[Funland] Khi người trẻ muốn cắt đứt quan hệ họ hàng xa

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Em đoán những ứng cử viên tranh chức trưởng họ cụ nói ở trên là thành phần rảnh việc , hay có thể nói trắng là ...thất nghiệp nên chả có cái gì để làm .
Đa phần họ u60 u70, thành phần hưu trí, nghỉ hưu, rảnh rỗi vậy. Mà cụ nên nói tôn trọng chút. Đừng mở miệng ra nói họ hàng em như thế, khi mà cụ không trong hoàn cảnh ấy.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
6,770
Động cơ
337,854 Mã lực
à theo đạo công giáo đó (nhà thờ) lấy nhau là ko được bỏ ạ, ko được nạo phá thai, xóm em nhiều nhà 4 đứa do nỡ có bầu, chứ ko như bên lương, lấy nhau bỏ nhau thoải mái.
cũng là tây truyền đạo vào nhưng đúng là bên tây bỏ nhau như ngóe ấy mà
Công giáo ở ta sao khác bên Tây lông nhỉ, bên đó bỏ nhau ai cấm đâu ta?
 

BMW_X7

Xe điện
Biển số
OF-101541
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
3,225
Động cơ
370,517 Mã lực

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,869
Động cơ
203,008 Mã lực
Cụ sai ở chỗ là theo Phật giáo thì sự ra đời của một loài hữu tình nào đó (ở đây là đứa con) là do duyên khởi (12 nhân duyên, bao gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, chết) của chính nó mà thôi. Vì nghiệp của kiếp trước mà trong vòng luân hồi thì loài hữu tình này có thể tái sinh vào một trong sáu cõi (thiên, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Theo duyên khởi thì từ vô minh sinh ra hành, hành sinh ra thức. Thức là nền tảng cho một sự sống mới và nó lựa chọn cha mẹ tùy theo hành của loài hữu tình đó là tốt hay xấu. Khi hiểu như thế thì thấy ngay rằng khổ của đứa con là do nghiệp của tự bản thân nó tạo ra từ các kiếp trước, và để thoát khổ thì đứa con này phải dựa vào sự tu tập bát chính đạo của chính bản thân nó mà thôi, chứ không thể oán trách rằng vì cha mẹ đã mang ta tới thế giới này (sinh ra ta) nên cha mẹ phải có trách nhiệm nào đó để ta không phải chịu khổ.
Em nghe cụ giải thích có vẻ đúng rồi đấy, nhưng em vẫn muốn hỏi thêm: Cứ như phật giáo nói thì con cái phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ. Thế thì nếu như làm cha mẹ mà ruồng bỏ đứa con, đối xử không ra gì, thì có tạo nghiệp đến kiếp sau không? Nếu như nói đến tình huống đứa con đến đòi nợ cha mẹ, mà cha mẹ không trả được nợ thì như vậy phải chăng nhân quả dây dưa không dứt?
 

dzoro

Xe điện
Biển số
OF-336092
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
3,839
Động cơ
352,125 Mã lực
Ngũ đại mai thần chủ. Qua năm đời rồi thì cũng nên phiên phiến cho nhau đi thôi.
 

Son23

Xe buýt
Biển số
OF-834880
Ngày cấp bằng
3/6/23
Số km
609
Động cơ
25,226 Mã lực
Em là NGƯỜI QUÊ, nên em không thiện cảm với những người:
* giấu quê của mình,hoặc mạo nhận là người nơi khác.
* luôn chỉ trích, miệt thị người quê (câu nói cửa miệng ĐỒ NHÀ QUÊ)
* chê bai điều kiện sinh hoạt, lối giao tiếp hoặc tập quán ở quê
* đoạn tuyệt một cách cực đoan với các sinh hoạt dòng tộc ở quê
Trong khi đó thì săn lùng các sản vật như Gà quê, rượu quê, gạo quê...
Trong thời chiến tranh thì dân phố sơ tán hết về quê trú ẩn, những ngưởi quê chia sẻ ít nhất là chỗ ở và phương tiện sinh hoạt cho người phố.
VN là nước nông nghiệp, nền văn minh lúa nước, khoảng trước những năm 80 thì đến 90% dân cư sống ở vùng nông thôn, vậy nhìn nhận quê với con mắt khinh miệt là tự phỉ báng mình.
Em về quê thường xuyên vào dịp trước tết thắp hương các cụ (quê em thắp hương trước tết mời các cụ về ăn tết), các dịp hiếu hỉ và những lúc được nghỉ. Cũng gặp rất nhiều những ông nát rượu, lè nhè, những ông hơn em vài ba tuổi mà gọi em là mày là con thằng...(tên bố em) đúng không? dù người đó nếu vẽ sơ đồ thì hàng chục tâng về quan hệ họ hàng.
Nhưng cả trong suy nghĩ thực tâm em cũng dám mảy may khinh miệt họ, vì em nhớ lại, họ là những người theo bà em kể đã sang làm nhà giúp khi nhà bị bom đánh, họ là những người đã khiêng võng mẹ em đi đẻ em, đã chạy sang cắt hộ ruộng lúa trước khi bão về, họ là những người đầu tiên có mặt ngay khi ông em nằm xuống mà bố em, cô chú em còn chưa nhận được điện báo (thời đó phải đánh điện).
Cả đời này, em không thể trả hết nợ với Quê.
Dù em là người không thích về quê, sống tách biệt cả quê bố quê mẹ nhưng bài này cụ Chuẩn. Nếu em hưởng nhiều ân tình từ quê như cụ, em sẽ bỏ qua hết những rườm rà, hủ tục để nhìn về cốt lõi. Nhưng chắc nhà em và cá nhân em khá độc lập. Sa cơ lỡ vận toàn tự thân, bạn bè giúp, mối liên hệ các quê lỏng lẻo. Thậm chí cái gì phiền phức nhất chính là đến từ quê. Nên em xa dần và ko có nhu cầu gần gũi. Ví dụ 1 chuyện như thế này, nhà em con 1 bề nhưng học hành, kinh tế...đều thuộc dạng khá nhất bên quê bố mẹ chồng em. Sau mẹ chồng em cứ trăn trở, thúc giục vụ cố đẻ con trai. Em mới biết vì các bà mợ chả có gì để chê, con cháu họ ít chữ, làm ăn kém cỏi, họ phải tìm thấy cái gì cũng kém ở nhà em. Họ mỉa vô phúc, ko có con trai thì mọi thứ chả là gì ( các anh em họ nhà em chết dăm chú vì nghiện nhưng để lại con trai họ vẫn tự hào). Mẹ chồng em vốn đã thèm cháu trai, thêm bị chê, có dạo tạo áp lực ra mặt cho em. Đây chỉ là 1 ví dụ. Rồi ma chay, việc nọ việc kia, em chỉ cần họ đừng động đến em, nhà em là rất ok rồi chứ ko mong ko cầu ai giúp gì mình. Có lẽ em cũng là người lạnh và rạch ròi, thích sự rõ ràng, lại sinh ra lớn lên trong môi trường tôn trọng cá nhân nên em không thể yêu được những gì "xấu xí" của làng quê.
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,596
Động cơ
71,942 Mã lực
Website
casca.vn
Công giáo ở ta sao khác bên Tây lông nhỉ, bên đó bỏ nhau ai cấm đâu ta?
Ở quê thì thế thôi cụ ơi, chứ HN vs SG thì... thoáng lắm. Cái nạo phá thai thì ai biết được đâu mà được với chả ko được. Nhà nào mộ đạo quá thì.... khổ thôi!
 

nhà Báo_đời

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-831652
Ngày cấp bằng
31/3/23
Số km
291
Động cơ
58,630 Mã lực
Tuổi
63
Cụ nhầm nha cụ ;)). Không nhất thiết phải cha truyền con nối. Bạn em đây nó dòng chi trưởng, bố nó trưởng họ mà nó còn xin từ không làm cái chức đó đây cụ.
Thì vẫn là cha truyền con nối mà. Chỉ có điều ông trưởng có muốn làm tiếp ko. Ông trưởng ko làm thì ông thứ. Sau đó con ông cả ko làm thì đến con ông thứ 2. Họa hoằn lắm mới bầu trưởng họ trừ khi có ông muốn cướp ngôi thôi.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,597
Động cơ
379,343 Mã lực
Chả hiểu trường phái đạo nào lại không được bỏ nhau cụ nhỉ? Bọn truyền đạo sang mình là bọn Tây chúng nó cũng nghĩ ra trò ly hôn mà.
Dạ cụ ấy nói đúng đó. Tây lông em không rõ như nào chứ theo đạo ở đất NĐ quê em là lấy nhau không được bỏ dù lý do gì đi nữa. :(
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,914
Động cơ
360,791 Mã lực
Tuổi
124
Em nghe cụ giải thích có vẻ đúng rồi đấy, nhưng em vẫn muốn hỏi thêm: Cứ như phật giáo nói thì con cái phải có nghiệp duyên với cha mẹ thì mới sinh ra làm con của cha mẹ. Thế thì nếu như làm cha mẹ mà ruồng bỏ đứa con, đối xử không ra gì, thì có tạo nghiệp đến kiếp sau không? Nếu như nói đến tình huống đứa con đến đòi nợ cha mẹ, mà cha mẹ không trả được nợ thì như vậy phải chăng nhân quả dây dưa không dứt?
Tôi là người vô thần, nhưng có tìm hiểu thêm về giáo lý của Phật giáo trong thời gian rảnh rỗi. Xin trả lời với cụ theo những gì tôi hiểu một cách thô thiển từ giáo lý Phật giáo như sau: Bất kỳ hành động/không hành động nào đó của mỗi người là do chính người đó tự làm tự chịu (nghe có vẻ giống như các nguyên lý cơ bản trong xây dựng văn bản pháp luật của xã hội hiện đại phải không cụ). Nếu cha mẹ ruồng bỏ hay đối xử không ra gì với con cái thì họ tự tạo nghiệp cho chính họ và ngược lại khi đứa con liên tục gây ra những vấn đề cho cha mẹ nó thì nó cũng tự tạo nghiệp cho chính bản thân mình. Còn nhân quả trong việc đứa con đến đòi nợ cha mẹ mà cha mẹ không trả được nợ như ý cụ hỏi thì phải xét xem hành động/không hành động của bậc làm cha mẹ đó ở thời điểm hiện tại có phù hợp với các nguyên tắc cơ bản trong thực hành/tu tập bát chính đạo hay không trước khi cho rằng nhân quả dây dưa không dứt. Điều này thực ra hơi trừu tượng và để đơn giản/trần tục hoá thì có thể gói gọn như sau: Nếu đứa con đó còn có khả năng thay đổi theo chiều hướng phù hợp với các chuẩn mực luân lý, đạo đức của xã hội, cho dù khả năng này là vô cùng nhỏ, thì bậc làm cha mẹ phải suy nghĩ và hành động kịp thời để cứu vớt nó (chính tư duy, chính kiến, chính nghiệp, chính tinh tấn v.v.), nhưng nếu xét thấy không còn bất kỳ khả năng nào để cứu vớt thì việc cần làm phù hợp với bát chính đạo ở đây phải là không làm gì cả để nó tự sinh tự diệt. Trên thực tế thì người ta rất khó để phân định đúng sai trong việc cứu vớt/không cứu vớt này.
 

tuanhvt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-118080
Ngày cấp bằng
25/10/11
Số km
5,597
Động cơ
379,343 Mã lực
Thì vẫn là cha truyền con nối mà. Chỉ có điều ông trưởng có muốn làm tiếp ko. Ông trưởng ko làm thì ông thứ. Sau đó con ông cả ko làm thì đến con ông thứ 2. Họa hoằn lắm mới bầu trưởng họ trừ khi có ông muốn cướp ngôi thôi.
Trưởng họ mà không có kinh tế em thấy tiếng nói rất yếu, không có trọng lượng dù đạo đức có. Đấy là em nói họ nhà em ạ.
 

RongPhuongBac

Xe điện
Biển số
OF-748686
Ngày cấp bằng
2/11/20
Số km
2,560
Động cơ
-311,025 Mã lực
Thì vẫn là cha truyền con nối mà. Chỉ có điều ông trưởng có muốn làm tiếp ko. Ông trưởng ko làm thì ông thứ. Sau đó con ông cả ko làm thì đến con ông thứ 2. Họa hoằn lắm mới bầu trưởng họ trừ khi có ông muốn cướp ngôi thôi.
Trường hợp bạn em thực ra là bị cướp trên giàn mướp, bị thay ra giữa đường, mà nguyên do thì rất nhiêu khê : con dòng trưởng nhưng mẹ thì không phải chánh thất :D
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
họ hàng gì, đi rời xa quê hương nhường lại đất đai nhà cửa để thoát nghèo cho gia đình. Ko may số ko đc giàu chỉ đủ ăn thế là đến lúc ở quê khấm khá lên lại quay mặt chê bôi HN :)) em thấy sau là bọn trẻ nó mất gốc hết. THế nên BCA mới chuẩn bị chuyển CCCD sang ghi nơi sinh chứ ko ghi nguyên quán nữa. Vì giờ về quê hỏi làm sao ra đc gốc gác :)) chỉ có nơi sinh là đầy đủ thông tin của bố mẹ nguồn gốc nhất.
Đúng đấy cụ. Thế nên cái mục làm lý lịch tư pháp mà bắt bên tư pháp về quê quán xác minh từng người một theo đúng quy định thì họ làm sao nổi. Không đủ người để làm, nhiều người khi về quê quán thì những lớp người trước mất hết rồi, hồ sơ không còn lưu lại do thời chiến tranh với thời bao cấp làm mất, xác minh làm sao được. Đến nơi sinh cũng không chắc xác minh nổi vì cái sổ ghi chứng sinh thời trước chắc gì còn, may mắn còn cái giấy khai sinh thì cứ thế công nhận thôi.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Nói về tập tục ở quê, nhiều khi nó là cái nợ đồng lần khó bỏ lắm. Ví dụ quê em có xã khi cưới con gái không được nhận phong bì của ai, chỉ cưới con trai mới được nhận. Giờ muốn bỏ cũng không được, vì những nhà trước cưới con gái họ không nhận phong bì rồi, giờ nhà nào mà nhận là bị chửi chết. Thành ra cứ kéo dài mãi. Đến giờ vẫn thế không thể nào bỏ được tập tục này dù nhiều người muốn thay đổi . Đến khổ.
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Trưởng họ mà không có kinh tế em thấy tiếng nói rất yếu, không có trọng lượng dù đạo đức có. Đấy là em nói họ nhà em ạ.
Họ nào cũng thế thôi cụ. Trưởng họ phải có kinh tế, có việc gì thì cộp tiền ra làm gương cho người khác theo sau. Chứ ông trưởng họ mà nghèo cứ hô hào suông để người khác đóng góp rồi tới lúc đàn em đàn cháu cứ ngồi nhìn nhau là mệt. :))
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,508
Động cơ
746,294 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cho rằng tham gia các hoạt động dòng họ (giỗ tổ..) hoặc cộng đồng làng xóm (hội làng..) có nhiều mặt tích cực, cho dù nó được phần lớn mọi người nhìn nhận dưới góc độ tâm linh, nên bị hiểu sai về bản chất.
* Giỗ tổ, hay hội làng nhìn theo quan điềm hiện đại, thực chất là hoạt động TEAM WORK (làm việc nhóm) ngày nay, nó nhằm mục đích tạo sự gắn kết giữa các cá thể, tập trung nguồn lực để thực hiện một mục tiêu chung.
Ngày xưa, cộng đồng làng, xã không có các dịch vụ chuyên nghiệp như bây giờ, cho nên các công việc lớn thì các cá nhân hay gia đình không thể tự thực hiện được, Vd tổ chức đám cưới, đám ma, dựng nhà (quy mô gia đình) đắp đê chống lũ (quy mô làng, xã), team work là bắt buộc, vì mục tiêu chung và cá nhân trong đó hưởng lợi.
Khi có việc lớn của nhà khác, mình sang làm việc coi như một hình thức tích lũy ngày công, đến khi nhà mình có việc, nhà khác lại đến giúp mình (giống như gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, đến khi cần thì rút ra dùng).
Vd, mình đi giúp đám cưới của 10 gia đình khác, đến khi nhà mình có việc, chắc chắn sẽ có 10 người đến giúp mình. Mặc dù không có sổ sách ghi chép tỷ mỉ về việc "tích lũy ngày công", nhưng sự trao đổi này diễn ra nhiều thế hệ một cách công bằng xét trên bình diện chung. Việc "xóa nợ" cũng được áp dụng một cách tự nhiên, khi một người nào đó không còn ở địa phương, hoặc rơi vào tình cảnh khó khăn. "Chế tài" cho việc trả nợ "ngày công" cũng rất mạnh, đôi khi là khắc nghiệt đối với các cá nhân, hoặc gia đình chỉ biết xong việc nhà mình (sau khi hết cưới hỏi, ma chay, làm nhà thì chả quan tâm đến nhà khác nữa).
* cuộc sống hiện đại CHO PHÉP cá nhân có thể không cần cộng đồng vẫn CÓ THỂ tồn tại trong điều kiện mọi thứ diễn ra bình thường (cưới thuê dịch vụ, đám ma thuê dịch vụ, làm nhà thuê dịch vụ). Nhưng không ai dám đảm bảo trong cuộc đời, mọi việc luôn diễn ra bình thường. Cuộc sống hiện đại ngày nay, thậm chí còn phải tăng cường các hoạt động team work trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngoài quy mô làng, xã, quốc gia, khu vực (cứu hộ, cứu trợ...), vd VN gửi tiền, các đội cứu hộ sang các nước xảy ra thảm họa (bão, động đất) cũng là tích lũy ngày công, để khi chẳng may mình gặp phải, thì các nước sẽ hỗ trợ mình.
* em tôn trọng quan điểm cá nhân của mỗi người, nhưng em cho rằng những người không muốn tham gia các hoạt động teamwork ngay trong cộng đồng gần nhất với mình (họ hàng, quê hương) là những người có tính cá nhân quá cao. Họ không teamwork được với các cộng đồng gần nhất với họ, thì đừng mong chờ họ teamwork với các cộng đồng xa hơn.
Vậy câu: " Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng" thì nó ở đâu trong cái tư duy logic của cụ vậy :D .
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,508
Động cơ
746,294 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chả hiểu trường phái đạo nào lại không được bỏ nhau cụ nhỉ? Bọn truyền đạo sang mình là bọn Tây chúng nó cũng nghĩ ra trò ly hôn mà.
Em còn biết là không cho phá thai cơ, đạo của PT nhưng chính quốc tiêu chuẩn khác cụ ạ :))
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,656
Động cơ
271,565 Mã lực
Em là NGƯỜI QUÊ, nên em không thiện cảm với những người:
* giấu quê của mình,hoặc mạo nhận là người nơi khác.
* luôn chỉ trích, miệt thị người quê (câu nói cửa miệng ĐỒ NHÀ QUÊ)
* chê bai điều kiện sinh hoạt, lối giao tiếp hoặc tập quán ở quê
* đoạn tuyệt một cách cực đoan với các sinh hoạt dòng tộc ở quê
Trong khi đó thì săn lùng các sản vật như Gà quê, rượu quê, gạo quê...
Trong thời chiến tranh thì dân phố sơ tán hết về quê trú ẩn, những ngưởi quê chia sẻ ít nhất là chỗ ở và phương tiện sinh hoạt cho người phố.
VN là nước nông nghiệp, nền văn minh lúa nước, khoảng trước những năm 80 thì đến 90% dân cư sống ở vùng nông thôn, vậy nhìn nhận quê với con mắt khinh miệt là tự phỉ báng mình.
Em về quê thường xuyên vào dịp trước tết thắp hương các cụ (quê em thắp hương trước tết mời các cụ về ăn tết), các dịp hiếu hỉ và những lúc được nghỉ. Cũng gặp rất nhiều những ông nát rượu, lè nhè, những ông hơn em vài ba tuổi mà gọi em là mày là con thằng...(tên bố em) đúng không? dù người đó nếu vẽ sơ đồ thì hàng chục tâng về quan hệ họ hàng.
Nhưng cả trong suy nghĩ thực tâm em cũng dám mảy may khinh miệt họ, vì em nhớ lại, họ là những người theo bà em kể đã sang làm nhà giúp khi nhà bị bom đánh, họ là những người đã khiêng võng mẹ em đi đẻ em, đã chạy sang cắt hộ ruộng lúa trước khi bão về, họ là những người đầu tiên có mặt ngay khi ông em nằm xuống mà bố em, cô chú em còn chưa nhận được điện báo (thời đó phải đánh điện).
Cả đời này, em không thể trả hết nợ với Quê.
Đâu cũng có người này người nọ, người tốt người xấu, cũng có cả những người vừa tốt , vừa xấu.

Nói gộp hết lại khen hay chê trong 1 chữ "người quê" theo em thì đều là nâng cao quan điểm, vơ đũa cả nắm.
 

Dacia90

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
2,003
Động cơ
68,261 Mã lực
Tuổi
44
Nói về tập tục ở quê, nhiều khi nó là cái nợ đồng lần khó bỏ lắm. Ví dụ quê em có xã khi cưới con gái không được nhận phong bì của ai, chỉ cưới con trai mới được nhận. Giờ muốn bỏ cũng không được, vì những nhà trước cưới con gái họ không nhận phong bì rồi, giờ nhà nào mà nhận là bị chửi chết. Thành ra cứ kéo dài mãi. Đến giờ vẫn thế không thể nào bỏ được tập tục này dù nhiều người muốn thay đổi . Đến khổ.
Mấy hôm nay báo chí rầm rộ việc đi chợ chuyển khoản...Thế nên vấn đề nhận phong bì nên giải quyết bằng chuyển khoản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top