánh thêm 1 đống nợ công.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,855
Động cơ
314,185 Mã lực
Hệ thống này cứ để tư nhân, fdi đầu tư thì ủng hộ. Nhà nước chỉ bỏ tiền hỗ trợ, kiểu làm PPP. Chứ nhà nước thành lập cty để đầu tư, thì chắc chắn sẽ đội vốn và kéo dài còn lâu mới xong.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,232
Động cơ
504,382 Mã lực
Mất dạy cả lũ với nhau. Em ko bàn với bác về các con số đầy tính kỹ thuật. Em chỉ trích nguyên văn trong báo cho các cụ khác đọc sẽ dễ hiểu hơn:
"Về cơ bản cho thấy chỉ với tốc độ 350Km/h mới có khả năng có thị phần tốt cho đường sắt tốc độ cao (cạnh tranh với hàng không " - Không rõ liên danh tư vấn dựa vào công thức tính toán nào để ra được con số này và cạnh tranh kiểu gì khi tuyến bay HN-HCM chỉ hơn 2h với tốc độ khi bay là 900km/h - gấp gần 3 lần HSR????

Có thể cạnh tranh ở các chặng ngắn xen kẽ giữa 3 điểm nối hàng không tiêu chuẩn: HN - ĐN - HCM. Lúc này việc đi HSR sẽ tốt hơn nhưng dường như không ai nhắc đến việc quãng ngắn như vậy thì 200km/h hay 350km/h dù chênh nhau gấp đôi lại không tạo ra sự chênh thời gian đủ nhiều để thấy khác biệt?????

Và đây là phương án khuyến nghị của tổ tư vấn:Nâng cấp tối ưu hóa năng lực đường đơn hiện tại phục vụ khai thác tàu khách địa phương và tàu hàng (năng lực 50 tàu/ngày đêm, V=70Km/h) Đầu tư xây dựng 1 tuyến ĐSTĐC mới (đường đôi, khổ 1435mm, điện khí hóa) khai thác riêng tàu khách với tốc độ tối đa 320km/h (tốc độ thiết kế 350km/h)

Xây riêng 2 khổ đường sắt chỉ để chở người, còn chở hàng hóa giúp phát triển kinh tế hơn thì mackeno, xài đồ cũ là đc rồi???? Mẹ ơi chắc phải có chỉ đạo chứ người thường éo ai khôn như vậy??? Xài sang, chơi trội thế này thì chắc TQ cũng vái cả nón. Vì chúng nó xây SHR phục vụ cả tỷ người cơ.
À chi phí dự tính là 40 tỷ, xây hết 23 năm.
Thế thì cái sân bay Long Thành xong từ đời mạt kiếp nào rồi (theo đúng tiến độ quảng cáo). Khi ấy TSN thành sân bay nội địa, vấn đề delay tắc nghẽn (thứ gây kéo dài thời gian di chuyển mà nguyên nhân là quá tải) sẽ được xử lý căn bản. Mọi người cứ ra sân bay ngồi chờ 45p là lên máy bay bay cái vèo.
Thế thì cạnh tranh kiểu gì??? Mà đấy mới là thời gian thôi đấy. Giá vé thì sao???
Thôi nói chung cứ chịu khó lobby đi. Các cụ bộ ít người kiểu gì cũng ậm ờ rồi đẩy sang QH rồi các "đại biểu nhân dân" phủ quyết thôi. Gì chứ các cụ có bị ngu đâu mà ôm cái của nợ này.

Nhưng cũng khó nói. Giờ thằng TT Nhật nó lại bẩu:"TQ hết thời rồi. Chúng tao muốn chuyển nhà máy sang nước khác. Chỗ anh em thân thiết tao cũng quý mày nhưng ban bệ ở nhà lại chê. Chúng nó hỏi sao ko sang Ấn Độ, thị trường lớn, nhân công giá rẻ, lại cùng team Bộ tứ. Tao tâm tư lắm, kể mà mày có quà cáp gì thì có khi bôi trơn được." Lại thấy gật gù không biết chừng.

Bài chính trị này phổ thông lắm, có quy trình cả: Nhật ra gói hỗ trợ (bèo vl đc 2 tỷ đô) cho các cty chuyển khỏi TQ. Vài cty đến VN tìm hiểu (nhưng éo thấy ai lên tiếng chuyển về). Sau đó TT Nhật tới thăm. Tiếp là màn thông tin liên tục về SHR.

Bảo thằng Nhật gửi mấy con đại bàng qua đây làm tổ rồi tụi tao xem xét =))
Cụ nhận định và bình luận rất sâu sắc, em chỉ xin tham gia ý kiến ở cái đoạn đầu tiên, về cạnh tranh với hàng không.

Em đọc cái tóm tắt báo cáo và thời gian dự kiến tàu đến ga tại các địa phương thì thấy báo cáo này đếm cua trong lỗ rồi.
Em tìm hiểu thằng NB thì nó chỉ có tuyến Tokyo - Aomori là cho chạy đến 320km/h. Tuy nhiên thực tế đoạn dài 675km này mà nó đi nhanh nhất hết 3h15', tức là tốc độ khai thác trung bình chỉ là 210km/h.
Còn hiện tại theo báo cáo cho chạy đến 320km/h với quãng 1560km thì hết hơn 5h là không tưởng! Nếu chiếu theo thằng NB thì phải hết ít nhất 7h và như vậy không thể cạnh tranh về hàng không cũng như thời gian và giá vé (nếu có cụ nào sợ delay thì cứ đi vna cho chắc, check-in online thì càng tiết kiệm thời gian).

Em post cái thống kê của UIC giữa khách đi tàu và hàng không của thằng Phú đĩ, bắt đầu trên 4h là đa số người ta chọn hàng không hết rồi
1604198618700.png



PS: Khi đọc cái bản báo cáo mà thằng NB dìm hàng tùm lum thì em có tìm hiểu nạn nhân là thằng TQ thì tuyến BK-TH của nó dài 1318km mà chạy hết 4,5h, tức là khai thác trung bình đến hơn 290km/h, xem video quay lại thì nó chạy đến 350km/h, bỏ xa NB.
 

Sữa chua thuần chay HCM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747585
Ngày cấp bằng
25/10/20
Số km
875
Động cơ
65,280 Mã lực
Cụ nhận định và bình luận rất sâu sắc, em chỉ xin tham gia ý kiến ở cái đoạn đầu tiên, về cạnh tranh với hàng không.

Em đọc cái tóm tắt báo cáo và thời gian dự kiến tàu đến ga tại các địa phương thì thấy báo cáo này đếm cua trong lỗ rồi.
Em tìm hiểu thằng NB thì nó chỉ có tuyến Tokyo - Aomori là cho chạy đến 320km/h. Tuy nhiên thực tế đoạn dài 675km này mà nó đi nhanh nhất hết 3h15', tức là tốc độ khai thác trung bình chỉ là 210km/h.
Còn hiện tại theo báo cáo cho chạy đến 320km/h với quãng 1560km thì hết hơn 5h là không tưởng! Nếu chiếu theo thằng NB thì phải hết ít nhất 7h và như vậy không thể cạnh tranh về hàng không cũng như thời gian và giá vé (nếu có cụ nào sợ delay thì cứ đi vna cho chắc, check-in online thì càng tiết kiệm thời gian).

Em post cái thống kê của UIC giữa khách đi tàu và hàng không của thằng Phú đĩ, bắt đầu trên 4h là đa số người ta chọn hàng không hết rồi

PS: Khi đọc cái bản báo cáo mà thằng NB dìm hàng tùm lum thì em có tìm hiểu nạn nhân là thằng TQ thì tuyến BK-TH của nó dài 1318km mà chạy hết 4,5h, tức là khai thác trung bình đến hơn 290km/h, xem video quay lại thì nó chạy đến 350km/h, bỏ xa NB.
Nói ngoài lề về tuyến BK -TH: Dài khủng khiếp nhưng chỉ xây hết 33 tỉ và trong.....3 năm nếu tính từ lúc bắt đầu xây đến khi vận hành thương mại. Giá dự toán nếu sang VN chắc kiểu gì cũng gánh thêm khoản vẽ vời, chấm mút, hoa hồng nên ko bàn tới. Nhưng thời gian xây so với dự báo của anh TEDI thì đúng là như trời với vực 😂 Thực ra nói lại bị chụp là cổ nâu chứ về khoản xây dựng không có nước nào trên TG đua được với TQ cả. Cái đường sắt xửa xưa của Mỹ cũng là nhập khẩu "bọn da vàng" vào làm chứ ai =))

Quay về VN. Câu chuyện giả định là của thì tương lai. Nếu đã "ước gì" thì có cho là đến lúc đó nó chạy được thế đi. Thì 5h đồng hồ cũng không có cửa cạnh tranh với TSN khi đó là sân bay nội địa thuần.
Mà "cạnh tranh" là "cạnh tranh" kiểu gì??? ĐÂY LÀ MỘT KHÁI NIỆM RẤT MƠ HỒ. Đớp phần lớn của Hàng không xong đội tàu bay lại ngoác mồm ra với NN? Hay chiếm được tí ti (cũng gọi là cạnh tranh đó) xong lỗ sặc gạch??? Hay lại cưa đôi xong cả đs lẫn hk cùng nằm sấp??? Bài học các công ty startup chia sẻ chơi khô máu, đốt tiền xem ai chết trước là một bài học đang diễn ra ngay trước mắt

Nhưng đó là tư nhân. Khi tất cả chết hết thì thằng sống sau cùng mặc sức đặt giá và thu lời (như Amazon). Đó là cái hấp dẫn để chúng nó lao vào làm thế. Nhưng đs, hay hk, là của NN. Nó lại không thể chết được. Mà sẽ giống tình trạng như y tế Mỹ thời Covid: Có cái máy thở (thị phần) mỗi thằng được chia ra dùng một ít. Và tất cả cùng ngắc ngoải.

Ý nghĩ dùng ngân sách xây SHR cạnh tranh với Hàng không là một ý tưởng khốn nạn. Bởi ngân sách là để tạo ra một tổ hợp giá trị có hiệu quả nhất. Chứ không phải là chân nọ đá chân kia. Bỏ ngân sách xây SHR, ừ cứ cho là cạnh tranh đc đi, đập chết hk đi. Rồi sao? HK lại đòi chi ngân sách xây tổ hợp sân bay mới, khách tới là lên máy bay đi luôn khỏi cần ngồi đợi để cạnh tranh ngược SHR? Việc đấu đá là của tư nhân, không phải của nhà nước. Trách nhiệm của nhà nước là lấp đầy các lỗ hổng của nền kinh tế (vd như xây đs chở hàng để giảm hư hỏng do xe quá tải trên đường bộ - giảm chi phí sửa chữa duy tu bảo dưỡng, giảm TNGT) chứ ko phải cho mấy thằng nghiện đi mua keo chó =)) Móa nó thế sau vụ này những người anh em vận tải hàng hải - đường sông có tâm tư không? Lại cho anh Pompeo sang vận động làm quả tàu cánh ngầm siêu tốc Bắc - Nam nhá =))

P/S: Vận tốc SHR của NB và TQ nó khác nhau chủ yếu ở hạ tầng thì phải. TQ toàn làm cầu trên cao và Shinkansen chạy phần lớn dưới đất? Cái này cũng ko khó hiểu do xây dựng vào các thời kì khác nhau và TQ có lợi do đi sau. Thực tiễn thì đúng là đi cầu phóng bon hơn hẳn (ko sợ đâm phải cái gì) và cũng ít chịu tác động của thời tiết (mưa bão, sạt lở, cây cối gãy đổ, trật đường ray). Ko rõ quả 40 tỷ của TEDI là đi cao thấp ra sao nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Sữa chua thuần chay HCM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747585
Ngày cấp bằng
25/10/20
Số km
875
Động cơ
65,280 Mã lực
Hệ thống này cứ để tư nhân, fdi đầu tư thì ủng hộ. Nhà nước chỉ bỏ tiền hỗ trợ, kiểu làm PPP. Chứ nhà nước thành lập cty để đầu tư, thì chắc chắn sẽ đội vốn và kéo dài còn lâu mới xong.
Cái thể loại nhấc lên đặt xuống bao nhiêu năm không quyết được. Đá từ hết CP đến Bộ ít người rồi sang QH cũng ko ai dám lên tiếng ủng hộ công khai. Thì dí bùi vào có tư nhân với FDI nó thèm đầu tư ;))

Báo nói là bác Thủ sai bộ Thông trình phương án cho Bộ ít người xem. Nhưng chính bác Thủ là thành viên cốt cán của bộ đó mà? Vậy mà bác ko lên tiếng khen mấy câu tạo đà dư luận. Chứng tỏ bác cũng éo muốn sờ vào, nhưng sợ nói to quá mấy bạn JAV lại tâm tư. Nên đẩy cho "tập thể" quyết. Mà tập thể thì biết ai với ai, chỉ biết là đồng thuận cao hay thấp thôi =))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Cái thể loại nhấc lên đặt xuống bao nhiêu năm không quyết được. Đá từ hết CP đến Bộ ít người rồi sang QH cũng ko ai dám lên tiếng ủng hộ công khai. Thì dí bùi vào có tư nhân với FDI nó thèm đầu tư ;))

Báo nói là bác Thủ sai bộ Thông trình phương án cho Bộ ít người xem. Nhưng chính bác Thủ là thành viên cốt cán của bộ đó mà? Vậy mà bác ko lên tiếng khen mấy câu tạo đà dư luận. Chứng tỏ bác cũng éo muốn sờ vào, nhưng sợ nói to quá mấy bạn JAV lại tâm tư. Nên đẩy cho "tập thể" quyết. Mà tập thể thì biết ai với ai, chỉ biết là đồng thuận cao hay thấp thôi =))
Mấy bạn JAV vẫn đang tích cực bơm thổi ghê :))
Bác thủ muốn đỡ bị bọn này lèo nhèo thì cứ đợi tuyến ĐSĐT của các bạn JAV xong, lôi 1 đống ra làm củi đốt thì các bạn JAV vỡ cmn mộng ngay í mà. Giờ chưa xong cứ cù cưa nghiên cứu thôi :))
 

Sữa chua thuần chay HCM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747585
Ngày cấp bằng
25/10/20
Số km
875
Động cơ
65,280 Mã lực
Mấy bạn JAV vẫn đang tích cực bơm thổi ghê :))
Bác thủ muốn đỡ bị bọn này lèo nhèo thì cứ đợi tuyến ĐSĐT của các bạn JAV xong, lôi 1 đống ra làm củi đốt thì các bạn JAV vỡ cmn mộng ngay í mà. Giờ chưa xong cứ cù cưa nghiên cứu thôi :))
Cái trò "tập thể" của nhà mình nó khốn nạn thôi rồi. Khi tập thể phủ quyết xong xuối, bên kia hỏi bất kì cá nhân nào cũng:"Tao cố gắng lắm rồi, tao bỏ phiếu thuận rồi nhưng tụi kia đông hơn, tao cũng chịu." - Ơ nhưng mà ai cũng nói thế. Vậy rút cục thằng nào bỏ phiếu chống? =)) Ko như bọn Tây, nêu quan điểm công khai nên còn biết mà lần sau né nó ra =))
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Cái trò "tập thể" của nhà mình nó khốn nạn thôi rồi. Khi tập thể phủ quyết xong xuối, bên kia hỏi bất kì cá nhân nào cũng:"Tao cố gắng lắm rồi, tao bỏ phiếu thuận rồi nhưng tụi kia đông hơn, tao cũng chịu." - Ơ nhưng mà ai cũng nói thế. Vậy rút cục thằng nào bỏ phiếu chống? =)) Ko như bọn Tây, nêu quan điểm công khai nên còn biết mà lần sau né nó ra =))
Giống kiểu bọn em ngồi đánh bài. Xong thằng éo nào cũng kêu thua, thế tiền vào túi thằng nào nhẩy =))
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Vậy thôi chốt luôn các cụ khỏi cãi nhau nữa. Nâng cấp đường sắt hiện tại lên một chút, không thể bỏ hẳn. Làm thêm đường sắt mới tốc độ cao 220km/h chở cả người và hàng. Cho cả Tàu và Nhật, Việt vào làm từng phần riêng biệt. Làm từng đoạn một, không làm tràn lan trải dài. Sau này làm xong thì chuyển cái đường cũ thành đường chuyên chở hàng hóa thô, hàng không cần gấp, hàng để được lâu.
Tích được tý tiền đem ra làm đường sắt hết thì hỏng.
 

Sữa chua thuần chay HCM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747585
Ngày cấp bằng
25/10/20
Số km
875
Động cơ
65,280 Mã lực
Vậy thôi chốt luôn các cụ khỏi cãi nhau nữa. Nâng cấp đường sắt hiện tại lên một chút, không thể bỏ hẳn. Làm thêm đường sắt mới tốc độ cao 220km/h chở cả người và hàng. Cho cả Tàu và Nhật, Việt vào làm từng phần riêng biệt. Làm từng đoạn một, không làm tràn lan trải dài. Sau này làm xong thì chuyển cái đường cũ thành đường chuyên chở hàng hóa thô, hàng không cần gấp, hàng để được lâu.
Tích được tý tiền đem ra làm đường sắt hết thì hỏng.
Làm xong thì cái đường cũ gỡ ve chai chứ để làm gì cụ ơi =)) Mấy cái món hàng cụ kể thì đi đường sông biển chả rẻ hơn à? Có gấp và có hỏng đâu?
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,615
Động cơ
285,641 Mã lực
mấy cụ bàn tán vui thế 🤩 , cười lăn cười bò :)) .
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,771
Động cơ
162,098 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Màu đỏ: Nếu em hiểu đúng thì tức là tư vấn dùng CBTC cho high speed rail đúng không nhỉ?

Em hỏi lại cho chắc, vì nếu tư vấn trình báo cáo như vậy thật thì báo cáo này nên vứt sọt rác ngay và luôn.
Em nghĩ không phải CBTC cụ ạ. Chắc là họ sử dụng hệ thống GSM-R (Global System for Mobile Communication for Railways). Nó là mạng GSM nội bộ dùng riêng cho đường sắt. Các tín hiệu điều khiển từ đoàn tàu, cột tín hiệu... và trung tâm OCC sẽ liên lạc với nhau không phải qua cáp quang mà qua mạng GSM-R.

GSMR-environment-780x440.png


The-GSM-R-Architecture.png


1604285901817.png


Em chỉ biết sơ về nguyên lý thôi còn chi tiết thì em không rõ.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,232
Động cơ
504,382 Mã lực
Em nghĩ không phải CBTC cụ ạ. Chắc là họ sử dụng hệ thống GSM-R (Global System for Mobile Communication for Railways). Nó là mạng GSM nội bộ dùng riêng cho đường sắt. Các tín hiệu điều khiển từ đoàn tàu, cột tín hiệu... và trung tâm OCC sẽ liên lạc với nhau không phải qua cáp quang mà qua mạng GSM-R.

GSMR-environment-780x440.png


The-GSM-R-Architecture.png


View attachment 5609965

Em chỉ biết sơ về nguyên lý thôi còn chi tiết thì em không rõ.
Em biết là cái GSM-R, nhưng cụ đọc câu cuối thấy tư vấn nói "đóng đường phân khu di động" dịch từ "moving block" ra. Điều này chứng tỏ tư vấn không hiểu gì về HSR, người ta chỉ dùng "moving block" cho đường sắt đô thị, cả CBTC lẫn LTE-R (tương đương ERTMS level 3, mà thằng HQ đang tích cực lobby).
Còn HSR dùng moving block có ngày đâm đuôi nhau thì đừng hỏi vì sao lại thế.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,232
Động cơ
504,382 Mã lực
Bổ sung là việc lựa chọn công nghệ không phù hợp thì trả báo cáo về làm lại theo Điều 53 Luật XD 2014.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,232
Động cơ
504,382 Mã lực
...

P/S: Vận tốc SHR của NB và TQ nó khác nhau chủ yếu ở hạ tầng thì phải. TQ toàn làm cầu trên cao và Shinkansen chạy phần lớn dưới đất? Cái này cũng ko khó hiểu do xây dựng vào các thời kì khác nhau và TQ có lợi do đi sau. Thực tiễn thì đúng là đi cầu phóng bon hơn hẳn (ko sợ đâm phải cái gì) và cũng ít chịu tác động của thời tiết (mưa bão, sạt lở, cây cối gãy đổ, trật đường ray). Ko rõ quả 40 tỷ của TEDI là đi cao thấp ra sao nhỉ?
Về vụ hạ tầng kết cấu này thì em có nhận xét như vầy
- Thằng NB có bán kính cong nhỏ nhất trong các nước có HSR. Tuy nhiên cái này vẫn khắc phục được, khi bọn nó làm shinkansen cho thằng Đài Loan thì nó đẩy bán kính lên khá lớn.
- Khổ hầm của NB có tiết diện nhỏ nhất (cỡ 64m2). Điều này xuất phát từ triết lý của nó là nếu có đám cháy trong hầm thì tàu không dừng lại mà vẫn vượt qua để đến ga kế tiếp (nghe hơi vô nhân đạo nhỉ?),
Còn thằng EU, TQ có khổ hầm khá to (cỡ 100m2), vì bọn nó quy định phải có đường đi bộ thoát nạn trong hầm. Nếu hầm có đám cháy thì tàu dừng lại và di tản hành khách theo đường thoát nạn.

Tuy nhiên chính cái khổ hầm hẹp như vậy lại hạn chế tốc độ của tàu luôn. Người ta tính cùng một vận tốc thì khổ hầm của NB gây áp lực dương và áp lực âm gần như gấp đôi so với EU hay TQ, điều này ảnh hưởng đến vận hành tàu lẫn sức khỏe hành khách.
Điều này lý giải tại sao để lên được 400km/h thì tàu NB phải làm cái mũi dài ngoằng (15-22)m chả giống ai. Trong khi đó bọn TGV, ICE3 hay CRH400 có cái mũi chỉ hơi nhọn thôi, không cần quá đặc biệt.
 

Sữa chua thuần chay HCM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747585
Ngày cấp bằng
25/10/20
Số km
875
Động cơ
65,280 Mã lực
Về vụ hạ tầng kết cấu này thì em có nhận xét như vầy
- Thằng NB có bán kính cong nhỏ nhất trong các nước có HSR. Tuy nhiên cái này vẫn khắc phục được, khi bọn nó làm shinkansen cho thằng Đài Loan thì nó đẩy bán kính lên khá lớn.
- Khổ hầm của NB có tiết diện nhỏ nhất (cỡ 64m2). Điều này xuất phát từ triết lý của nó là nếu có đám cháy trong hầm thì tàu không dừng lại mà vẫn vượt qua để đến ga kế tiếp (nghe hơi vô nhân đạo nhỉ?),
Còn thằng EU, TQ có khổ hầm khá to (cỡ 100m2), vì bọn nó quy định phải có đường đi bộ thoát nạn trong hầm. Nếu hầm có đám cháy thì tàu dừng lại và di tản hành khách theo đường thoát nạn.

Tuy nhiên chính cái khổ hầm hẹp như vậy lại hạn chế tốc độ của tàu luôn. Người ta tính cùng một vận tốc thì khổ hầm của NB gây áp lực dương và áp lực âm gần như gấp đôi so với EU hay TQ, điều này ảnh hưởng đến vận hành tàu lẫn sức khỏe hành khách.
Điều này lý giải tại sao để lên được 400km/h thì tàu NB phải làm cái mũi dài ngoằng (15-22)m chả giống ai. Trong khi đó bọn TGV, ICE3 hay CRH400 có cái mũi chỉ hơi nhọn thôi, không cần quá đặc biệt.
Có lẽ triết lý của NB bắt đầu từ thời kì công nghệ còn sơ khai nên phanh chưa ngon? Họ lo lắng việc phanh khẩn cấp trong trường hợp bất ngờ liên quan đến kết cấu (nếu có đám cháy mức độ "nguy hiểm" trong không gian hẹp thì nhiệt độ có thể rất cao và tác động đến ray, thậm chí gây sụp hầm do giãn nở cốt thép) sẽ gây tai nạn lớn hơn là dừng lại giải phóng khách?

Về hiện tại thì có lẽ tiết diện hầm như vậy liên quan đến chi phí nhiều hơn. Rõ ràng đào 1 cái hầm nhỏ sẽ đỡ tốn hơn đào 1 cái hầm to. Hơn nữa, về lý thuyết thì phải đảm bảo ngăn ngừa mọi rủi ro các loại. Nhưng thực tế với một cái hầm toàn bê tông cốt thép, thêm tí cao su xốp gì đó thì rất rất khó để tạo ra một đám cháy quy mô lớn. Chưa nói đến công tác quản lý, báo động sớm. Khả năng một đoàn tàu lao vào hầm đang cháy là 0%.

Vậy theo kiến giải của em. Với cái tính tiết kiệm ị cứt sắt của Nhật, xây cả đống hầm nhỏ + làm mũi siêu nhọn bù lại sẽ kinh tế hơn là theo triết lý Âu (khá rõ ràng rồi, tiền làm đường mới đắt chứ tiền thiết bị thì mấy). Còn TQ vốn định hướng bán SHR cho các nước giàu (bọn Phi đen thì đi tàu hỗn hợp thông thường thôi =))) là các nước Âu Mỹ, nên sẽ đu theo tiêu chuẩn châu Âu để phù hợp. Hơn nữa chi phí xây dựng của TQ rẻ và họ rất giỏi cân đối nên họ không lo lắm về chuyện hầm to - nhỏ.
 
Chỉnh sửa cuối:

QXPro

Xe tải
Biển số
OF-361803
Ngày cấp bằng
7/4/15
Số km
418
Động cơ
261,731 Mã lực
Đây chắc là dự án ĐS tốc độ cao (200km/h) có chở được hàng hoá. Chứ không phải loại chở khách 350km/h đâu. Đỡ tốn kém hơn.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,232
Động cơ
504,382 Mã lực
Cả NB và EU đều trải qua cháy trong hầm rồi cụ Sữa chua thuần chay HCM Và mỗi thằng có trải nghiệm khác nhau
Vụ thằng NB vì hầm nhỏ nên khi cháy nó chết vì ngạt nên tàu phải chạy luôn (nó bị cháy toa xe ăn) (cái này kiểu như cãi nhau cái nào có trước "con gà- quả trứng"); thằng EU khi cháy động cơ thì tàu nó đứng luôn, nạn nhân tử vong do không có đường ra

1604301118386.png


Tuy nhiên chính cái khổ hầm hẹp làm hạn chế vận tốc tối đa như em đã post ở trên. Mà đầu tư kết cấu là đầu tư tập trung, chứ chi phí bảo dưỡng đầu máy toa xe trong 30 năm có khi còn cao hơn í chớ.

PS: Mà cụ bán sữa chua hạt nào đó, ở đâu nhỉ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Có lẽ triết lý của NB bắt đầu từ thời kì công nghệ còn sơ khai nên phanh chưa ngon? Họ lo lắng việc phanh khẩn cấp trong trường hợp bất ngờ liên quan đến kết cấu (nếu có đám cháy mức độ "nguy hiểm" trong không gian hẹp thì nhiệt độ có thể rất cao và tác động đến ray, thậm chí gây sụp hầm do giãn nở cốt thép) sẽ gây tai nạn lớn hơn là dừng lại giải phóng khách?

Về hiện tại thì có lẽ tiết diện hầm như vậy liên quan đến chi phí nhiều hơn. Rõ ràng đào 1 cái hầm nhỏ sẽ đỡ tốn hơn đào 1 cái hầm to. Hơn nữa, về lý thuyết thì phải đảm bảo ngăn ngừa mọi rủi ro các loại. Nhưng thực tế với một cái hầm toàn bê tông cốt thép, thêm tí cao su xốp gì đó thì rất rất khó để tạo ra một đám cháy quy mô lớn. Chưa nói đến công tác quản lý, báo động sớm. Khả năng một đoàn tàu lao vào hầm đang cháy là 0%.

Vậy theo kiến giải của em. Với cái tính tiết kiệm ị cứt sắt của Nhật, xây cả đống hầm nhỏ + làm mũi siêu nhọn bù lại sẽ kinh tế hơn là theo triết lý Âu (khá rõ ràng rồi, tiền làm đường mới đắt chứ tiền thiết bị thì mấy). Còn TQ vốn định hướng bán SHR cho các nước giàu (bọn Phi đen thì đi tàu hỗn hợp thông thường thôi =))) là các nước Âu Mỹ, nên sẽ đu theo tiêu chuẩn châu Âu để phù hợp. Hơn nữa chi phí xây dựng của TQ rẻ và họ rất giỏi cân đối nên họ không lo lắm về chuyện hầm to - nhỏ.
Bán sữa chua mà cái đếch gì cụ cũng biết nhỉ. Hay là cụ bán sữa chua ở can tin trên tàu cao tốc? Mà cụ bán thì cụ có ăn sữa chua chay k vậy?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top