Em là NGƯỜI QUÊ, nên em không thiện cảm với những người:
* giấu quê của mình,hoặc mạo nhận là người nơi khác.
* luôn chỉ trích, miệt thị người quê (câu nói cửa miệng ĐỒ NHÀ QUÊ)
* chê bai điều kiện sinh hoạt, lối giao tiếp hoặc tập quán ở quê
* đoạn tuyệt một cách cực đoan với các sinh hoạt dòng tộc ở quê
Trong khi đó thì săn lùng các sản vật như Gà quê, rượu quê, gạo quê...
Trong thời chiến tranh thì dân phố sơ tán hết về quê trú ẩn, những ngưởi quê chia sẻ ít nhất là chỗ ở và phương tiện sinh hoạt cho người phố.
VN là nước nông nghiệp, nền văn minh lúa nước, khoảng trước những năm 80 thì đến 90% dân cư sống ở vùng nông thôn, vậy nhìn nhận quê với con mắt khinh miệt là tự phỉ báng mình.
Em về quê thường xuyên vào dịp trước tết thắp hương các cụ (quê em thắp hương trước tết mời các cụ về ăn tết), các dịp hiếu hỉ và những lúc được nghỉ. Cũng gặp rất nhiều những ông nát rượu, lè nhè, những ông hơn em vài ba tuổi mà gọi em là mày là con thằng...(tên bố em) đúng không? dù người đó nếu vẽ sơ đồ thì hàng chục tâng về quan hệ họ hàng.
Nhưng cả trong suy nghĩ thực tâm em cũng dám mảy may khinh miệt họ, vì em nhớ lại, họ là những người theo bà em kể đã sang làm nhà giúp khi nhà bị bom đánh, họ là những người đã khiêng võng mẹ em đi đẻ em, đã chạy sang cắt hộ ruộng lúa trước khi bão về, họ là những người đầu tiên có mặt ngay khi ông em nằm xuống mà bố em, cô chú em còn chưa nhận được điện báo (thời đó phải đánh điện).
Cả đời này, em không thể trả hết nợ với Quê.