Không cụ ơi. Em không có ý như vậy.Thế còn giỏi chuyên môn thì auto dốt tiếng Anh
Không cụ ơi. Em không có ý như vậy.Thế còn giỏi chuyên môn thì auto dốt tiếng Anh
Nợ cụ rượu. Bốc phét thì có ai đánh thuế đâu.Hôm trước có ngồi với anh bạn nói" Con tôi vào học trí tuệ nhân tạo BK, Con nó giói thật" Bởi vì nghe mấy anh tư vấn ra trường cái Viettel/FPt trả 150 củ ngay . Em cười chả biết nói gì
Chém cũng hơi quá cụ nhỉHôm trước có ngồi với anh bạn nói" Con tôi vào học trí tuệ nhân tạo BK, Con nó giói thật" Bởi vì nghe mấy anh tư vấn ra trường cái Viettel/FPt trả 150 củ ngay . Em cười chả biết nói gì
Vâng cảm ơn cụ đã góp ý. Ở nhà máy nhiều bộ phận đăng tuyển và ứng viên có background học sư phạm, ngôn ngữ (cũng có kinh nghiệm làm ở cty khác) nộp hồ sơ nhiều cụ ạ. Em làm FDI và thấy như vậy (e làm on-site tập đoàn của mẽo, nhiều CM cty Hàn Trung ở khu vực miền bắc). Đây là những thứ em mắt thấy tai nghe, không phải tưởng tượng ra đâu cụ. Từ thời cụ Nhân làm bộ trưởng, mở nhiều đại học, các trường tăng quy mô, mở trường trong trường, hiện tại 100% học sinh đi học đại học có khi các trường vẫn tuyển được hết.Cụ lại đang mắc bệnh chung của offer là nói sai xong mỗi còm sửa một tí để cãi tôi nói đúng.
Ở trên cụ nói VN đẻ ra mấy ngành ngôn ngữ mà không học chuyên môn, vậy sư phạm tiếng, biên phiên dịch thì ngôn ngữ là chuyên môn chứ cái gì là chuyên môn nữa?
Còn khi tuyển dụng chắc chắn vị trí nào, yêu cầu chuyên môn bằng cấp gì......bên tuyển dụng họ đã nói rõ. Không có chuyện tuyển kế toán hay kỹ thuật viên rồi các bạn ngôn ngữ ào ào mang hồ sơ vào nộp.
Cụ nói cụ thể nhà tuyển dụng họ yêu cầu như thế nào mà các ứng viên ngành ngôn ngữ lại mang hồ sơ đến ạ?Vâng cảm ơn cụ đã góp ý. Ở nhà máy nhiều bộ phận đăng tuyển và ứng viên có background học sư phạm, ngôn ngữ (cũng có kinh nghiệm làm ở cty khác) nộp hồ sơ nhiều cụ ạ. Em làm FDI và thấy như vậy (e làm on-site tập đoàn của mẽo, nhiều CM cty Hàn Trung ở khu vực miền bắc). Đây là những thứ em mắt thấy tai nghe, không phải tưởng tượng ra đâu cụ. Từ thời cụ Nhân làm bộ trưởng, mở nhiều đại học, các trường tăng quy mô, mở trường trong trường, hiện tại 100% học sinh đi học đại học có khi các trường vẫn tuyển được hết.
Cũng không hắn không có nhứng được mấy cháu đâu. Mà DN nó trả cho được như vậy thì cháu thuộc dạng khủng rồi. Nó giống nhứ các cháu NT ngày xưa nói " Dưới 1k US là ko làm".Chém cũng hơi quá cụ nhỉ
Nhỡ cụ ấy nói lương năm thì sao cụ.Hôm trước có ngồi với anh bạn nói" Con tôi vào học trí tuệ nhân tạo BK, Con nó giói thật" Bởi vì nghe mấy anh tư vấn ra trường cái Viettel/FPt trả 150 củ ngay . Em cười chả biết nói gì
Chính xác cụ ơi. Với những ngành kiểu đó thì TA gần như đã trở thành 1 phần không tách rời của chuyên môn rồi.Những ngành học XH như Luật, Kinh tế… mà tư duy kiểu TA chỉ là công cụ thì giỏi thế nào được chuyên môn, thật.
Vậy cụ/mợ cho em hỏi trong môi trường FDI/ODA thì giỏi/thông thạo tiếng Anh gần như là điều kiện bắt buộc đúng ko?Câu chuyện người Việt phải giỏi tiếng Anh hay giỏi chuyên môn, biết tiếng Anh rồi làm trong môi trường vài năm có thể chém ầm ầm... các cụ mợ trên này tranh cãi qua bao nhiêu thớt rồi mà vẫn chưa kết thúc nhỉ.
Em chỉ xin chia sẻ 1 chút thôi ạ: bản thân em là dân học ngoại ngữ, hơn 20 năm nay làm việc cho tổ chức nước ngoài, và phải học thêm 1 bằng Kinh tế, nhưng phải khẳng định là cái thời chỉ cần có bằng tAnh mà được nhận vào làm dự án lương cao đã qua từ lâu. (Vẫn có ngoại lệ là các TH quen biết cá nhân hoặc hợp nhãn nhau bất chấp lôi về). Tiếng Anh trong môi trường FDI và dự án ODA bây giờ chỉ là công cụ làm việc và giao tiếp. Tiêu chí tuyển nhân viên bên em là có chuyên ngành, giỏi tAnh, mà cái này thì đội du học sinh Master đáp ứng đủ, không mất nhiều thời gian chỉ bảo chuyên môn. Chỉ biết mỗi ngoại ngữ mà phải làm trong môi trường chuyên môn nó phải cố gắng như thế nào, nhiều khi bị coi thường ra sao, nhiều cụ trên này chắc không trải qua nên ko biết.
Thêm nữa, đã gọi là ngôn ngữ thì nó có nhiều cái tinh tế trong ngôn từ mà cái càng học, càng dùng thì thấy trình của mình chưa ra đâu cả. Các cụ mợ làm việc với các văn bản luật nước ngoài chắc cảm nhận rõ cái này. Chém thì chém chứ khi làm cụ thể với văn bản nó khá khác. Đấy là chưa nói đến từ ngữ chuyên ngành. Đội chuyên gia chuyên đi đàm phán của Bộ Công thương lúc đầu còn cần phiên dịch, chứ đoạn sau anh em tự học, tự phát triển để làm việc trực tiếp cho hiệu quả, chứ không dùng phiên dịch vì đầy lúc phiên dịch cũng chả hiểu gì. Chưa nói đến dịch sai vì ko nắm được ý của bên nói.
Tiếng Anh làm nghề (giáo viên TAnh, biên phiên dịch) thì người giỏi vẫn thiếu, nhất là phiên dịch cabin chuyên ngành. Như mợ Smile1102 nói, đội dịch cabin giỏi của cả Hà nội không nhiều, nhất là những sự kiện, hội thảo dính đến chuyên ngành, nhất là chủ đề liên quan đến luật, máy móc. Các cụ nói AI giờ rất tốt. Quả thực AI dịch Anh-Việt rất khá, nhiều từ viết tắt kiểu BCT nó cũng hiểu và dịch được luôn, nhưng để dùng trong tài liệu, văn bản thì vẫn cần biên tập nữa. Còn dịch ngược Viêt-Anh thì theo em chưa đạt, chưa nói là còn rất nhiều lỗi ngô nghê.
Về mặt bằng chung T Anh của người Việt ngoài đánh giá dựa trên IELTS (mà cái này chủ yếu của lớp trẻ) em đánh giá chung cũng chưa cao nếu xét trên các diễn đàn quốc tế. Đại diện (quan chức hoặc cán bộ) các nước khác phát biểu chia sẻ rất tự tin, mạch lạc, trong thì nhà mình thì...
Nốt về IELTS: nó là cả quá trình tích lũy đủ từ vựng, ngữ pháp lẫn tư duy. Để có bài luận điểm cao, ng học cũng phải có tư duy mạch lạc, nhận thức và hiểu biết khá chứ ko chém lung tung được. Và ít nhất, nó luyện học sinh trình bày súc tích 1 vấn đề chứ ko phải dạng viết văn dài lê thê ăn điểm như hiện nay. Con em cũng 7.5 dù vào lò luyện 6 tháng, mục đích là để xét tuyển ĐH cũng như miễn thi, miễn học trong ĐH. Dù sau này ko biết có dùng nhiều không, nhưng ít ra nó cũng có khá nhiều lợi ích cả trước mắt lẫn lâu dài.
Em viết dài quá, xin stop ở đây.
Cụ này trước chắc trượt môn xác suất thống kê.Vâng em hiểu biết hạn chế nên cần cụ cho cái số liệu cụ thể cho em thông não. Cụ đừng đem con bạn hay người quen ra làm gì, mệt lắm. Số liệu cụ thể thì có điểm trung bình thi Ielts là 6.2. Phổ điểm từ 6.5 trở lên đã nhiều cụ post rồi. Mức này chắc không hiếm đúng không? Tuy điểm thi tốt nghiệp nó phản ánh đúng hoàn toàn nhưng nó cũng nói lên được phần nào về lực học (môn TA). Nam Định quê cụ xếp thứ 9 chắc chắn không phải kém rồi đúng không nhỉ?
Tùy FDI/ODA của cụ cần vị trí nào nữa chứ? Có những vị trí đâu cần biết ngoại ngữ đâu. Nhưng giao tiếp được là một lợi thế để có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Còn những văn phòng nhỏ thì nhiều khi tuyển lái xe và tạp vụ cũng yêu cầu biết tAnh cụ a, chỉ là ở mức biết, giao tiếp đủ dùng thôi.Vậy cụ/mợ cho em hỏi trong môi trường FDI/ODA thì giỏi/thông thạo tiếng Anh gần như là điều kiện bắt buộc đúng ko?
Không nhất thiết đâu cụ. Nhiều vị trí chuyên môn vẫn cứ ổn, khi làm việc cần thì có người phiên dịch. Tuy nhiên các vị trí này không nhiều, đa phần đều yêu cầu ngoại ngữ, ít nhất là mức giao tiếp cơ bản.Vậy cụ/mợ cho em hỏi trong môi trường FDI/ODA thì giỏi/thông thạo tiếng Anh gần như là điều kiện bắt buộc đúng ko?
Còn định nghĩa thế nào là giỏi thì với ng kém E sẽ bảo: bọn kia vào đấy toàn đứa giỏi tiếng Anh, giỏi là giỏi so với ng kém. Còn doanh nghiệp tuyển đủ dùng, E ở mức >=doanh nghiệp cần 1 chút, vào đóng góp cho doanh nghiệp bằng chuyên môn chuyên ngành.Vậy cụ/mợ cho em hỏi trong môi trường FDI/ODA thì giỏi/thông thạo tiếng Anh gần như là điều kiện bắt buộc đúng ko?
Tùy FDI/ODA của cụ cần vị trí nào nữa chứ? Có những vị trí đâu cần biết ngoại ngữ đâu. Nhưng giao tiếp được là một lợi thế để có thể thăng tiến trong sự nghiệp. Còn những văn phòng nhỏ thì nhiều khi tuyển lái xe và tạp vụ cũng yêu cầu biết tAnh cụ a, chỉ là ở mức biết, giao tiếp đủ dùng thôi.
Em chỉ làm cho FDI nhưng chưa bao giờ làm ODA nhưng ở tất cả những chỗ FDI đã, đang làm và em biết thì đối với những trường hợp lương từ 500 USD thì em chỉ chứng kiến duy nhất một trường hợp mà không biết tiếng Anh (aka phải dùng phiên dịch).Không nhất thiết đâu cụ. Nhiều vị trí chuyên môn vẫn cứ ổn, khi làm việc cần thì có người phiên dịch. Tuy nhiên các vị trí này không nhiều, đa phần đều yêu cầu ngoại ngữ, ít nhất là mức giao tiếp cơ bản.
Công ty em từ staff gần như chém/email/phone đều xài trực tiếp tiếng Anh hết( Toàn dân BK-NEU-NT), tuy vậy ngữ pháp cũng sai tòe loe nhứng được cái nội dung chuẩn . Như em chả dám dạy con vì phát âm có đúng hẳn đâuKhông nhất thiết đâu cụ. Nhiều vị trí chuyên môn vẫn cứ ổn, khi làm việc cần thì có người phiên dịch. Tuy nhiên các vị trí này không nhiều, đa phần đều yêu cầu ngoại ngữ, ít nhất là mức giao tiếp cơ bản.
cụ chắc ko hiểu thế nào là điều kiện cần và điều kiện đủ. Coi 1 điều kiện cần nào đó thành điều kiện của tất cả.Em chỉ làm cho FDI nhưng chưa bao giờ làm ODA nhưng ở tất cả những chỗ FDI đã, đang làm và em biết thì đối với những trường hợp lương từ 500 USD thì em chỉ chứng kiến duy nhất một trường hợp mà không biết tiếng Anh (aka phải dùng phiên dịch).
Cụ lại cắt cụt câu hỏi của em rồi. Em chỉ hỏi là giỏi tiếng Anh chứ em đâu có nói là chuyên môn là tiếng Anh??Còn định nghĩa thế nào là giỏi thì với ng kém E sẽ bảo: bọn kia vào đấy toàn đứa giỏi tiếng Anh, giỏi là giỏi so với ng kém. Còn doanh nghiệp tuyển đủ dùng, E ở mức >=doanh nghiệp cần 1 chút, vào đóng góp cho doanh nghiệp bằng chuyên môn chuyên ngành.
Chả lẽ đi tuyển ông chuyên môn tiếng Anh vào làm logitics, RnD, pháp chế?