[Thảo luận] Khí Ni Tơ bơm lốp

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,282
Động cơ
594,686 Mã lực
Các cụ cãi nhau dai thật đấy. Em vừa đọc lướt qua threat thì thấy là phải đứng về phía ông VV thôi. Bác VV, trong trường hợp cụ thể, nói chuẩn, dù có một số cái phải nói thêm cho rõ bản chất vật lý.

Mời các bác tham khảo nguyên tắc Vật lý của nó đây, để thấy khi nào lợi, khi nào KHÔNG LỢI (Chứ chả có hại gì đâu).

Áp suất, thể tích, lượng khí và nhiệt độ khí, trong trường hợp khí lý tưởng, phụ thuộc nhau theo công thức : PV = nRT (1)

trong đó:

P: Áp suất lốp
V: Thể tích lốp
T: Nhiệt độ khí trong lốp
n: số mole (Number of mole). Đây mới là phần liên quan đến bản chất của khí bợm
R: Universal gas constant = 8.314472 m3 · Pa · K-1 · mol-1 (Trong hệ SI)
Trong bánh xe thì V và n không thay đổi (Thực tế V thay đổi tý chút theo nhiệt độ, nhưng không đáng kể), như vậy, ta có thể viết lại phương trình trên thành:

P = (nR/V)*T (2)

Đây chính là phương trình giải thích tại sao khi nhiệt độ thay đổi thì áp suất thay đôi. Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng và ngược lại. Tuy nhiên, sự thay đổi này phụ thuộc vào bản chất từng loại khí (mà đại diện là số mole n trong phương trình trên).

Túm lại, từ định luật khí lý tưởng, ta có thể thấy được:

1. Áp suất trong lốp phụ thuộc nhiệt độ của khí khi thể tích và lượng khí không thay đổi (Cái này thì ai cũng thấy rồi, em cũng chẳng hiểu sao, lại phải đưa ra cái phương trình rắc rối thế nhỉ

2. Khi lượng khí bơm trong lốp và thể tích không thay đổi, thì sự tăng áp suất theo nhiệt độ phụ thuộc vào bản chất từng loại khí bơm (cái này cũng hiển nhiên nốt, thế mà em vẫn phức tạp giải thích rất mất công nhỉ, em cũng không hiểu tại sao nữa, chắc là do lỡ viết ra rồi, nên phải cố nốt thôi nhỉ)

3. Dùng cái định luật này, giải thích việc bơm khí ni tơ chưa thật sự rõ về bản chất vật lý, nhưng cũng chứng minh cho các bác thấy là nó phụ thuộc vào bản chất của khí rồi đấy nhé.

Mạn phép các bác, phân tích tiếp một vài trường hợp cụ thể khi bơm lốp bằng không khí và bằng ni tơ:

1. Đối với máy bay, xe F1: Việc đảm bảo một áp suất lốp ổn định là cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành. Áp suất lốp quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến performance của chúng, cũng như tính an toàn. (Đối với máy bay, căng quá, nó nổ mịa nó mất thì sao, xẹp quá, khi hạ cánh cũng có thể gây nổ lốp; còn F1, căng quá thì không bám đường, xẹp quá thì ma sát quá lớn, chạy chậm hơn thằng bơm lốp đúng cân thì sao???). Mặt khác, lốp của mấy chủ này sẽ thay đổi nhiệt độ rất nhiều trong quá trình vận hành (Cái này thì không cần bàn nữa nhé, bác nào chưa công nhận thì... ới lên), do vậy , bắt buộc phải tìm một loại khí nào đó để áp suất ít phụ thuộc nhất vào nhiệt độ khi thể tích và lượng khí không đổi, mà lại phải hạt dẻ cơ. Đây chính là lý do, nó bơm khí ni tơ vào lốp máy bay, cũng như xe F1.

2. Đối với ô tô dân dụng : Thực tế, khi xe vận hành, nhiệt độ lốp sẽ bị thay đổi, nhưng không quá chênh lệch, tỉ dụ: ở nhà em sờ tay thấy mát mát, chắc khoảng 20 độc C, chạy xuống tận Đồ sơn, các em nó lại mặc ít quá, nên nó hot, sờ vào suýt bỏng tay, chắc khoảng 35 độ C. Nếu bơm bằng không khí thường, chắc chắn áp suất lốp sẽ tăng, VD: 2.2 kg/cm2 thành 2.6 kg/cm2. Thực tế, xe đi hơi xóc ốc hơn tý, nhưng cũng chẳng chết ai. Mà nếu smart engouh thì bơm 2 kg thôi, chạy nó nóng lên là vừa. Thực tế, em đi xe VIT, rất nhạy cảm với áp suất lốp, hôm nào trời mưa, bơm lốp đúng cân, đến khi trời nắng, xóc không chịu được do áp suất lốp tăng lên, em lại phải xì bớt đi, mịa nó, đến lúc nó mưa, hay trở lạnh, lại phải bơm thêm vào,... vì sợ đi non quá, hỏng mất lốp. Nói chung, nếu chạy đường dài, các bác sẽ thấy hiệu ứng này rõ rệt hơn.

Ngoài ra, bơm bằng ni tơ, đối với xe ô tô thông dụng cũng có một số tác dụng như sau:

- Do ni tơ nguyên chất không có hơi nước hay o xi nên la răng và van sẽ ít bị o xi hóa (Bị gỉ; thực chất em cũng *éo biết la răng là cái gì, vừa nghe các bác nói thôi). Túm lại, thằng nào bằng sắt mà tiếp xúc với khí trong lốp sẽ đỡ bị gỉ (đỡ thôi nhé). Mà tiện thể, cho em hỏi luôn là thường thì mấy cái la răng, van đấy, nếu bơm bằng không khí thì có dùng được 10 năm không các bác. Vì nếu bơm bằng ni tơ thế nào cũng tăng lên thành 12 năm.

- Bơm ni tơ sẽ lâu bị xẹp hơn do kích thước phân tử nó lớn hơn o xi
- Bơm ni tơ chắc chắn là chẳng có tác hại nào cả, trừ việc bác mất chút tiền.

Kết luận của em:

- Bơm ni tơ cho lốp máy bay, xe F1, xe tải hạng nặng có những lợi ích rõ rệt do áp suất lốp ít (ít thôi đấy nhé, chứ thực tế vẫn thay đổi đấy) phụ thuộc hiệt độ.
- Bơm ni tơ sẽ giúp mấy thằng làm bằng sắt, thép bên trong lốp đỡ bị gỉ hơn (Cũng đỡ thôi nhé, vì các bác không bao giờ bơm được ni tơ 100% nguyên chất, mua chai khí chỉ khoảng 99% hay 99.9% gì đó; có lại sạch hơn nữa, nhưng quá đắt). Đỡ gỉ hơn bao lâu thì em không biết, và có đáng kể không thì em cũng không biết nốt.
- Với giá tiền 30K cho 04 bánh (các bác không bơm bánh dự phòng à? ) thì tiếc *éo gì mà không bơm. Đằng nào cũng như uống thuốc bổ bằng bột sắn ấy mà, không bổ được thì cũng no bụng.
 

tomcat

Xe đạp
Biển số
OF-8951
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
12
Động cơ
536,620 Mã lực
Bác ra Hai Bà Trưng đoạn giữa Fan Bội Châu và ngã năm Cửa Nam ý, đầy hàng bơm. Lần đầu 20k/lốp, lần sau chỉ 5k/lốp thôi.
 

RedAnt

Xe buýt
Biển số
OF-5534
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
517
Động cơ
548,740 Mã lực
Tranh luộn chủ đề khí Litơ vui phết các cụ nhỉ . Em là em muốn tìm hiểu tiếp làm sao biết được cái khí mà bơm vào lốp mình đúng là khí Ni tơ nhể . Hay là mấy thằng cu bơm cho mình xong nó lại tủm tỉm cười mấy con GÀ . Bác nào có kinh nghiệm phân biệt khí Nitơ truyền cho em xin 1 ít với ạ
 

Viking

Xe điện
Biển số
OF-8365
Ngày cấp bằng
17/8/07
Số km
4,485
Động cơ
579,203 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy, trên ngọn núi cao.
Tranh luộn chủ đề khí Litơ vui phết các cụ nhỉ . Em là em muốn tìm hiểu tiếp làm sao biết được cái khí mà bơm vào lốp mình đúng là khí Ni tơ nhể . Hay là mấy thằng cu bơm cho mình xong nó lại tủm tỉm cười mấy con GÀ . Bác nào có kinh nghiệm phân biệt khí Nitơ truyền cho em xin 1 ít với ạ
Bác bảo nó xì đầy một túi nilon to rồi chui đầu và, buộc chặt lại, nếu sau 5 phút mà vẫn đứng đúng là Gà, còn nằm thì yên tâm là mình không Gà
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,877
Động cơ
507,645 Mã lực
Áp suất, thể tích, lượng khí và nhiệt độ khí, trong trường hợp khí lý tưởng, phụ thuộc nhau theo công thức : PV = nRT (1)

trong đó:

P: Áp suất lốp
V: Thể tích lốp
T: Nhiệt độ khí trong lốp
n: số mole (Number of mole). Đây mới là phần liên quan đến bản chất của khí bợm
R: Universal gas constant = 8.314472 m3 · Pa · K-1 · mol-1 (Trong hệ SI)
Trong bánh xe thì V và n không thay đổi (Thực tế V thay đổi tý chút theo nhiệt độ, nhưng không đáng kể), như vậy, ta có thể viết lại phương trình trên thành:

P = (nR/V)*T (2)

Đây chính là phương trình giải thích tại sao khi nhiệt độ thay đổi thì áp suất thay đôi. Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng và ngược lại. Tuy nhiên, sự thay đổi này phụ thuộc vào bản chất từng loại khí (mà đại diện là số mole n trong phương trình trên).

Túm lại, từ định luật khí lý tưởng, ta có thể thấy được:

1. Áp suất trong lốp phụ thuộc nhiệt độ của khí khi thể tích và lượng khí không thay đổi (Cái này thì ai cũng thấy rồi, em cũng chẳng hiểu sao, lại phải đưa ra cái phương trình rắc rối thế nhỉ

2. Khi lượng khí bơm trong lốp và thể tích không thay đổi, thì sự tăng áp suất theo nhiệt độ phụ thuộc vào bản chất từng loại khí bơm (cái này cũng hiển nhiên nốt, thế mà em vẫn phức tạp giải thích rất mất công nhỉ, em cũng không hiểu tại sao nữa, chắc là do lỡ viết ra rồi, nên phải cố nốt thôi nhỉ)

3. Dùng cái định luật này, giải thích việc bơm khí ni tơ chưa thật sự rõ về bản chất vật lý, nhưng cũng chứng minh cho các bác thấy là nó phụ thuộc vào bản chất của khí rồi đấy nhé.
Hehe, mấy cái công thức của cụ đúng rồi nhưng em phản biện nhé, bác cứ YES/NO từng câu một thôi:

1. Ở cùng một nhiệt độ T, bác phải bơm lốp theo áp suất theo đúng tiêu chuẩn là P bất kể bác bơm không khí hoặc Ni tơ hoặc Ô xi hoặc bất cứ loại khí nào. Đúng không?

Nếu sai thì stop bàn luận ở đây vì câu trả lời của em là đúng. Nếu bác đồng ý, tiếp tục.

2. Giả sử 1 lốp bác bơm Ni tơ, 1 lốp không khí. Với P và T như nhau, tỉ số n/V là như nhau. Đúng không?

Kết luận: cho dù bơm loại gì thì cái tỉ số trên là như nhau, n và V có thể thay đổi nhưng sẽ luôn thay đổi để đảm bảo tỉ số không đổi. Do đó, sự thay đổi áp suất đối với nhiệt độ là như nhau với mọi loại khí.
:69::69::69:

Có một điểm em đồng ý là Ni tơ là khí trơ, không chứa hơi nước, ô xi như trong không khí nên không có các hiệu ứng do nước và ô xi gây ra.
 

RedAnt

Xe buýt
Biển số
OF-5534
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
517
Động cơ
548,740 Mã lực
Bác bảo nó xì đầy một túi nilon to rồi chui đầu và, buộc chặt lại, nếu sau 5 phút mà vẫn đứng đúng là Gà, còn nằm thì yên tâm là mình không Gà
Làm dư lày thì 1 túi o xi nguyên chất cũng chít bác à :77: . Tỷ lệ O xi trong không khí là 21% . Xuống đến 15 % là mình chết ngạt rùi 8o|
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Ặc, đọc xong bài của cụ Rau răm kinh quá, đối với em thì hiểu được các công thức đó coi như là đỗ tiến sĩ roài , nhưng phải cảm ơn cụ rau vì cứ cãi nhau mãi mà chả ai đưa ra được cái công thức cụ tỉ như nhà cụ
 

vitara 29v

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-17801
Ngày cấp bằng
23/6/08
Số km
19
Động cơ
506,610 Mã lực
co dat khong cac bac ? ma la bao nhieu xien ?
 

Ta Viet Cuong

Đi bộ
Biển số
OF-58
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
0
Động cơ
592,700 Mã lực
Nơi ở
Lang thang
Tks các cụ, em vừa đọc được cái này, bài báo kết luận: Với những phân tích trên, rõ ràng bơm nitơ có hiệu quả nhưng không thực sự cần thiết. Nếu muốn tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi cầm lái, bạn chỉ cần kiểm tra thường xuyên và giữ đúng áp suất lốp.http://vnexpress.net/GL/Oto-Xe-may/Tu-van/2008/08/3BA0524D/
 

LaiPhu

Xe đạp
Biển số
OF-18053
Ngày cấp bằng
30/6/08
Số km
18
Động cơ
505,980 Mã lực
Đúng là các cụ OF kiến thức phong phú thật! :77:
 

Lamborghini

Xe buýt
Biển số
OF-850
Ngày cấp bằng
21/7/06
Số km
569
Động cơ
582,400 Mã lực
Nơi ở
Lopxe.net
Website
www.michelin.com.vn
Em không ngờ Vụ Nito này các bác bàn tán sôi động quá,
Nói chung mọi thứ nó chỉ tuơng đối thôi em thấy bơm khí thường cũng có làm sao đâu xe vẫn chạy tốt mà, bơm khí Nito thì cũng thế có thể tốt hơn một tí thui điều đó còn phụ thuộc vào sự cảm nhận của mỗi người. Có người thì bảo cảm thấy sự khác biệt rõ rệt, người thì bảo thấy khác tí, người thì bảo thấy chả khác gì. Vậy ai đúng ai sai em cũng chịu .
Tác dụng của Nito về mặt lý thuyết thì đây ạ

Lốp bơm nitơ tinh khiết có độ ổn định tốt hơn so với lốp bơm bằng không khí, tuy giá thành cao và khá bất tiện.

Hầu hết ôtô đều bơm lốp bằng không khí, chứa 76% nitơ, 21% oxy và 3% các khí khác. Tuy nhiên, giờ đây nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ mới, bơm lốp bằng nitơ có độ tinh khiết 92-98%.

Nitơ đã được sử dụng nhiều trên xe đua, xe tải cỡ lớn và máy bay. Ưu điểm của phương pháp này là độ ổn định về áp suất lốp. Do phân tử nitơ có kích thước lớn hơn oxy nên tốc độ khuếch tán qua màng cao su chậm hơn. Với cùng mức giảm áp, một chiếc lốp bơm nitơ mất tới 3 tháng trong khi lốp không khí chỉ 1 tháng.


Dù bơm bằng nitơ hay không khí, giữ đúng áp suất lốp có thể tiết kiệm đến 3,3% nhiên liệu. Ảnh: AP.

Ưu điểm nữa là nitơ tinh khiết không chứa hơi nước nên ít giãn nở vì nhiệt. Trong khi không khí chứa một lượng hơi ẩm nhất định, do đó, lốp giãn nở nhanh hơn, dẫn tới độ ổn định khi vận hành thấp. Đây là lý do hầu hết xe đua bơm nitơ bởi nhiệt độ lốp tăng lên rất nhanh khi vận hành ở tốc độ cao và phanh liên tục.

Ngoài ra, do không chứa oxy nên bơm lốp bằng nitơ tránh được hiện tượng oxy hóa, chống cháy nổ.

Những lợi thế trên của lốp nitơ là không thể tranh cãi. Tuy nhiên, nó có thực sự giúp tiết kiệm nhiên liệu hay không lại vẫn là câu hỏi lớn. Trong một bài báo năm 2006, AP từng đưa ra dẫn chứng kỹ sư George Bourque, làm việc tại hãng Fairfield, cho biết anh đi được thêm 0,4 km đến 0,6 km trên mỗi lít nhiên liệu với lốp sử dụng nitơ.

Các tổ chức uy tín lại không đưa ra bất cứ kết luận nào. Phòng năng lượng Mỹ cho rằng chỉ cần bơm đúng áp suất lốp, bất kể bằng không khí hay nitơ, xe vẫn có khả năng tiết kiệm được 3,3% nhiên liệu.

Rae Tyson, người phát ngôn của cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA không thể hiện quan điểm về sử dụng nitơ. Tuy nhiên ông cho rằng phương pháp này "khuyến khích" tài xế giữ đúng áp suất lốp, qua đó giảm mức tiêu hao nhiên liệu và tăng độ an toàn.

Các chuyên gia ở Consumers Union, nhà xuất bản tạp chí Consumer Reports danh tiếng, thì không ủng hộ phương pháp nào trong vấn đề tiết kiệm xăng. "Nitơ chắc chắn an toàn hơn và về mặt lý thuyết, điều này dẫn tới những lợi ích khác", Douglas Love, người phát ngôn của Consumers Union nhận định.

Bên cạnh những ưu điểm trên, bơm lốp bằng nitơ có nhược điểm như giá thành cao. Chi phí cho mỗi chiếc lốp ở Việt Nam vào khoảng 10.000 - 15.000 đồng còn ở Canada là 8 USD. Số tiền này chưa kể với những lần bơm sau. Nếu lốp non, tài xế phải tìm trạm có thiết bị bơm chuyên dụng. Trong trường hợp bất khả kháng là bơm không khí, lốp sẽ mất toàn bộ ưu điểm mà nitơ mang lại.

Với những phân tích trên, rõ ràng bơm nitơ có hiệu quả nhưng không thực sự cần thiết. Nếu muốn tiết kiệm nhiên liệu và an toàn khi cầm lái, bạn chỉ cần kiểm tra thường xuyên và giữ đúng áp suất lốp.

Nguyễn Nghĩa (theoCanadiandriver, AP
 
Chỉnh sửa cuối:

ford gt

Xe máy
Biển số
OF-17915
Ngày cấp bằng
26/6/08
Số km
98
Động cơ
507,180 Mã lực
Nơi ở
12 Lê Lợi- Tp. Vinh
Website
www.otonghean.com
Lại bơm ni tơ nữa. Người bảo bơm tiện dụng, Bác bảo không thuận tiện. em chẳng biết như thế nào nữa. Chắc mấy bác có máy bơm ni tơ thì phải máy xịn thôi
 

GAT

Xe điện
Biển số
OF-14225
Ngày cấp bằng
24/3/08
Số km
2,990
Động cơ
542,389 Mã lực
Nơi ở
gatgroup.vn
em bơm ở Ngọc Khánh: 50k = 5 lốp; đi thấy đỡ xóc hơn 1 tý
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top