Cái cụ nói là con đường thoát khổ dành cho người rơi vào biển khổ (là đứa con).
Cái em nói là trách nhiệm của người đưa đứa con vào biển khổ (bố mẹ).
Cụ nói A em nói B đâu có trùng với nhau đâu?
Cụ sai ở chỗ là theo Phật giáo thì sự ra đời của một loài hữu tình nào đó (ở đây là đứa con) là do duyên khởi (12 nhân duyên, bao gồm: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, chết) của chính nó mà thôi. Vì nghiệp của kiếp trước mà trong vòng luân hồi thì loài hữu tình này có thể tái sinh vào một trong sáu cõi (thiên, thần, người, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục). Theo duyên khởi thì từ vô minh sinh ra hành, hành sinh ra thức.
Thức là nền tảng cho một sự sống mới và nó lựa chọn cha mẹ tùy theo hành của loài hữu tình đó là tốt hay xấu. Khi hiểu như thế thì thấy ngay rằng khổ của đứa con là do nghiệp của tự bản thân nó tạo ra từ các kiếp trước, và để thoát khổ thì đứa con này phải dựa vào sự tu tập bát chính đạo của chính bản thân nó mà thôi, chứ không thể oán trách rằng vì cha mẹ đã mang ta tới thế giới này (sinh ra ta) nên cha mẹ phải có trách nhiệm nào đó để ta không phải chịu khổ.