Quy định của Hiệp định Mê Kông 1995 giữa Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đòi hỏi các quốc gia này phải tuân thủ
Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement =
PNPCA,
https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/PNPCA-brochure-11th-design-final.pdf) để tìm kiếm sự đồng thuận của cả 4 quốc gia trước khi tiến hành các công việc của các dự án liên quan tới việc sử dụng tài nguyên nước (đập thủy điện, đập thủy lợi, kênh mương v.v.) thuộc lưu vực sông Mê Kông (bao gồm dòng chính và các chi lưu/sông nhánh) cũng như làm thay đổi dòng chảy của nó (trong lưu vực của hệ thống sông Mê Kông và sang lưu vực khác).
Dưới đây liệt kê các dự án thủy điện/thủy lợi sử dụng nước từ dòng chính sông Mê Kông.
1. Lào:
a) Đã thực hiện thủ tục tham vấn trước: (Thông tin lấy trên website của Ủy hội sông Mê Kông - MRC)
.
6 dự án thủy điện của Lào trên dòng chính sông Mê Kông đã trải qua thủ tục tham vấn trước (
prior consultation) kéo dài 6 tháng (trừ 2 dự án cuối kéo dài do liên quan tới đại dịch COVID-19). Chúng bao gồm:
* Xayaburi: 1.285 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/xayaburi-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 22/10/2010. Hoạt động thương mại từ 2019.
* Don Sahong: 260 MW + bổ sung năm 2022 thêm 65 MW = 325 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/don-sahong-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 25/7/2014 và cho phần bổ sung từ 2022. Hoạt động thương mại của phần dự án gốc từ năm 2020.
* Pak Beng: 912 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-beng-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 20/12/2016. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2033.
* Pak Lay: 770 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/pak-lay-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/8/2018. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Luang Prabang: 1.460 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/luang-prabang-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Đang xây dựng. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Sanakham: 684 MW (
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/consultations/pnpca-prior-consultations/sanakham-hydropower-project/). Thời gian bắt đầu tham vấn: 8/10/2019. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2028.
b) Chưa thông báo cho MRC:
4 dự án có kế hoạch xây dựng nhưng chưa thấy thông báo cho MRC, trong đó 1 đã hủy bỏ.
* Ban Koum: 1.872 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2030.
* Pak Chom: 1.079 MW. Không có thông tin về dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại vào năm nào.
* Phoug Noi: 728 MW. Dự kiến bắt đầu hoạt động thương mại năm 2029.
* Thako: 86-172 MW. Hủy bỏ.
2. Campuchia:
Từng lập dự án nhưng đã hủy bỏ/không có kế hoạch triển khai trong thời gian tới năm 2030 (
https://opendevelopmentmekong.net/news/cambodian-pm-affirms-ban-on-mekong-hydropower-projects/).
* Stung Treng: 980 MW.
* Sambor: 2.600 MW.
3. Thái Lan:
Trên dòng chính sông Mê Kông không có dự án thủy điện nào của Thái Lan, do trong đoạn tính từ điểm là biên giới Lào-Thái-Myanmar (tam giác vàng) cho tới đoạn bắt đầu là biên giới Lào-Campuchia (đảo Don Khong) thì sông Mê Kông hoặc là chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Lào hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Thái Lan (hoặc là đường biên giới ở giữa sông của Lào và Campuchia).
Tiềm năng thủy điện có thể khai thác về mặt kỹ thuật còn rất ít ở một số khu vực thuộc lưu vực sông Mê Kông. Hầu hết các nhà máy thủy điện của Thái Lan được phát triển trong thập niên 1980 và 1990, cùng với sự phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi quy mô lớn như một phần của Dự án Kong-Chi-Mun hoàn thành năm 1992, gần đây (~năm 2016) được điều chỉnh lại thành Dự án Khong-Loei-Chi-Mun ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, nhưng tới nay chưa có thêm thông tin gì về việc triển khai dự án này.
Cơ sở hạ tầng năng lượng quy mô lớn ở Thái Lan vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, chẳng hạn Hội Người nghèo Thái Lan phản đối thủy điện Pak Mun (trên sông Mun – chi lưu của sông Mê Kông, 136 MW), đập thủy điện cuối cùng trong lưu vực sông Mê Kông được đưa vào vận hành ở Thái Lan năm 1994. Điều này buộc Thái Lan phải xuất khẩu các tác động xã hội và môi trường của việc xây dựng và vận hành nhà máy thủy điện sang các nước láng giềng, như Lào.
Lào đang thực hiện đúng quy trình PNPCA của MRC thì lý do gì phản đối hay cấm họ?