..........................................................................................................
Về Tám Hà - Trần Văn Đắc, Phạm Văn Thạch thì em, chỉ biết đến đó và nói đến vậy.
Riêng Đoàn Chính (con Đoàn Chuẩn), Bùi thiện,..... thì em biết nhiều hơn vì nó liên quan đến ca nhạc, bác nào quan tâm thì nói em sẽ nói thêm.
Cũng khá thú vị đấy!
Đoàn Chính, con trai trưởng cụ Đoàn Chuẩn, nhập ngũ 1967, huấn luyện xong đi B luôn, đào ngũ ở Hàng Xanh đầu 1968. Sau đó làm việc trong Bộ chiêu hồi nhưng chỉ hoạt động âm nhạc.
Xin đừng quá ngây thơ!!!
Văn hóa ca nhạc là chiến trường.
Nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng!
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ,
Mỗi vần thơ (là) bom đạn phá cường quyền! (Sóng Hồng)
Mỗi câu ca một lưỡi gươm giết giặc.
Mà người ca là dũng sĩ anh hùng!
Như đã nói trong "còm"#22, ở trên, em xin nói thêm một chút về hai ông ca sĩ Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện:
Sự việc "
quy hàng chính nghĩa quốc gia" của hai ca sỹ này, theo chiêu bài lu loa của chính quyền chế độ cũ, vào lúc đó, nếu xét về góc độ
binh vận hay
tuyên truyền là một thành công của họ nếu ta phân tích, nhìn nhận và đong đếm nó công tâm, không "tô hồng hay bôi đen".
FYI, ngay sau khi vụ việc đó xảy ra không chỉ báo chí (Việt lẫn Anh và cả Pháp) và đài truyền hình Sài Gòn lẫn đài phát thanh cũng lập tức cho họ xuất hiện và phỏng vấn.
Điều dĩ nhiên, sau nhưng câu hỏi phỏng vấn "mớm mồi" để tuyên truyền, thì là phải cho công chúng thấy họ hát. Trong chương trình này, lúc đó, họ chỉ có thể hát những bài hát tiền chiến của Đoàn Chuẩn (Đoàn Chính hát chính ngay nhạc của cha mình và ...... ) còn Bùi Thiện thì hát bài Suối Mơ của Văn Cao.
Điều dĩ nhiên cái phong cách trình diễn cũng như giọng hát chưa phù hợp lắm với khán giả của Sài Gòn thời bấy giờ. Người nghe lúc đó, cũng có đôi chút thất vọng về tài năng của hai "ca sỹ chiêu hồi" này.
Trong thực tế, Họ hát hay hoặc dở không cần bàn, cái mà họ được ló mặt ra trước công chúng Sài Gòn (và nước ngoài - qua hỉnh ảnh báo chí tường thuật),
đặc biệt là trong công tác tâm lý chiến hay binh vận lẫn dân vận của chế độ cũ, thì họ đã trở thành một công cụ tuyên truyền phục vụ cho mưu đồ chiến tranh của cả chính quyền chế độ cũ và Mỹ.
Đây là điểm mà chúng ta phải lưu ý cũng như không được quên khi bình công, luận tội một con người!
Cá nhân em em không thích tiếng hát của Đoàn Chuẩn, còn Bùi Thiện thì em thấy giọng hát khá mượt mà và phù hợp với dòng tân nhạc quê hương thời bấy giờ, tuy không hoàn toàn phù hợp 100% do phong cách trinh diễn (em sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).
Trong thực tế việc tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định an ninh cho cả hai ca sỹ này (Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện) là một trách nhiệm mang ý nghĩa chính trị, và tuyên truyền của chính quyền chế độ cũ. Do đó, trong giai đoạn đầu chỗ lưu cư của họ là một địa điểm ở tại khu vực ở đường Nguyễn văn Nhàn (giờ là đường Nguyễn Ngọc Phương), gần chợ Thị Nghè (kế bên Sở Thú Saigon).
Đây là một nơi tập trung các "bình lính và cán bộ chiêu hồi" mà theo thông báo của chính quyền chế độ cũ, nơi đây (địa điểm này) có tên mà cư dân xung quanh quen gọi là Trung tâm Chiêu Hồi và danh xưng cụ thể
Trung Tâm (Nha) Phục Hoạt.
Địa điểm này, nay không còn một dấu vết nào hết do đã được cải tạo (san phẳng) thành một chung cư mang tên
Chung cư Nguyễn Ngọc Phương phường 19 quận Bình Thạnh
Sau đó, họ tham gia và Showbiz của Saigon với nhiều hình thái (sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).
Trước ngày 28/4/75, trước sự nổi dậy như vũ bão của nhân dân miền Nam, chính quyền chế đồ cũ phải buông súng xếp giáo quy hàng, và việc đưa cả hai "ca sỹ chiêu hồi" này cùng một số nhân vật khác di tản sang Mỹ nhằm tiếp tục chống phá VN trong giai đoạn hậu chiến.
Do đó, việc xuất hiện của hai ca sỹ này tại thị trường hải ngoại sau 30/4, đặc biệt là Bùi Thiện là một minh chứng cho âm mưu phá hoại nền hòa bình và độc lập của Việt Nam sau ngày VN thống nhất.
Xét cho cùng suy cho cạn, tài năng của Bùi Thiện với khuôn mặt khá dễ nhìn (tuy hơi nhỏ con) với chất giọng mượt mà cũng có thể nói là một ca sỹ tài năng, sáng sân khấu. Không những thế, Bùi Thiện cũng rất khôn khéo khi suất hiện trước công chúng hải ngoại: Anh ta chỉ hát những bài ca về quê hương dân tộc không hát một loại ca khúc nào khác, nhưng đây cũng nằm trong mưu đồ phá hoại Việt Nam của các thế lực ph.ản động, đặc biệt trong giai đoạn 1978-1999.
In closing, tài năng của Bùi Thiện, với chất giọng mượt mà, lôi cuốn, dễ nghe là điều không thể chối bỏ, nhưng cái tội từng tiếp tay với các thế lực ph.ản động ngấm ngầm chúng phá nền hòa bình và độc lập của Việt Nam là điều chẳng thể chối cãi.
Ngày nay, cụ thể là sau năm 1990, với chủ trương đúng đắn và nhân văn
"Xếp lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, đại đoàn kết dân tộc để cùng hướng tới tương lai, tất cả cho một đất nước Việt Nam phát triển tươi đẹp, và lợi ích lâu dài của dân tộc là tối thượng" thì những việc đã qua chúng ta
không phê phán, hay thù hằn nhưng
cũng cần nhắc lại chúng, hầu để biết, để hiểu, để nhớ một con người ,một vấn đề, một sự kiện. Và, khi biết, khi hiểu, khi nhớ, chúng ta cùng chung vai đi tiếp mà không căm thù hay chỉ trích nhưng phải luôn nhìn nhận một cách công tâm sòng phẳng và khách quan!