[Funland] Khi người trẻ muốn cắt đứt quan hệ họ hàng xa

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,656
Động cơ
271,565 Mã lực
ST

PS: Loanh quanh thì người VN họ hàng với nhau hết nhỉ.
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Chốt là mãi không cụ nào nói, nếu có đường sắt cao tốc hoặc hệ thống đường bộ ngon là họ hàng đi lại thuận tiện, già trẻ lớn bé gần gũi hơn. Tóm lại phương tiện phản ánh hành vi!
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
1. Ý em là ra đường còn sợ bọn choai choai mà về trong họ lại kháy, móc mỉa anh em là sao?
2. Em tất nhiên chẳng làm gì cả, nhưng có người họ khó chịu ra mặt và phản ứng lại (như một số cụ đã kể trong thớt), có người không thích về quê nhiều nữa (và bị vài nick tỏ ra thượng đẳng đánh giá này nọ).
Haha. Em tưởng cụ uýnh cả họ hàng khi họ thế cơ.
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
5,665
Động cơ
250,295 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Không hẳn cụ ạ .
Các anh các bác trưởng bây giờ cũng không phải thiếu thốn gì .
Cái họ cần nhiều khi chỉ là lời ăn tiếng nói chỉnh mỉnh , ngôi thứ rõ ràng .
Tôn trọng , đề cao họ 1 chút , cả nhà đều vui thì chết ai :D
Chỗ em giờ việc họ nó nhẹ nhàng . Ăn cỗ họ vui như đi ăn liên hoan .
Tất nhiên vẫn còn 1 số cụ già tư tưởng cũ cũ tý . Nhưng không ảnh hưởng nhiều . Cứ theo lề lối quê hương thời kỳ đổi mới thôi .
Nó tùy cụ. Em trưởng họ đây, trong nhà thì em là đời thứ 3 độc đinh :D
Việc trong họ nhà em 1 năm làm 2 lần (giỗ và tảo mộ) được duy trì từ đời cụ em đến nay. Từ đời ông em là không có yêu cầu đóng góp gì khi giỗ, từ đời bố em năm 86-1988 cùng các chú thống nhất mỗi nhà đăng ký làm 1 lần mỗi nhà khác nhau. Các chú/gia đình nhánh thứ đều thấy thoả mái.
MÌnh càng đơn giản càng vui cụ. :)
 

One-77

Xe cút kít
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
15,790
Động cơ
1,392,158 Mã lực
quê quán nhiều nơi còn lắm hủ tục, họ hàng theo thứ bậc mệt phết.
nhà em thoát ly hết từ thời bố mẹ, dưới quê còn căn nhà ông bà, nhưng ông bà mất để không, mấy năm trước bố em và các bác thống nhất hiến cho dòng họ làm nhà thờ tổ, vì lúc đó cả họ đang muốn tìm đất mua 1 mảnh nhỏ để làm cái nhà thờ tổ mà chưa mua được, thế là nhà em hiến cho, lúc đầu xin đặt bàn thờ ông bà trong đó, cả họ cũng ok nhưng xây xong thì các bác bảo thôi ko đặt ông bà vào đó mà thờ riêng.
giờ hàng năm có chỗ đi về những ngày rỗ họ, nhưng cơ bản hộ nhà em ko ai kênh kiệu, nếu có điều kiện thì chắc nhà em và nhà bác em điều kiện nhất rồi, mà bọn em thì ko phô trương, ko kể nể hay tỏ thái độ gì, nên họ rất hòa nhã.
em cũng dạng có vai vế trong gia phả, tức là rất nhiều người lớn tuổi hơn phải gọi em bằng anh, bằng chú, nặng nhất có ông bằng tuổi em phải gọi em bằng ông, bố nó già rồi gọi em bằng chú, còn ông nó nụ khụ em gọi bằng anh, ngại vãi chưởng, em toàn xung anh - tôi thôi. vì từ bé đã chơi với nhau.
quê cũng là có chỗ đi về, hàng năm đưa bố mẹ về quê họp họ được lần, chứ dưới quê các bác thoát ly hết, chỉ còn họ hàng xa, nhưng ở đó vân còn mộ ông bà
Được nhiều người lớn tuổi hơn gọi bằng chú, bằng ông trẻ thì ko phải là có vai vế đâu cụ ạ. Là chi dưới, cành dưới thôi :)
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,293
Động cơ
621,711 Mã lực
Cụ nói bất kì câu gì với người khác thì cụ nghĩ j ko quan trọng, người tiếp nhận câu nói của cụ nghĩ gì mới là vấn đề.
Ví dụ: A nói với B: mày ngu như chó
A (nghĩ là đùa)
B (ko nghĩ là đùa)

Vậy B (người nghe) nghĩ gì mới quan trọng. Đây là nguyên tắc cơ bản của mọi giao tiếp trong xã hội. Người nói nói ra bất cứ thứ gì cũng phải cân nhắc xem người nghe cảm nhận thế nào.Vi phạm nguyên tắc này thì cụ ra đường bị đấm hay bị xiên là chuyện rất dễ. Ko tin cụ cứ thử.
=))
Có vẻ cụ cũng không tuân theo nguyên tắc này nhỉ? Chắc do mạng ảo nên đếch sợ. Đoạn trên cụ tự dưng phát biểu 1 câu mà có cụ đã đòi đấm cụ rồi.
 

alo123567

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832716
Ngày cấp bằng
22/4/23
Số km
2,248
Động cơ
62,057 Mã lực
Nơi ở
https://github.com/sonvirgo/4G-Circumvent
Website
github.com
Cụ mợ nào, giỗ chạp, cỗ bàn, họ hàng đủ cả lương, giáo, miền núi, miền thượng, miên, lào, thiểu số, không :D
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,225
Động cơ
370,517 Mã lực
Được nhiều người lớn tuổi hơn gọi bằng chú, bằng ông trẻ thì ko phải là có vai vế đâu cụ ạ. Là chi dưới, cành dưới thôi :)
à vâng liên quan đến chi, ngành cụ nhỉ, nhưng như em biết thì sau khi ông lụ khụ mà em gọi bằng anh đó mất đi thì bác cả nhà em sẽ thay ông đó là trưởng họ, em cũng ko quan tâm chức tước đó lắm, về quê chủ yếu thắp hương cho mộ ông bà, qua nhà thờ tổ và cũng là nhà ông bà mình để thăm lại (vì bé cứ hè là em toàn ở quê với ông bà), thắp nén hương trong nhà thờ tổ
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
quê quán nhiều nơi còn lắm hủ tục, họ hàng theo thứ bậc mệt phết.
nhà em thoát ly hết từ thời bố mẹ, dưới quê còn căn nhà ông bà, nhưng ông bà mất để không, mấy năm trước bố em và các bác thống nhất hiến cho dòng họ làm nhà thờ tổ, vì lúc đó cả họ đang muốn tìm đất mua 1 mảnh nhỏ để làm cái nhà thờ tổ mà chưa mua được, thế là nhà em hiến cho, lúc đầu xin đặt bàn thờ ông bà trong đó, cả họ cũng ok nhưng xây xong thì các bác bảo thôi ko đặt ông bà vào đó mà thờ riêng.
giờ hàng năm có chỗ đi về những ngày rỗ họ, nhưng cơ bản hộ nhà em ko ai kênh kiệu, nếu có điều kiện thì chắc nhà em và nhà bác em điều kiện nhất rồi, mà bọn em thì ko phô trương, ko kể nể hay tỏ thái độ gì, nên họ rất hòa nhã.
em cũng dạng có vai vế trong gia phả, tức là rất nhiều người lớn tuổi hơn phải gọi em bằng anh, bằng chú, nặng nhất có ông bằng tuổi em phải gọi em bằng ông, bố nó già rồi gọi em bằng chú, còn ông nó nụ khụ em gọi bằng anh, ngại vãi chưởng, em toàn xung anh - tôi thôi. vì từ bé đã chơi với nhau.
quê cũng là có chỗ đi về, hàng năm đưa bố mẹ về quê họp họ được lần, chứ dưới quê các bác thoát ly hết, chỉ còn họ hàng xa, nhưng ở đó vân còn mộ ông bà
Em học cùng PT với 1 th trong họ mà nó cành trên ngang cơ ông già nên phải gọi nó = bác.
Về giỗ họ vẫn cứ bác/cháu nhưng khi đến lớp em toàn tẩn cho và bảo " bác, bác **== **== **== "... ra đây ko bác cháu gì nhá...ko bạn bè nó lại chế cho =))
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,225
Động cơ
370,517 Mã lực
Người đc như gia đình cụ là rất đáng trân quý.
Nói thật cụ là quê hương là nơi ấm áp nhất nhưng k cẩn thận khéo léo với các cụ & chú bác nó cũng sẽ là nơi sóng gió nhất cụ ạ.
vâng công nhận với cụ là ở quê có khi 1 chuyện nhỏ mà ko biết xử lý thành to ngay, mệt phết, nhất là các cụ có tuổi ở quê, vẫn cổ hủ, định kiến, gia trưởng lắm
em nhớ ông anh con bác cả nhà em khi cưới có 1 tình tiết nhỏ thôi là đón dâu thì phải có lễ, lễ thì nhà cái bảo xin một số thứ và 10kg thịt, nhà bác em thì lại nghĩ cho cái quý nhất là thủ lợn.
thế là mang lễ là thủ lợn vào, thế là các cụ nhà gái bảo "xin thịt cho xương", xong cãi nhau
rồi từ chuyện đó mà anh chị ko ở được với nhau, mà lại bên đạo, ko được bỏ nhau, sau chị ấy về lại ở nhà mẹ đẻ, ông anh em chan bỏ đi biệt xứ, sau thi thoảng mới về thăm nhà.
mệt phết đoạn cổ hủ đó.
 

Atlas99

Xe tải
Biển số
OF-742659
Ngày cấp bằng
11/9/20
Số km
276
Động cơ
93,205 Mã lực
à vâng liên quan đến chi, ngành cụ nhỉ, nhưng như em biết thì sau khi ông lụ khụ mà em gọi bằng anh đó mất đi thì bác cả nhà em sẽ thay ông đó là trưởng họ, em cũng ko quan tâm chức tước đó lắm, về quê chủ yếu thắp hương cho mộ ông bà, qua nhà thờ tổ và cũng là nhà ông bà mình để thăm lại (vì bé cứ hè là em toàn ở quê với ông bà), thắp nén hương trong nhà thờ tổ
Như vậy chắc là "sai" đấy ạ... "Ông anh già" lụ khụ đó mà mất đi thì chức truởng họ sẽ truyền cho ông con trai truởng / cháu đích tôn / con trai cả của cháu đích tôn ... nếu những nguời này có và còn sống... Nếu những cái này đều không có thì mới xét tiếp đến những nguời khác...

Nói chung trưởng họ sẽ luôn thuộc nhánh truởng, nhánh truởng mà ko còn nguời thì mới đến nhánh thứ...
 
Chỉnh sửa cuối:

Vanhoatnguyen

Xe buýt
Biển số
OF-745489
Ngày cấp bằng
6/10/20
Số km
524
Động cơ
68,390 Mã lực
Khổ anh chị kia phết nhỉ. Sao không dùng rủ nhau đi xây dựng hạnh phúc ở một nơi khác, thi thoảng về thăm họ hàng quê quán thôi, lâu dần thấy con cháu hạnh phúc thì chắc các cụ hai bên cũng thôi.
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,686
Động cơ
5,183,082 Mã lực
Em chỉnh tý cho chuẩn vào hc nhà cụ ;))
Nói vậy thôi cụ, em mất gần 2 chục năm tạo hình ảnh cho gấu mới có được thành quả như ngày hôm nay đấy cụ ah. Gây dựng nó mới lâu chứ em đạp phát thì phút mốt nó lại trở về cái máng lợn sứt ngay.

Thường các công việc ma chay, hiếu hỉ ở quê đa phần nhà nào cũng chỉ đại diện đến thôi, trừ con cháu gần gũi trong làng. Trước đây khi nhà nào trong họ có công việc em đều cho gấu về cùng, dưới mắt mọi người họ nể lắm vì ngay cả người trong làng cũng chả có ai cả vợ và chồng cùng có mặt cả. Vì vậy họ luôn ấn tượng và nhớ tên gấu nhà em. Ngay cả công việc của hội đồng niên cũng thế, đến cùng làng mà nhiều đứa nó còn chẳng biết vợ thằng kia sinh năm bao nhiêu trong khi vợ mình ở xa tít mù khơi thì nó đọc quê quán, năm sinh vanh vách.

Chị em phụ nữ nói chung vốn luôn có vấn đề với nhà chồng và quê chồng không nhiều thì ít, nếu mình không tạo được sự tự tin, nâng tầm vai trò và hình ảnh nó lên thì khéo ngày càng xa cách ấy cụ. Ngay đơn thuần như ngày xưa mẹ em đưa giấy tờ nhà đất ở quê giao cho gấu nó đã khác ngay dồi, mặc dù đất của bố mẹ chồng thì nó bán thế quái nào được nhưng về mặt ý nghĩa nó đã được trao quyền quản lý, đấy cũng là để nó biết phải sống ntn ~o)
 

bspvietnam

Xe tăng
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
1,747
Động cơ
232,526 Mã lực
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình (giống như gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đến khi cần thì rút ra dùng).
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Bây giờ cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng nước mắt vẫn chảy xuôi thôi. Em thì cho rằng báo hiếu lúc còn sống mới đáng quý, chứ chết rồi giỗ to nhỏ các cụ có biết có ăn đc nữa đâu? Giỗ chẳng qua là lí do con cháu gặp nhau, cúng cụ xong thì đánh chén vui vẻ. Tưởng nhớ các cụ trong lòng thì nhớ quanh năm, tùy tình cảm như nào từ lúc còn sống, ko lẽ nhớ mỗi hôm giỗ? Quan trọng nhất với cụ hiện tại là lo cho con cái, năm nào thuận tiện thì đưa cả nhà về giỗ 1 lần luôn tiện giới thiệu họ hàng này kia, chứ ko nhất thiết năm nào cũng phải về.
Miệng thiên hạ thì biết sao mà vừa đc, lúc sống chả quan tâm, lúc chết ngoạc mồm ra gào có gì hay ho đâu. Thoải mái đi cụ.
Em cũng rứa, cư xử khéo chút là cả họ đều vui.
Khi họ có cỗ bàn cũng lăng xăng bóc hành đuổi mèo và tám chuyện, đến bữa sẽ cố gắng mời mỗi mâm một chén từ trên xuống dưới kể cả team con/cháu.
Hầu như chả làm mất lòng ai, mọi người đều quý và tôn trọng.
Có cái hay trong họ nhà em là khi ăn không ngồi theo vai vế mà xếp theo tuổi tác, trong mâm ông-con ngồi cùng cũng không sao, và cũng không có chuyện sách mé này nọ. Điều nữa là cỗ họ gần như 100% thành viên trong họ cả con dâu, con gái (chưa lấy chồng).
Cái này hay Cụ ạ. Giỗ ông bà ngoại em (đông con cháu và khách trong làng) cũng ngồi như này, nói chuyện tiện hơn. Quan trọng là xưng hô, cư xử vẫn có trên có dưới. Chứ ngồi theo vai khéo thanh niên 2x phải ngồi với cụ 8x cũng chẳng thoải mái.
Không hẳn cụ ạ .
Các anh các bác trưởng bây giờ cũng không phải thiếu thốn gì .
Cái họ cần nhiều khi chỉ là lời ăn tiếng nói chỉnh mỉnh , ngôi thứ rõ ràng .
Tôn trọng , đề cao họ 1 chút , cả nhà đều vui thì chết ai :D
Chỗ em giờ việc họ nó nhẹ nhàng . Ăn cỗ họ vui như đi ăn liên hoan .
Tất nhiên vẫn còn 1 số cụ già tư tưởng cũ cũ tý . Nhưng không ảnh hưởng nhiều . Cứ theo lề lối quê hương thời kỳ đổi mới thôi .
Nếu còn bố mẹ, họ hàng thân thiết thì về chứ, tội j chỉ vài người linh tinh mà bỏ quê hương. Việc họ nói là việc của họ, việc mình thì mình làm chứ. Em có về quê mẹ em thì cũng chỉ gặp vài người, họ hàng xa là em chịu, có lần bị ăn chửi vì gọi bà của mẹ Là Bác, em bảo bà ấy “ ai bảo bà trẻ thế” thế là cười Khanh khách. Ai hỏi em nhiều, em bảo vẫn thế, ko có j thay đổi, khỏi giải thích nhiều, nhưng được cái quê em mọi người hiền hoà, rất tế nhị và hiếu khách. Em thích về quê mẹ em phết. Mỗi tội chả còn ai, mỗi lần về em chỉ đến nhà mợ họ em thôi. Coi như chỗ đó là quê của mình.
Nó tùy cụ. Em trưởng họ đây, trong nhà thì em là đời thứ 3 độc đinh :D
Việc trong họ nhà em 1 năm làm 2 lần (giỗ và tảo mộ) được duy trì từ đời cụ em đến nay. Từ đời ông em là không có yêu cầu đóng góp gì khi giỗ, từ đời bố em năm 86-1988 cùng các chú thống nhất mỗi nhà đăng ký làm 1 lần mỗi nhà khác nhau. Các chú/gia đình nhánh thứ đều thấy thoả mái.
MÌnh càng đơn giản càng vui cụ. :)
 
Chỉnh sửa cuối:

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,668
Động cơ
114,553 Mã lực
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình.
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Cụ bị lỗi logic rồi, người ta làm được hay không khác với người ta có muốn làm hay không. Nói như cụ thì ai không thích họ hàng là không biết làm việc hết. Thực tế không phải nhé.

Em học cụ:
Người không teamwork được với tổ dân phố chính nơi mình sống (không thò mặt đến bao giờ) thì đừng mong chờ họ đi làm 8-} nơi phải teamwork rất nhiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,594
Động cơ
293,942 Mã lực
vâng công nhận với cụ là ở quê có khi 1 chuyện nhỏ mà ko biết xử lý thành to ngay, mệt phết, nhất là các cụ có tuổi ở quê, vẫn cổ hủ, định kiến, gia trưởng lắm
em nhớ ông anh con bác cả nhà em khi cưới có 1 tình tiết nhỏ thôi là đón dâu thì phải có lễ, lễ thì nhà cái bảo xin một số thứ và 10kg thịt, nhà bác em thì lại nghĩ cho cái quý nhất là thủ lợn.
thế là mang lễ là thủ lợn vào, thế là các cụ nhà gái bảo "xin thịt cho xương", xong cãi nhau
rồi từ chuyện đó mà anh chị ko ở được với nhau, mà lại bên đạo, ko được bỏ nhau, sau chị ấy về lại ở nhà mẹ đẻ, ông anh em chan bỏ đi biệt xứ, sau thi thoảng mới về thăm nhà.
mệt phết đoạn cổ hủ đó.
Cc đôi khi dễ rất dễ nhưng trái ý là rất mệt..thêm mấy thầy dùi là toi đấy cụ ạ..tình trạng này nhiều ở đồng bằng bắc bộ , nơi nho không hẳn táo chưa thành 🤣
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top