- Biển số
- OF-2985
- Ngày cấp bằng
- 5/1/07
- Số km
- 4,928
- Động cơ
- 631,114 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Sì goòng
- Website
- www.facebook.com
Xin cảm ơn kụ đã trích dẫn luật để minh hoạ.
Tuy nhiên, nhà cháu nhận thấy nội dung Khoản 3 Điều 19 này KHÔNG giúp kụ chứng minh được quan điểm kụ đưa ra trước đó, là "Nghị định 46/2016 là một văn bản quy phạm Pháp luật do Chính phủ ban hành để hướng dẫn Luật Gtđb 2008) hoặc quy định những việc phát sinh mà Luật Gtđb 2008 chưa có hoặc chưa điều chỉnh"
Cụ thể như sau:
1- Khoản 3 Điều 19 quy định:
Chính phủ ban hành nghị định để quy định "Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội (…), nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh…"
Vế vấn đề cần thiết "người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn..." đã được "xây dựng thành luật" (đã được luật hoá bởi Luật Gtđb 2008 rồi), nên không được Luật Ban hành VBQPPL cho phép xây dựng một Nghị định nào khác nữa để điều chỉnh nội dung đã được luật hoá đó. Khoản 3 Điều 19 này lại càng không cho phép NĐ46/2016 phủ định nội dung "thắt dây an toàn" đã được luật hoá bởi Luật Gtđb 2008 để biến một hành vi không bị Luật Gtđb2008 coi là không phạm lỗi thành một hành vi bị coi là phạm lỗi.
2- kể cả khi chúng ta bỏ qua gạch đầu dòng sô 1- nhà cháu nêu ở trên, thì Khoản 3 Điều 19 còn quy định "Trước khi ban hành Nghị định này (để thay mặt cho Luật để điều chỉnh vấn đè nào đó chưa được luật hoá) phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Không biết kụ Quangsot có thể đưa ra tiếp dẫn chứng về việc "UB Thường vụ Quốc hội đã đồng ý cho phép NĐ46/2016 có chức năng phủ định nội dung về "thắt dây an toàn" đã được luật hoá tại Khoản 2, Điều 9 Luật Gtđb 2008, để biến một hành vi không vi phạm Luật Gtđb 2008 thành một hành vi vi phạm " hay không?
Tuy nhiên, nhà cháu nhận thấy nội dung Khoản 3 Điều 19 này KHÔNG giúp kụ chứng minh được quan điểm kụ đưa ra trước đó, là "Nghị định 46/2016 là một văn bản quy phạm Pháp luật do Chính phủ ban hành để hướng dẫn Luật Gtđb 2008) hoặc quy định những việc phát sinh mà Luật Gtđb 2008 chưa có hoặc chưa điều chỉnh"
Cụ thể như sau:
1- Khoản 3 Điều 19 quy định:
Chính phủ ban hành nghị định để quy định "Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội (…), nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh…"
Vế vấn đề cần thiết "người ngồi trên xe ô tô phải thắt dây an toàn..." đã được "xây dựng thành luật" (đã được luật hoá bởi Luật Gtđb 2008 rồi), nên không được Luật Ban hành VBQPPL cho phép xây dựng một Nghị định nào khác nữa để điều chỉnh nội dung đã được luật hoá đó. Khoản 3 Điều 19 này lại càng không cho phép NĐ46/2016 phủ định nội dung "thắt dây an toàn" đã được luật hoá bởi Luật Gtđb 2008 để biến một hành vi không bị Luật Gtđb2008 coi là không phạm lỗi thành một hành vi bị coi là phạm lỗi.
2- kể cả khi chúng ta bỏ qua gạch đầu dòng sô 1- nhà cháu nêu ở trên, thì Khoản 3 Điều 19 còn quy định "Trước khi ban hành Nghị định này (để thay mặt cho Luật để điều chỉnh vấn đè nào đó chưa được luật hoá) phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Không biết kụ Quangsot có thể đưa ra tiếp dẫn chứng về việc "UB Thường vụ Quốc hội đã đồng ý cho phép NĐ46/2016 có chức năng phủ định nội dung về "thắt dây an toàn" đã được luật hoá tại Khoản 2, Điều 9 Luật Gtđb 2008, để biến một hành vi không vi phạm Luật Gtđb 2008 thành một hành vi vi phạm " hay không?
Theo luật ban hành văn bản QPPL
"
Điều 19. Nghị định của Chính phủ
Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của *************;
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của *************; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội."
Cái mà các Cụ tranh cãi ở đây là tại sao Luật không quy định mà lại xử phạt theo Nghị định ? Hiện tại luật GTĐB nếu sửa thì thẩm quyền sửa đổi bổ sung do QH mà sửa có vài chữ bổ sung thì quá lằng nhằng, trong khi đó CP quản lý XH phát hiện bất cập thì bổ xung trong Nghị định và Nghị định này phải đưoợc thường vụ QH đồng ý.
Cụ phải hiểu là Nghị định nó là một văn bản quy phạm Pháp luật do Chính phủ ban hành để hướng dẫn Luật hoặc quy định những việc phát sinh mà Luật chưa có hoặc chưa điều chỉnh.