- Biển số
- OF-506067
- Ngày cấp bằng
- 21/4/17
- Số km
- 100
- Động cơ
- 185,064 Mã lực
- Tuổi
- 33
Họ nắm thằng có tóc chứ không nắm thằng trọc đầu cụ ạ.
Cám ơn cụ. Qua những gì cụ phân tích, em có thể chốt lại quan điểm của em như sau:Việt nam tham gia đầy đủ 2 Công ước Viên, công nhận hiệu lực toàn bộ nội dung của 2 Công ước Viên với nước C.H.X.H.C.N VIệt nam.
Đó là CƯV 1968 về Gtđb và CƯV 1968 về Biển báo và Tín hiệu đường bộ.
(Xin xem Hình #1, 2, 3)
Chỉ có duy nhất một nội dung của CƯV được VN bảo lưu - "Việt nam không bị ràng buộc bởi Điều 52 của Công ước" - là Điều khoản quy định việc xử lý tranh chấp giữa các thành viên, nếu không thể giải quyết bằng đàm phán thì chuyển qua Toà án Công lý Quốc tế quyết định, kụ ạ.
(Xin xem Hình #4)
=============
Hình minh hoạ:
Hình #1: Nghị quyết của Chính phủ, đồng ý gia nhập 2 Công ược Viên
Hình #2: VN công nhận hiệu lực toàn bộ Công ước Viên 1968 về Gtđb, ngoại trừ Điều 52 quy định về Trọng tài khi xử lỉ tranh chấp giữa các thành viên.
Hình #3: Công nhận hiệu lực của Công ước Viên 1968 về Biển báo và THĐB
Hình #4: VN thông báo "không bị ràng buộc bởi Điều 52 của Công ước" - là Điều khoản quy định về việc xử lý tranh chấp giữa các thành viên, nếu không thể giải quyết bằng đàm phán thì chuyển qua Toà án Công lý Quốc tế quyết định.
Xin cảm ơn kụ.Cám ơn cụ. Qua những gì cụ phân tích, em có thể chốt lại quan điểm của em như sau:
1. Muốn xử phạt người ngồi sau không thắt dây an toàn, cần phải sửa luật GTĐB.
2. Phạt lái xe lỗi "chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy" là đúng quy định hiện hành, nhưng chỉ phạt 1 lần cho lỗi này, mức phạt từ 100.000đ - 200.000đ dù người lái xe có chở bao nhiêu người không thắt dây an toàn cũng vậy.
* Vấn đề ở đây là phải chứng minh không thắt dây khi xe đang chạy
Hôm nay em mới quay lại.Nếu NĐ46 này thay thế và kế thừa một NĐ khác thì 2 câu hỏi nêu trên được chuyển sang để xem xét, đánh giá đối với NĐ cũ, đã hết hiệu lực đó, kụ ạ.
Em mới đọc đến đoạn này.Như em đã nói Nghị định nó có chức năng riêng là hướng dẫn luật, bổ xung cái còn thiếu của luật mà trong 1 số điều kiện cụ thể luật chưa bao quát hết. Cụ thích bẻ cong văn bản quy phạm Pl là tuỳ Cụ vì khi bị xử phạt thì Luật nó không theo cách Cụ nghĩ đâu. Cụ xem trong Luật soạn thảo văn bản QPPL nó có Điều quy định riêng khoản 3 Điều 19 buộc phải trình thường vụ QH đấy vì khi sửa đổi bổ xung là lấn sang sân của QH. Thiết nghĩ Cụ là chã của box giao thông thì khi đưa 1 vấn đề lên thì nên quan tâm tới cách vận dụng văn bản cho nó chính xác chứ không phải là mổ xẻ cách thức ban hành văn bản QPPL. Trình tự thủ tục ban hành đã được Luật quy định rõ ràng không phải cứ muốn là được đâu ạ.
1- Công ước Viên 1968 về Gtđb đang có quy định khác với quy định hiện hành của Luật Gtđb 2008 về việc "thắt dây an toàn trong xe ô tô".
Cụ thể:
- Khoản 5, Điều 7 Công ước Viên 1968 về Gtđb quy định: "Thắt dây an toàn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người lái xe và những người trên xe ô tô khi ghế ngồi có trang bị dây an toàn, trừ trường hợp ...)
- Khoản 2, Điều 9 Luật Gtđb 2008 quy định: "Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn".
Như các kụ mợ cũng thấy, hiện tại Công ước Viên quy định phải thắt dây an toàn đối với lái xe và tất cả người ngồi trên xe, khi ghế ngồi có trang bị dây an toàn, kể cả các hàng ghế phía sau xe.
Trong khi đó, Luật Gtđb 2008 chỉ quy định phải thắt dây đối với lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước. Theo Luật Gtđb 2008, người ngồi trên các hàng ghế phía sau không phải thắt dây an toàn.
(Xin xem Hình #1)
Tại sao có thể sử dụng quy định của Công ước Viên về "thắt dây an toàn trong xe" làm cơ sở xác định lỗi về Gtđb ở Việt nam?
Tại Khoản 5, Điều 156 Luật Ban hành VB QPPL năm 2015 do Quốc hội khoá 13 ban hành có quy định:
"Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà C.H.X.H.C.N Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp".
(Xin xem Hình #2)
Vì Việt nam chúng ta đang là thành viên tham gia đầy đủ Công ước Viên 1968 về Gtđb,
Vì hiện tại đang có sự khác biệt trong quy định giữa CƯV và Luật Gtđb về nội dung "thắt dây an toàn trong xe ô tô",
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 156 nói trên, khi xác định lỗi về "thắt dây an toàn trong xe ô tô" các cơ quan chức năng Vn sẽ phải áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 7 của Công ước Viên, thay cho quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Luật Gtđb,
Nghĩa là, cơ quan chức năng sẽ phải căn cứ vào quy định hiện hành tại CƯV 1968 về Gtđb để quyết định rằng
"Thắt dây an toàn là nghĩa vụ bắt buộc đối với người lái xe và những người trên xe ô tô khi ghế ngồi có trang bị dây an toàn (kể cả những người ngồi trên hàng ghế phía sau), trừ các trường hợp ngoại lệ do luật pháp sở tại quy định".
2- Có thể áp dụng quy định của Công ước Viên như thế nào khi cần xác định lỗi & xử phạt lỗi cho hành vi vi phạm "không thắt dây an toàn khi ngồi trên xe"?[/B]
....
(Tiếp...)
==============
Trích luật:
Hình #1: Có sự khác nhau trong quy định về "thắt dây an toàn" giữa Công ước Viên 1968 về Gtđb và Luật Gtđb 2008
Hình #2: Luật Ban hành Văn bản QPPL 2015 quy định Phải áp dụng Công ước Viên khi nội dung CƯV và Luật Gtđb quy định khác nhau về một vấn đề.
Khi đọc hết các còm bên trên chắc kụ đã rõ lý do tại sao nhà cháu viết câu đó, phải không kụ?Hôm nay em mới quay lại.
Nội dung trên của cụ rất lạ.
Cụ diễn giải cho em được không?
Theo nhà cháu, các trường hợp ngoại lệ là các trường hợp nằm trong phạm vi được điều chỉnh bởi câu luật cụ thể, nhưng được luật quy định loại trừ. Các trường hợp ngoại lệ thường được viết sau câu văn "trừ trường hợp..." hoặc "Các trường hợp ngoại lệ không phải áp dụng quy định này:…".
Em đã đọc hết, mở mang được nhiều.
Xin hỏi cụ, khi áp dụng công ước Viên, tại sao không áp dụng: “trừ các trường hợp ngoại lệ do luật pháp sở tại quy định"?
Luật giao thông “giới hạn” ghế trước thì có thể hiểu phần còn lại là “ngoại lệ” không?
Như cụ đã biết, nguyên tắc xác định lỗi (kể cả tội) thì cũng theo hướng có lợi cho người vi phạm.
Cụ có cao kiến gì chăng?
CSGT chỉ đủ thẩm quyền xử lý xe vi phạm. CÒn người vi phạm thì không thuộc thẩm quyền CSGT phỏng cụBọn CSGT chúng nó điên hết rồi à cụ. Mà em nghi ngờ với số tiền phạt như thế (nếu nó gộp vào để phạt) chiến sỹ xx không đủ thẩm quyền xử phạt nữa.
Em không rõ ý của cụ lắm, mạo muội thế này:CSGT chỉ đủ thẩm quyền xử lý xe vi phạm. CÒn người vi phạm thì không thuộc thẩm quyền CSGT phỏng cụ
Cụ nói cũng có lý, thường trong các văn bản luật cũng ghi thế.Theo nhà cháu, các trường hợp ngoại lệ là các trường hợp nằm trong phạm vi được điều chỉnh bởi câu luật cụ thể, nhưng được luật quy định loại trừ. Các trường hợp ngoại lệ thường được viết sau câu văn "trừ trường hợp..." hoặc "Các trường hợp ngoại lệ không phải áp dụng quy định này:…".
Ví dụ, với trường hợp "người lái xe và người ngồi ở dãy ghế phía trước... phải thắt dây an toàn", nếu có ghi thêm câu "… trừ trường hợp lái xe chữa cháy, lái xe là người khuyết tật" thì 2 trường hợp đó sẽ là "trường hợp ngoại lệ do pháp luật sở tại quy định không bắt buộc phải thắt dây an toàn.
Còn các hành vi nằm ngoài danh mục liệt kê cụ thể nào đó thì không phải là trường hợp ngoại lệ. Chúng chỉ là các nội dung không bị luật điều chỉnh mà thôi, kụ ạ.
Nhà cháu e chưa hiểu đúng ý kụ.Cụ nói cũng có lý, thường trong các văn bản luật cũng ghi thế.
Nếu áp dụng nguyên tắc, người, cơ quan thi hành công vụ, chỉ được làm những điều pháp luật cho phép; Trong khi luật "đã giới hạn" cái cho phép kia thì sao hả cụ?
Con kiến đi kiện củ khoaiSoi chưa hết luật nên bị ù roài. Khổ thân bác tài. Kiện thôi.
Cháu tìm trong phần căn cứ để ra nghị định 100 mãi mà không thấy căn cứ vào công ước Viên 1968Tóm lại:
Theo nhà cháu, dựa vào quy định hiện hành, mặc dù người ngồi trên các hàng ghế phía sau trên xe ô tô không bị Luật Gtđb 2008 bắt phải thắt dây an toàn nên không thể vận dụng quy định tại NĐ46/2016 để xử phạt người dân về lỗi này,
nhưng cơ quan hữu quan hoàn toàn có quyền áp dụng quy định của Công ước Viên 1968 về Gtđb để:
- bắt buộc những người ngồi trên hàng ghế phía sau trong ô tô phải thắt dây an toàn,
- xác định hành vi "người ngồi trên hàng ghế phía sau không thắt dây an toàn" là hành vi phạm lỗi,
- xác định hành vi người lái xe chở người ngồi trên hàng ghế phía sau khoing thắt dây an toàn là hành vi phạm lỗi.
"Csgt có thể căn cứ vào CƯV để tiến hành xác định lỗi, ghi biên bản về lỗi vi phạm, xử phạt lỗi "người ngồi hàng ghế sau trong ô tô không thắt dây an toàn" cụ thể như thế nào cho đúng quy định?" lại là một nội dung khác, mong được các kụ mợ tham gia phân tích thêm.
.
Điên mà căn cứ vào đó để ra nghị định, vì một số thứ trong nghị định là của riêng chúng ta sẽ bị coi là vi phạm công ước nhé, cụ thể là cái nào thì em ứ nói đâuCháu tìm trong phần căn cứ để ra nghị định 100 mãi mà không thấy căn cứ vào công ước Viên 1968
Tôi thì thấy: Nghị định 100 vẫn quy định phạt vụ Vượt đèn vàng, trong khi Quy chuẩn 46... đã định nghĩa cái này là được đi rồi.Cập nhật mức phạt theo NĐ 100/2019/NĐ-CP:
Như vậy, theo Luật Gtđb 2009 và theo NĐ100,
1- Nếu lái xe để người ngồi ghế phía trước của xe mà không thắt dây an toàn khi xe đang chạy thì lái xe bị phạt 800k-1 triệu.
2- Nếu lái xe cũng không thắt dây AT khi xe đang chạy thì bị phạt 800k- 1 triệu nữa. Luật Gtđb 2009 không có quy định người ngồi ghế sau phải thắt dây an toàn.
3- Bản thân người được chở trên xe (tại ghế trước, nơi có dây AT) mà không thắt dây AT khi xe đang chạy sẽ bị phạt 300-500k mỗi người (không được cộng dồn để bắt lái xe phải trả thay).