[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

Tý phệ

Xe điện
Biển số
OF-511435
Ngày cấp bằng
21/5/17
Số km
2,963
Động cơ
22,491 Mã lực
Tuổi
42
=)) Công nhận ae ô phân bàn về kênh đào này cả năm nay, phân tích ưu nhược thì đến giờ báo chí kach mệnh mới vào cuộc. Mấy bữa nay lại thêm mấy ông KOL cũng tát nước. Thế mới thấy, nhân dân trông đợi được gì. Thế mới thấy Of đi trước thật :))
 

windmill

Xe buýt
Biển số
OF-125373
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
983
Động cơ
388,819 Mã lực

Tô Văn Trường nói:
Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.
Sau khi dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia được phổ biến tại cuộc họp ở Cần Thơ ngày 23/4/2024, quan ngại của các chuyên gia tại cuộc họp rất đáng hoan nghênh. Phản biện khoa học cần lên tiếng nhưng muốn tiếng nói được lắng nghe, có trọng lượng cần phải có cơ sở khoa học và thực tế.
Một số bài báo vừa qua, có tựa đề “giật gân” như: Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây; Kênh đào Phù Nam - Techo có thể lấy mất đến 50% lượng nước của sông Mê Kông; Kênh đào Funan Techo có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc làm cho người dân hoang mang và lãnh đạo cũng băn khoan, lo lắng, trăn trở.
 

meodenminh

Xe điện
Biển số
OF-723782
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
3,967
Động cơ
236,416 Mã lực
Lợi ích QG là trên hết. Bám vào đồng bằng sông Cửu long quá lâu rồi
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,932
Động cơ
320,275 Mã lực
Tuổi
58
=)) Công nhận ae ô phân bàn về kênh đào này cả năm nay, phân tích ưu nhược thì đến giờ báo chí kach mệnh mới vào cuộc. Mấy bữa nay lại thêm mấy ông KOL cũng tát nước. Thế mới thấy, nhân dân trông đợi được gì. Thế mới thấy Of đi trước thật :))
Em thấy cccmof yêu nước là không phải bàn cãi. Khác tị chút độ ph thôi. :D
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
640
Động cơ
43,734 Mã lực
IMG_0481.png

các cụ biết nick này không. Tay này đội Tàu số 1 và những thằng theo Tàu. Thằng Cam đe doạ an ninh nguồn nước và lương thực của đất nước mà nó bênh kiểu này thì e tức quá.
 

Thèm khát

Xe điện
Biển số
OF-785131
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
2,687
Động cơ
22,515 Mã lực
Tuổi
40
Đề nghị xây vài con đập chắn nước sông Serepok chảy qua Cam để trả đũa.
Bọn vô ơn Cam khốn nạn thật, theo trung quốc để chơi bẩn chúng ta.
 

2508

Xe buýt
Biển số
OF-840999
Ngày cấp bằng
1/10/23
Số km
640
Động cơ
43,734 Mã lực
Đề nghị xây vài con đập chắn nước sông Serepok chảy qua Cam để trả đũa.
Bọn vô ơn Cam khốn nạn thật, theo trung quốc để chơi bẩn chúng ta.
Bọn đấy vô ơn từ trong máu. E thích người Lào hơn bọn Cam này và nhất là căm những thằng đội Tàu và Cam lên đầu mà chê bai đất nước mình nuôi dưỡng tụi nó.
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,751
Động cơ
466,492 Mã lực
Dài 180km mà nó hút nước tưới tiêu mới mệt, chứ sâu 5-6m thì tàu thuyền loại bé thôi vẫn phải nhờ cang biển VN dài dài.
Phía hạ nguồn thì mình cử cụ Võ Tòng Xuân và đệ tử sang Do Thái học cách tưới tiêu và lọc nước, vẫn còn nhiều giải pháp.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,393
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Dài 180km mà nó hút nước tưới tiêu mới mệt, chứ sâu 5-6m thì tàu thuyền loại bé thôi vẫn phải nhờ cang biển VN dài dài.
Phía hạ nguồn thì mình cử cụ Võ Tòng Xuân và đệ tử sang Do Thái học cách tưới tiêu và lọc nước, vẫn còn nhiều giải pháp.
Sang Hà Lan hay thuê luôn chuyên gia Hà Lan mới là đúng. Còn tưới tiêu thì trăm đời nay họ vẫn lấy nước để trồng lúa ở khu vực đó đấy thôi. Hiện tại họ vẫn có kênh thủy lợi nhỏ mà.
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,751
Động cơ
466,492 Mã lực
Sang Hà Lan hay thuê luôn chuyên gia Hà Lan mới là đúng. Còn tưới tiêu thì trăm đời nay họ vẫn lấy nước để trồng lúa ở khu vực đó đấy thôi. Hiện tại họ vẫn có kênh thủy lợi nhỏ mà.
Hà Lan e thấy có ai nói đất đá nó thổ nhưỡng, nó chắc chắn hơn mình. Đông bằng mình đất bồi nó khó xây đê xây đập hơn, làm cao tốc cũng khó hơn ngoài Bắc 1 tý.
Không thì học cả 2, cho 1 giáo sư sang Trung Đông và 1 anh khác đi Tuy lip cũng được, đông tây kết hợp có khi lòi ra cái mà " chỉ VN mới làm được "
 

archituan

Xe tải
Biển số
OF-482639
Ngày cấp bằng
7/1/17
Số km
387
Động cơ
194,345 Mã lực
Nói chung Cam làm cái kênh này có khi ngu! Phá VN nhưng vui lòng nhìn lên phía trên, nó vẫn còn bị phụ thuộc dòng chảy bởi anh Tàu. Anh ấy bơm mana cho làm , vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp vvv. Lợi chưa thấy đâu nhưng có lẽ nợ a Tàu ngập mồm.

Còn VN, bao năm rồi lãnh hậu quả của việc TQ nó xây đập đầu nguồn sông Mekong, giờ thêm a Cam nhăm nhe phá thêm. Đến mệt. Nhưng hình như cũng chưa thấy biện pháp nào thực hiện? Hay ko tìm ra biện pháp?
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,869
Động cơ
562,045 Mã lực
Thêm thông tin về kênh đào Phù Nam
Kênh đào Funan Techo - Cùng hợp tác để phát triển

Những ngày qua, vấn đề dự án kênh đào Funan Techo (Campuchia) thu hút sự quan tâm rất lớn không chỉ của các nhà khoa học mà cả dư luận trong nước và quốc tế với nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.
Thông tin cơ bản
Đồng bằng sông Mekong được tính từ Kratie đến cửa sông ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Ngày 8/8/2023, Chính phủ Campuchia gửi thông báo đến Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) về Dự án đường thủy nội địa Funan Techo theo thủ tục PNPCA (Thủ tục thông báo trước, tham vấn và thỏa thuận). Một số thông tin về tuyến kênh như sau:
- Dài x Rộng đáy x Sâu của tuyến kênh: Lk x Bđáy x Hk =180km x 50m x 4,7m;
- Có 3 âu kiểm soát mực nước và lưu lượng tuyến giao thông (La x Ba x Ha: 135m x 18m x 5,8m); Lưu lượng lớn nhất bình quân ngày qua âu là 3,6 m3/s.
Hình 1: Minh họa vị trí tuyến giao thông thủy Funan Techo và vị trí 3 khóa âu
Tiềm năng nguồn nước sông Mekong
Lưu vực sông Mekong có diện tích khoảng 795.000 km2, chảy qua địa phận của 6 quốc gia: Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam với chiều dài dòng chính là 4.800 km, tổng lượng dòng chảy hàng năm vào khoảng 475 tỷ m3. Sông Mekong xếp thứ 21 trên thế giới về diện tích lưu vực, thứ 12 về chiều dài và thứ 8 về tổng lượng dòng chảy.
Hình 2: Lưu vực sông Mekong và đóng góp dòng chảy từ mỗi quốc gia
Bảng 1: Tổng hợp thông tin về diện tích và đóng góp dòng chảy từ các quốc gia trên lưu vực sông Mekong
TTTên quốc giaDiện tích
trong lưu
vực
(km2)
% so với tổng
diện tích
lưu vực
% so với
tổng diện tích
mỗi quốc gia
% dòng chảy
đóng góp
1Trung Quốc165.00021-16
2Myanma24.0003-2
3Lào202.000259735
4Thái Lan184.000223618
5Campuchia155.000208618
6Việt Nam65.00092011
Tổng diện tích:795.000100Tổng dòng
chảy năm:
475 km3
Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long

Phân bố dòng chảy về Đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn từ 1995 đến 2020 qua Tân Châu và Châu Đốc vào khoảng 12.450 m3/s ứng với tổng lượng 394,2 tỷ m3; lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 3.114 m3/s với tổng lượng 8,1 tỷ m3/tháng
Hình 3: Phân bố lưu lượng dòng chảy Mekong về ĐBSCL hàng năm qua Tân Châu và Châu Đốc
Đánh giá tác động của tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo
Xây dựng kịch bản:
Dưới đây là một kịch bản với 3 trường hợp, bao gồm cả những trường hợp bất lợi nhất vượt ra ngoài thông báo của phía Campuchia, thì tác động của tuyến kênh đào Funan Techo sẽ như thế nào?
Trường hợp 1: Kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s (theo đúng thông báo của Campuchia ngày 8/8/2023);
Trường hợp 2: Các âu mở tự do liên tục cả mùa lũ lẫn mùa kiệt (không kiểm soát lưu lượng qua âu) vượt ra ngoài thông báo của Campuchia, để xác định khả năng chuyển nước lớn nhất của tuyến giao thông thủy khi không kiểm soát.
Trường hợp 3: như trường hợp 2 (các âu mở liên tục) kết hợp cấp nước nông nghiệp ở các tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep, vượt ra ngoài thông báo của Campuchia, để xác định khả năng chuyển nước lớn nhất của tuyến giao thông thủy khi vừa không kiểm soát lưu lượng lại kết hợp mục đích phát triển nông nghiệp tưới. Giả thiết, lưu lượng nước tưới cho nông nghiệp theo tuyến kênh vào khoảng 50 m3/s (tương đương với gia tăng diện tích vài chục ngàn ha nông nghiệp trong vùng).
Kết quả mô phỏng thuỷ lực tóm tắt như sau:
Trước hết, cần phải đặt câu hỏi: Tại sao lại phải đào đoạn 1 và làm âu 1 cho tốn tiền, nếu tàu trọng tải lớn có thể đi luôn theo sông Bassac đến Phnom Penh? Có lẽ đoạn nào đó trên sông Bassac hoặc nói chung sông Bassac không đủ chiều sâu và lượng nước đủ cho tàu trọng tải lớn đi đến Phnom Penh. Âu 1 không phải để ngăn lũ mà là để tàu trọng tải lớn có thể từ sông Bassac đi lên sông Tiền. Hiện nay, tàu trọng tải lớn đi qua cửa Định An sông Hậu của Việt Nam phải đi qua Vàm Nao qua sông Tiền mới đủ độ sâu lên Phnom Penh.
Trong trường hợp 1, Campuchia triển khai dự án và vận hành tuyến kênh theo thiết kế đã được thông báo cho Ủy hội sông Mekong quốc tế: Kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s, so với tiềm năng nguồn nước sông Mekong về đồng bằng qua Tân Châu và Châu Đốc là 12.450 m3/s thì tác động của dự án đến ĐBSCL của Việt Nam là không đáng kể.
Trong trường hợp 2 và 3, khi các cống để mở hoàn toàn cho nước trên kênh chảy tự do ra cảng Kep, kết hợp tưới thì dự án sẽ gây tác động lớn tới chế độ dòng chảy và lượng phù sa về ĐBSCL, đồng thời làm gia tăng diện tích xâm nhập mặn vào sâu trong đồng bằng. Với mục tiêu phục vụ mục đích giao thông thủy và nếu kết hợp phục vụ mở rộng diện tích tưới như tôi đã phân tích ở trên thì dự án sẽ có khả năng làm giảm lượng nước trên sông Hậu từ 5-13% trong mùa khô, từ 2-6% trong mùa mưa. Đồng thời khả năng lưu lượng nước trên sông Tiền sẽ bị giảm từ 2-4% trong mùa khô, từ 1-3% trong mùa mưa.
Sự sụt giảm lưu lượng dòng chảy về Việt Nam sẽ gây gia tăng xâm nhập mặn sâu hơn trên cả sông Tiền và sông Hậu, phạm vi lớn hơn và sớm hơn (xảy ra ngay tháng 12 và tháng 01 hằng năm); đồng thời, lượng phù sa về ĐBSCL vốn đã suy giảm những năm gần đây do các đập trên thượng lưu của Trung Quốc sẽ tiếp tục bị giảm do việc triển khai dự án. Ngoài ra, sự sụt giảm lưu lượng, mực nước cũng sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, làm giảm không gian sinh tồn của hệ sinh thái nước ngọt.
Do gia tăng xâm nhập mặn sâu với phạm vi lớn hơn và sớm hơn, có thể trùng với thời điểm cấp nước cho vụ Đông Xuân của vùng ĐBSCL nên sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của người dân, tác động đến ngành sản xuất lúa gạo của vùng, đòi hỏi phải có giải pháp ứng phó thích hợp.
Bài học trong hợp tác lưu vực Mekong từ quá khứ đến hiện tại
Sự tương đồng về vị thế giữa Việt Nam và Campuchia
Trong lưu vực sông Mekong, Việt Nam và Campuchia đều nằm ở hạ nguồn, đã và đang chịu tác động mạnh mẽ bởi sự phát triển nông nghiệp và thủy điện ở thượng nguồn. Các tác động bất lợi đến Campuchia có thể kể như: xu thế lũ giảm làm mất phù sa và giảm nguồn lợi thủy sản; Lượng nước chảy vào hồ Tonle Sap những năm gần đây giảm làm nguồn lợi thủy sản cũng giảm theo. Các tác động bất lợi đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự như ở Campuhchia: lũ giảm; mất phù sa; gia tăng xói lở; giảm nguồn lợi thủy sản và đặc biệt dòng chảy kiệt trái quy luật làm xâm nhập mặn khó lường. Chính vì vậy, hai nước Việt Nam và Campuchia dễ dàng chia sẻ và luôn cần phải hợp tác chặt chẽ để ứng phó với các tác động bất lợi từ phía thượng nguồn.
Việt Nam và Campuchia vừa là thượng lưu, vừa là hạ lưu của nhau
Xét về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam nằm ở hạ lưu của Campuchia nên trong trường hợp này Campuchia được coi là thượng lưu của Việt Nam. Ngược lại, ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, nước theo các sông Sê San và Srê Pok lại chảy qua Campuchia trước khi về ĐBSCL, vì vậy trong trường hợp này Việt Nam lại là thượng lưu của Campuchia. Đây là cơ sở để mỗi quốc gia thể hiện đúng trách nhiệm của mình với vai trò là quốc gia ở thượng nguồn đối với quốc gia ở hạ nguồn trong việc chia sẻ các thông tin cũng như giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
Bài học quý về hợp tác Việt Nam - Campuchia trong quá khứ
Trong quá khứ, khi Việt Nam xây dựng thủy điện Ialy (1993 - 2002) - là thủy điện dòng nhánh trên sông Sê San từ trước khi thủ tục thông báo trước PNPCA có hiệu lực năm 2003. Thời gian đầu khi công trình mới vận hành thử đã gây tác động bất lợi đến Campuchia và nhận nhiều phản đối từ phía bạn cũng như các tổ chức NGO ở Campuchia.
Tuy nhiên, với tinh thần hợp tác, thông qua các tham vấn, chia sẻ thông tin một cách minh bạch và nỗ lực thực hiện các giải pháp điều chỉnh hợp lý, đến nay các hồ điều hòa hạ lưu Sê San 4 và Sê San 4A được xây dựng có vai trò làm hồ điều hòa để giảm thiểu các tác động bất lợi xuống hạ lưu. Đồng thời, cứ 2 tuần một lần, Công ty phát triển thuỷ điện Sê San đều thông báo lịch xả nước và mỗi khi có thay đổi vận hành thủy điện trên Sê San và Srê Pok thì EVN đều có thông báo trước đến các khu vực hạ lưu thuộc Campuchia và Uỷ ban sông Mekong quốc tế (MRC), chính vì vậy đến nay các bất đồng về thủy điện này đã được kiểm soát.
Bản thân tôi cũng có bài học kinh nghiệm riêng, đó là vào cuối thập niên 90, phía Campuchia phản ứng, phê phán Việt Nam đào kênh đắp bờ ở Đồng Tháp Mười gây dâng mực nước làm ngập lụt một số khu vực của Campuchia. Tôi, với vai trò là Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam, đã đề nghị mời 3 chuyên gia người Campuchia sang Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam cùng nhau tính toán kiểm nghiệm mô hình thuỷ lực với chuyên gia Việt Nam. Hồi ấy, chưa có bộ mô hình MIKE thông dụng của Đan Mạch, chúng tôi đã chủ động cấp cho bạn phần mềm mô hình VRSAP của cố PGS anh hùng lao động Nguyễn Như Khuê (kể cả chương trình nguồn). Kết quả tính toán mô phỏng cho thấy độ dâng mức nước do tác động của đắp bờ kênh phía Việt Nam không đáng kể và có giải pháp giảm thiểu. Chính các chuyên gia người Campuchia khi về nước đã thuyết phục lãnh đạo nước họ, nên mọi sự kết thúc có hậu.
Kênh đào Funan Techo - cùng hợp tác để phát triển
Trước tiên cần khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán trước sau như một, tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và các quốc gia láng giềng trong lưu vực sông Mekong.
Đặc biệt, việc phối hợp giữa Việt Nam - Campuchia trên tinh thần hợp tác sẽ càng củng cố thêm quan hệ giữa hai nước láng giềng cùng ở hạ nguồn lưu vực sông Mekong để chủ động ứng phó với những ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển thủy điện và nông nghiệp phía trên hạ lưu vực sông Mekong từ phía Trung Quốc làm dòng chảy lũ, phù sa và nguồn lợi thủy sản giảm, dòng chảy mùa kiệt trái quy luật tự nhiên.
Tình hình thông tin thời gian qua liên quan đến dự án kênh đào Funan Techo cho thấy đang nổi lên một số vấn đề:
i) Campuchia đã thực hiện đúng thủ tục ban đầu trong quy chế chia sẻ thông tin PNPCA;
ii) Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam cũng đã có những đánh giá ban đầu dựa trên những thông tin mà bạn chia sẻ cung cấp cho các cơ quan cấp trên, những kết quả tính toán bổ sung cho thấy trong các trường hợp bất lợi thì tác động của tuyến kênh đó là không lớn;
iii) Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm của mình qua thông cáo của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt ngày 11/4/2024;
iv) Một số tác giả trong nước tiếp cận các nguồn tin thiếu tin cậy, thiếu kiểm chứng, giật tít các bài báo một cách cường điệu, cực đoan không đúng sự thực, đẩy dư luận đi trái với mục đích quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Campuchia cũng như những cam kết thỏa thuận trong hợp tác ở Ủy hội sông Mekong của các nước trên lưu vực, trong đó có Việt Nam và Campuchia;
v) Ngay sau các bài báo “nhạy cảm” trong nước, phát biểu của các chính khách nước bạn tại cuộc gặp Hiệp hội Oknha (quý tộc) Campuchia tối 26/4/2024 (theo báo Khmer Times 27/4) được xem là phản ứng của phía Campuchia trước các thông tin này.
Không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia tự thuyết phục các nhà chức trách và nhân dân của họ. Nên thành lập nhóm nghiên cứu chung giữa MRCS, Việt Nam và Campuchia, vì như các lãnh đạo Campuchia đã nêu ra: Các tác động bất lợi trực tiếp do ở gần họ hơn nên họ phải lo lắng trước. Kết quả nghiên cứu của các bên sẽ thống nhất quan điểm đánh giá tác động dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đáp ứng yêu cầu của các cấp có thẩm quyền cả Việt Nam và Campuchia.
Thay cho lời kết
Tuyến giao thông thủy nội địa Funan Techo của Campuchia nằm hoàn toàn trên đất Campuchia, được xem là quyền lợi khai thác phát triển phù hợp với lợi ích hợp tác và phát triển của nước bạn. Campuchia đã thực hiện thông báo trước thông tin về dự án theo Hiệp định Mekong 1995, mặc dù lưu lượng mà họ dự kiến qua tuyến kênh là rất nhỏ.
Quan điểm chính thức của Việt Nam đã được thể hiện rất rõ qua Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt ngày 11/4/2024, khẳng định: Việt Nam ủng hộ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước ven sông Mekong, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác để quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mekong vì sự phát triển bền vững của lưu vực, lợi ích của các cộng đồng người dân trên lưu vực, tương lai của các thế hệ mai sau và tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông.
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đã đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long để đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông và người dân sinh sống trong khu vực.
Chính vì vậy, vì lợi ích của nhân dân hai nước, mỗi quốc gia cần làm đúng trách nhiệm của mình trong hợp tác lưu vực sông Mekong , cần tránh những phát ngôn thiếu chuẩn xác làm ảnh hưởng đến quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam – Campuchia.
Các cơ quan tham mưu cho Chính phủ, các địa phương cần có kế hoạch, phương án chủ động ứng phó và thích ứng đối với vấn đề hạn hán và thiên tai ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Về phía Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là Uỷ ban sông Mekong Việt Nam cần thể hiện đúng vai trò của mình trong hợp tác Mekong, phối hợp chặt chẽ với Ban Thư ký Ủy hội sông Mekong quốc tế, Campuchia và các quốc gia thành viên Ủy hội để thúc đẩy thực hiện nghiên cứu về tác động của Dự án. Đồng thời, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, giám sát tác động của dự án kênh đào Funan Techo và các phát triển thượng nguồn nói chung để hỗ trợ sát thực hơn công tác quản lý, khai thác nguồn tài nguyên nước của lưu vực sông Mekong vững bền vì lợi ích chung của cả lưu vực.
Tô Văn Trường
nguồn: https://vietnamnet.vn/kenh-dao-funan-techo-cung-hop-tac-de-phat-trien-2276153.html
 

Thèm khát

Xe điện
Biển số
OF-785131
Ngày cấp bằng
21/7/21
Số km
2,687
Động cơ
22,515 Mã lực
Tuổi
40
Nói chung Cam làm cái kênh này có khi ngu! Phá VN nhưng vui lòng nhìn lên phía trên, nó vẫn còn bị phụ thuộc dòng chảy bởi anh Tàu. Anh ấy bơm mana cho làm , vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp vvv. Lợi chưa thấy đâu nhưng có lẽ nợ a Tàu ngập mồm.

Còn VN, bao năm rồi lãnh hậu quả của việc TQ nó xây đập đầu nguồn sông Mekong, giờ thêm a Cam nhăm nhe phá thêm. Đến mệt. Nhưng hình như cũng chưa thấy biện pháp nào thực hiện? Hay ko tìm ra biện pháp?
Tầng lớp trí thức của Cam bị thảm sát toàn bộ thời Polpot, nên tội họ lắm. Cứ ngu ngơ vậy đấy ạ.

Nên lão Hun nói về tài sản, có lẽ giàu không thua kém Cụ Tin và Tập đâu.
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,605
Động cơ
402,546 Mã lực
Em cũng thấy nó thấp, nhưng chắc đây là chiêu “sói gửi chân” của Tàu thôi, dự án thực hiện sẽ đội vốn rồi sẽ nhân 10 hoặc 100 tuỳ thái độ chủ nhà
Tôi đọc thấy nó dự kiến chi có 1.7 tỷ Biden, sao ít thế nhỉ?

Phải tay tôi, tôi phải đẩy lên 17 tỷ ấy chứ, thế mới hiệu quả.
Cũng chưa rõ đâu cụ, cái này là hợp đồng hợp tác đầu tư nên con số kia chỉ là tiền mặt còn các điều khoản kèm theo thì chưa rõ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top