[Funland] Kẻ phản bội Tám Hà trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,939
Động cơ
1,253,927 Mã lực
Theo em nghĩ việc cụ Ẩn giúp TKT đi tản ngoài tình cảm có thể là việc chuẩn bị cho hậu chiến sau này, nếu cụ Ẩn tiếp tục đi Mỹ hoạt động tiếp thì hành động này là bình phong quá đẹp. Còn Thượng tá Tám Hà thì năm 68 thực sự to, lúc ấy làm gì có đông tướng như bây giờ , năm 74 cụ LĐA, Đồng Sỹ Nguyên cũng chỉ là Đại tá.
Đọc sách hay phim về chiến tranh giải phóng thì người ta hay nói chức danh chứ hiếm khi nói đến quân hàm, ngược lại phía MN thì toàn nói quân hàm. Phía MB thì thường chính ủy A, sư trưởng B chứ không nói thiếu tá X, đại tá Y, còn tướng thì mới nói tướng Dũng, tướng Thanh ...Phía MN thì cả vợ cũng được gọi theo cấp hàm của chồng.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,305
Động cơ
259,794 Mã lực
Như đã nói trong "còm"#22, ở trên, em xin nói thêm một chút về hai ông ca sĩ Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện:

Sự việc "quy hàng chính nghĩa quốc gia" của hai ca sỹ này, theo chiêu bài lu loa của chính quyền chế độ cũ, vào lúc đó, nếu xét về góc độ binh vận hay tuyên truyền là một thành công của họ nếu ta phân tích, nhìn nhận và đong đếm nó công tâm, không "tô hồng hay bôi đen".

FYI, ngay sau khi vụ việc đó xảy ra không chỉ báo chí (Việt lẫn Anh và cả Pháp) và đài truyền hình Sài Gòn cũng ngay lập tức cho họ xuất hiện và phỏng vấn.
Điều dĩ nhiên, sau nhưng câu hỏi phỏng vấn "mớm mồi" để tuyên truyền là phải cho công chúng thấy họ hát. Trong chương trình này, lúc đó, họ chỉ có thể hát những bài hát tiền chiến của Doằn Chuẩn (Đoàn Chính hát chính ngay nhạc của cha mình và ...... ) còn Bùi Thiện thì hát bài Suối Mơ của Văn Cao.

Điều dĩ nhiên cái phong cách trình diễn cũng như giọng hát chưa phù hợp lắm với khán giả của Sài Gòn thầy bây giờ. Người nghe lúc đó, cũng có đôi chút thất vọng về tài năng của hai "ca sỹ chiêu hồi" này.

Trong thực tế, Họ hát hay hoặc dở không cần bàn, cái mà họ được ló mặt ra trước công chúng Sài Gòn (và nước ngoài - qua hỉnh ảnh báo chí tường thuật), đặc biệt là trong công tác tâm lý chiến hay binh vận lẫn dân vận của chế độ cũ, thì họ đã trở thành một công cụ tuyên truyền phục vụ cho mưu đồ chiến tranh của cả chính quyền chế độ cũ và Mỹ.

Đây là điểm mà chúng ta phải lưu ý cũng như không được quên khi bình công, luận tội một con người!

Cá nhân em em không thích tiếng hát của Đoàn Chuẩn, còn Bùi Thiện thì em thấy giọng hát khá mượt mà và phù hợp với dòng tân nhạc quê hương thời bấy giờ, tuy không hoàn toàn phù hợp 100% do phong cách trinh diễn (em sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).

Trong thực tế việc tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định an ninh cho cả hai ca sỹ này (Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện) là một trách nhiệm mang ý nghĩa chính trị, và tuyên truyền của chính quyền chế độ cũ. Do đó, trong giai đoạn đầu chỗ lưu cư của họ là một địa điểm ở tại khu vực ở đường Nguyễn văn Nhàn (giờ là đường Nguyễn Ngọc Phương), gần chợ Thị Nghè (kế bên Sở Thú Saigon).
Đây là một nơi tập trung các "bình lính và cán bộ chiêu hồi" mà theo thông báo của chính quyền chế độ cũ, nơi đây (địa điểm này) có tên mà cư dân xung quanh quen gọi là Trung tâm Chiêu Hồi và danh xưng cụ thể Trung Tâm (Nha) Phục Hoạt.
Địa điểm này, nay không còn một dấu vết nào hết do đã được cải tạo (san phẳng) thành một chung cư mang tên Chung cư Nguyễn Ngọc Phương phường 19 quận Bình Thạnh

Sau đó, họ tham gia và Showbiz của Saigon với nhiều hình thái (sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).

Trước ngày 28/4/75, trước sự nổi dậy như vũ bão của nhân dân miền Nam, chính quyền chế đồ cũ phải buông súng xếp giáo quy hàng, và việc đưa cả hai "ca sỹ chiêu hồi" này cùng một số nhân vật khác di tản sang Mỹ nhằm tiếp tục chống phá VN trong giai đoạn hậu chiến.

Do đó, việc xuất hiện của hai ca sỹ này tại thị trường hải ngoại sau 30/4, đặc biệt là Bùi Thiện là một minh chứng cho âm mưu phá hoại nền hòa bình và độc lập của Việt Nam sau ngày VN thống nhất.

Xét cho cùng suy cho cạn, tài năng của Bùi Thiện với khuôn mặt khá dễ nhìn (tuy hơi nhỏ con) với chất giọng mượt mà cũng có thể nói là một ca sỹ tài năng, sáng sân khấu. Không những thế, Bùi Thiện cũng rất khôn khéo khi suất hiện trước công chúng hải ngoại: Anh ta chỉ hát những bài ca về quê hương dân tộc không hát một loại ca khúc nào khác, nhưng đây cũng nằm trong mưu đồ phá hoại Việt Nam của các thế lực ph.ản động, đặc biệt trong giai đoạn 1978-1999.

In closing, tài năng của Bùi Thiện, với chất giọng mượt mà, lôi cuốn, dễ nghe là điều không thể chối bỏ, nhưng cái tội từng tiếp tay với các thế lực ph.ản động ngấm ngầm chúng phá nền hòa bình và độc lập của Việt Nam là điều chẳng thể chối cãi.

Ngày nay, cụ thể là sau năm 1990, với chủ trương đúng đắn và nhân văn "Xếp lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, đại đoàn kết dân tộc để cùng hướng tới tương lai, tất cả cho một đất nước Việt Nam phát triển tươi đẹp, và lợi ích lâu dài của dân tộc là tối thượng" thì những việc đã qua chúng ta không phê phán, hay thù hằn nhưng cũng cần nhắc lại chúng, hầu để biết, để hiểu, để nhớ một con người ,một vấn đề, một sự kiện. Và, khi biết, khi hiểu, khi nhớ, chúng ta cùng chung vai đi tiếp mà không căm thù hay chỉ trích nhưng phải luôn nhìn nhận một cách công tâm sòng phẳng và khách quan!
Sau này các ca sĩ thường hát bài Hoa Cài Mái Tóc của nhạc sĩ Thông Đạt.

Tuy nhiên có 1 lần em đọc thông tin trên mạng, rằng Hoa Cài Mái Tóc là 1 bài hát chiêu hồi vì câu hát sau:

Một cành hoa em cài mái tóc
Anh đưa em qua quãng đường dài
Về thành đô anh mua áo cưới
Ta thương nhau xây dựng ngày mai

Bình luận cho rằng, hoa cài mái tóc lá dấu hiệu hiệu chiêu hồi, từ rừng ra chỉ cần gắn 1 cành hoa lên đầu sẽ không bị bắn.

Xin cụ cho biết thêm và nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Đọc sách hay phim về chiến tranh giải phóng thì người ta hay nói chức danh chứ hiếm khi nói đến quân hàm, ngược lại phía MN thì toàn nói quân hàm. Phía MB thì thường chính ủy A, sư trưởng B chứ không nói thiếu tá X, đại tá Y, còn tướng thì mới nói tướng Dũng, tướng Thanh ...Phía MN thì cả vợ cũng được gọi theo cấp hàm của chồng.
Bác há lại không biết câu "Phu quý phụ vinh" phỏng? :P

Chế độ cũ hay cụ thể là chính quyền cũ "thoát thai" từ thực dân phong kiến nên cái suy nghĩ về danh xưng này nó ăn sâu, bác ạ! :D
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Sau này các ca sĩ thường hát bài Hoa Cài Mái Tóc của nhạc sĩ Thông Đạt.

Tuy nhiên có 1 lần em đọc thông tin trên mạng, rằng Hoa Cài Mái Tóc là 1 bài hát chiêu hồi vì câu hát sau:

Một cành hoa em cài mái tóc
Anh đưa em qua quãng đường dài
Về thành đô anh mua áo cưới
Ta thương nhau xây dựng ngày mai

Bình luận cho rằng, hoa cài mái tóc lá dấu hiệu hiệu chiêu hồi, từ rừng ra chỉ cần gắn 1 cành hoa lên đầu sẽ không bị bắn.

Xin cụ cho biết thêm và nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc.
Ối giời! :))

Chỉ là đồn ngôn thôi bác ạ! [-X
Bác có biết bài này có giai đoạn bị cấm hát trên đài phát thanh và truyền hình trước Saigon 1975! =))
Mặc dầu trước đó, nó được phát ra rả trên đài phát thanh Saigon qua tiếng hát Thái Châu mỗi buổi trưa nghe đến nhàm cả tai!!! :((

FYI, bài Hoa Cài Mái Tóc là một ca khúc ngôn từ đẹp chau chuốt viết với giọng (Cung) La thứ, tổng số hợp âm rất đơn giản rất dễ đệm đàn cũng như hát (cả bài vỏn vẹn chỉ có 6 hợp âm: Am, Dm, E7, C, F, G), nghe trong sáng nhưng tình cảm dễ đi vào lòng người và dễ thuộc dễ nhớ. :x
Nó là một trong những bài đã đưa Thái Châu lên "đài danh vọng". :D


Tuy nhiên có 1 lần em đọc thông tin trên mạng, rằng Hoa Cài Mái Tóc là 1 bài hát chiêu hồi vì câu hát sau:
Bình luận cho rằng, hoa cài mái tóc lá dấu hiệu hiệu chiêu hồi, từ rừng ra chỉ cần gắn 1 cành hoa lên đầu sẽ không bị bắn.
Còn chuyện chiêu hồi ư? :P
Em sẽ nói về cái chương trình ca nhạc này (Phát Thanh/ Truyền Hình Chiêu Hồi) trong phần đào sâu về hai anh chàng Đoàn Chính và Bùi Thiện. :D

Nhưng em có thể khẳng định rằng chưa bao giờ hai "chương trình chiêu hồi" của cả đài phát thanh lẫn truyền hình có hát bài này. [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

vinsmoker

Xe máy
Biển số
OF-768429
Ngày cấp bằng
20/3/21
Số km
63
Động cơ
42,383 Mã lực
Sau này các ca sĩ thường hát bài Hoa Cài Mái Tóc của nhạc sĩ Thông Đạt.

Tuy nhiên có 1 lần em đọc thông tin trên mạng, rằng Hoa Cài Mái Tóc là 1 bài hát chiêu hồi vì câu hát sau:

Một cành hoa em cài mái tóc
Anh đưa em qua quãng đường dài
Về thành đô anh mua áo cưới
Ta thương nhau xây dựng ngày mai

Bình luận cho rằng, hoa cài mái tóc lá dấu hiệu hiệu chiêu hồi, từ rừng ra chỉ cần gắn 1 cành hoa lên đầu sẽ không bị bắn.

Xin cụ cho biết thêm và nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc.
Chắc ko đúng đâu ạ, nếu ra khỏi rừng chỉ cần gắn 1 cành hoa mà ko bị quân MN bắn thì cũng bị quân mình bắn ngay :|
Nếu đã ko thích thì câu chữ nào cũng có thể bị soi rồi quy chụp
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,557
Động cơ
222,326 Mã lực
Theo em được biết Tám Hà là cấp cao nhất rồi. Có Võ Văn Ba, nhưng làm bên tỉnh ủy
theo báo ND thì Võ Văn Ba chỉ là huyện ủy và chỉ là bí danh, tên tự khai, cố tình lấy trùng tên 2 đồng chí tỉnh ủy khiến 2 ông này bị nghi oan. Còn tên thật thì vẫn chưa tiết lộ!
 

Thèm lấy vợ

Xe buýt
Biển số
OF-801590
Ngày cấp bằng
27/12/21
Số km
757
Động cơ
579 Mã lực
Tuổi
34
Đọc những thớt chất lượng như thế này thì không đọc nổi báo chính thống nữa.
Em thật.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Xin cụ cho biết thêm và nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc.
1/ Mời bác xem tiểu sử của nhạc sĩ Thông Đạt :

Thông Đạt
là bút danh của nhạc sĩ Văn Giảng (1924 - 2013) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản hùng ca.

Ông đã viết bản Ai về sông Tương nổi tiếng. Ngoài ra Văn Giảng còn những bút danh khác như Nguyên Thông.

Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.

Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949), Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952), Nhảy lửa (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương.

Ai về sông Tương được Thông Đạt viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.

Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Tăng Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.

Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mời biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó.

Bút danh Thông Đạt chính là tên ghép pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ.

Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc.

2/ Sau 1975, một số các ca khúc viết trước 1975 chưa được phép lưu hành, đặc biệt là các nhạc sĩ có liên quan hay dình dấp đến quân đội. Điều này cũng dễ hiệu thôi!

3/ Đọc tiểu sử của nhạc sĩ Thông Đạt đặc biệt là chỗ em bôi đỏ đỏ, sẽ thấy ngay rằng với một nhạc sĩ liên quan dính dấp tới quân đội và chiến tranh dầu ông viết trước giai đoạn 1954 như vậy thì các sáng tác của ông, chắc chắn sẽ bị "soi" thậm chí có ác cảm! Và một khi đã có ác cảm thì "không ưa thì dưa hóa dòi" chúng sẽ soi từng câu, xét từng chữ mà ghép cho những cái xấu xa, những cái chỉ trong đầu có trong đầu người nói chứ không có trong tác phẩm của nhạc sĩ.

Do đó, cái bác hỏi có lẽ căn nguyên là đây chăng?! :-/
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,645
Động cơ
851,570 Mã lực
Như đã nói trong "còm"#22, ở trên, em xin nói thêm một chút về hai ông ca sĩ Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện:

Sự việc "quy hàng chính nghĩa quốc gia" của hai ca sỹ này, theo chiêu bài lu loa của chính quyền chế độ cũ, vào lúc đó, nếu xét về góc độ binh vận hay tuyên truyền là một thành công của họ nếu ta phân tích, nhìn nhận và đong đếm nó công tâm, không "tô hồng hay bôi đen".

FYI, ngay sau khi vụ việc đó xảy ra không chỉ báo chí (Việt lẫn Anh và cả Pháp) và đài truyền hình Sài Gòn lẫn đài phát thanh cũng lập tức cho họ xuất hiện và phỏng vấn.

Điều dĩ nhiên, sau nhưng câu hỏi phỏng vấn "mớm mồi" để tuyên truyền, thì là phải cho công chúng thấy họ hát. Trong chương trình này, lúc đó, họ chỉ có thể hát những bài hát tiền chiến của Đoàn Chuẩn (Đoàn Chính hát chính ngay nhạc của cha mình và ...... ) còn Bùi Thiện thì hát bài Suối Mơ của Văn Cao.

Điều dĩ nhiên cái phong cách trình diễn cũng như giọng hát chưa phù hợp lắm với khán giả của Sài Gòn thầy bây giờ. Người nghe lúc đó, cũng có đôi chút thất vọng về tài năng của hai "ca sỹ chiêu hồi" này.

Trong thực tế, Họ hát hay hoặc dở không cần bàn, cái mà họ được ló mặt ra trước công chúng Sài Gòn (và nước ngoài - qua hỉnh ảnh báo chí tường thuật), đặc biệt là trong công tác tâm lý chiến hay binh vận lẫn dân vận của chế độ cũ, thì họ đã trở thành một công cụ tuyên truyền phục vụ cho mưu đồ chiến tranh của cả chính quyền chế độ cũ và Mỹ.

Đây là điểm mà chúng ta phải lưu ý cũng như không được quên khi bình công, luận tội một con người!

Cá nhân em em không thích tiếng hát của Đoàn Chuẩn, còn Bùi Thiện thì em thấy giọng hát khá mượt mà và phù hợp với dòng tân nhạc quê hương thời bấy giờ, tuy không hoàn toàn phù hợp 100% do phong cách trinh diễn (em sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).

Trong thực tế việc tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định an ninh cho cả hai ca sỹ này (Đoàn Chuẩn và Bùi Thiện) là một trách nhiệm mang ý nghĩa chính trị, và tuyên truyền của chính quyền chế độ cũ. Do đó, trong giai đoạn đầu chỗ lưu cư của họ là một địa điểm ở tại khu vực ở đường Nguyễn văn Nhàn (giờ là đường Nguyễn Ngọc Phương), gần chợ Thị Nghè (kế bên Sở Thú Saigon).
Đây là một nơi tập trung các "bình lính và cán bộ chiêu hồi" mà theo thông báo của chính quyền chế độ cũ, nơi đây (địa điểm này) có tên mà cư dân xung quanh quen gọi là Trung tâm Chiêu Hồi và danh xưng cụ thể Trung Tâm (Nha) Phục Hoạt.
Địa điểm này, nay không còn một dấu vết nào hết do đã được cải tạo (san phẳng) thành một chung cư mang tên Chung cư Nguyễn Ngọc Phương phường 19 quận Bình Thạnh

Sau đó, họ tham gia và Showbiz của Saigon với nhiều hình thái (sẽ nói cụ thể trong một bài viết khác).

Trước ngày 28/4/75, trước sự nổi dậy như vũ bão của nhân dân miền Nam, chính quyền chế đồ cũ phải buông súng xếp giáo quy hàng, và việc đưa cả hai "ca sỹ chiêu hồi" này cùng một số nhân vật khác di tản sang Mỹ nhằm tiếp tục chống phá VN trong giai đoạn hậu chiến.

Do đó, việc xuất hiện của hai ca sỹ này tại thị trường hải ngoại sau 30/4, đặc biệt là Bùi Thiện là một minh chứng cho âm mưu phá hoại nền hòa bình và độc lập của Việt Nam sau ngày VN thống nhất.

Xét cho cùng suy cho cạn, tài năng của Bùi Thiện với khuôn mặt khá dễ nhìn (tuy hơi nhỏ con) với chất giọng mượt mà cũng có thể nói là một ca sỹ tài năng, sáng sân khấu. Không những thế, Bùi Thiện cũng rất khôn khéo khi suất hiện trước công chúng hải ngoại: Anh ta chỉ hát những bài ca về quê hương dân tộc không hát một loại ca khúc nào khác, nhưng đây cũng nằm trong mưu đồ phá hoại Việt Nam của các thế lực ph.ản động, đặc biệt trong giai đoạn 1978-1999.

In closing, tài năng của Bùi Thiện, với chất giọng mượt mà, lôi cuốn, dễ nghe là điều không thể chối bỏ, nhưng cái tội từng tiếp tay với các thế lực ph.ản động ngấm ngầm chúng phá nền hòa bình và độc lập của Việt Nam là điều chẳng thể chối cãi.

Ngày nay, cụ thể là sau năm 1990, với chủ trương đúng đắn và nhân văn "Xếp lại quá khứ, xóa bỏ hận thù, đại đoàn kết dân tộc để cùng hướng tới tương lai, tất cả cho một đất nước Việt Nam phát triển tươi đẹp, và lợi ích lâu dài của dân tộc là tối thượng" thì những việc đã qua chúng ta không phê phán, hay thù hằn nhưng cũng cần nhắc lại chúng, hầu để biết, để hiểu, để nhớ một con người ,một vấn đề, một sự kiện. Và, khi biết, khi hiểu, khi nhớ, chúng ta cùng chung vai đi tiếp mà không căm thù hay chỉ trích nhưng phải luôn nhìn nhận một cách công tâm sòng phẳng và khách quan!
Cụ nâng cao quan điểm phết, văn nghệ sĩ hồi chánh thì cơ bản các bên chả quan tâm mấy đâu, ít nhất là phía bên ta (Bắc Việt). Hai ông này khác gì các ông nhạc sĩ quay xe như Phạm Duy đâu, coi như nền âm nhạc cách mạng mất đi một nhạc sĩ, ca sĩ tài năng là cùng :))

Đoàn Chính chắc giọng hát bình thường không xuất sắc lắm nên giờ chả mấy ai biết. Còn Bùi Thiện em xem lại bản thu âm trước 75 thì thấy giọng hay nhưng mà giống ca sĩ dòng nhạc đỏ hát trên đài phát thanh ngoài Bắc hơn, cụ thể em thấy khá giống giọng Kiều Hưng. Nếu cụ Bùi Thiện không hồi chánh thì có lẽ cũng là một tên tuổi nổi tiếng của dòng nhạc đỏ. Các cụ xem ở đây
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,645
Động cơ
851,570 Mã lực
Đội văn nghệ sĩ miền Nam, trong đó không nhỏ là các cụ quay xe, hồi chánh chính ra cũng góp công không nhỏ vào sự thất bại của VNCH nhờ các bài nhạc vàng ủy mị não nề. Chính ra đây cũng là đạo quân vô hình mà hiệu quả của miền Bắc thọc vào lòng người anh em VNCH :)) Đáng lẽ nhà nước nên trao huân chương chiến công cho các anh em văn nghệ sĩ miền Nam mới phải.
 

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,305
Động cơ
259,794 Mã lực
1/ Mời bác xem tiểu sử của nhạc sĩ Thông Đạt :

Thông Đạt
là bút danh của nhạc sĩ Văn Giảng (1924 - 2013) là một nhạc sĩ Việt Nam có những sáng tác thuộc nhiều thể loại. Ông là tác giả của nhiều bản hùng ca.

Ông đã viết bản Ai về sông Tương nổi tiếng. Ngoài ra Văn Giảng còn những bút danh khác như Nguyên Thông.

Nhạc sĩ Văn Giảng sinh ngày 12 tháng 5 năm 1924 tại Huế. Xuất thân trong một gia đình trung lưu có truyền thống về âm nhạc; ông nội của Văn Giảng là một nhạc sĩ cổ nhạc, ngay từ bé Văn Giảng đã tỏ ra những năng khiếu về âm nhạc. Ông bắt đầu tập chơi mandoline rồi sau đó đến guitar.

Văn Giảng từng dạy nhạc ở Huế, rồi ông vào Sài Gòn thi tú tài và tốt nghiệp cử nhân ở đó. Sau khi thi đỗ Anh văn ở Hội Việt Mỹ, Văn Giảng trúng tuyển và ông sang Hoa Kỳ học âm nhạc tại Hawaii và Bloomington. Tốt nghiệp xuất sắc, ông được học bổng để tiếp tục nghiên cứu bậc cao học âm nhạc. Sau đó Văn Giảng trở về nước và được đề cử làm giám đốc trường Quốc gia Âm nhạc Huế.

Phần lớn các sáng tác của Văn Giảng thuộc thể loại hùng ca như Thúc quân (1949), Lục quân Việt Nam (1950), Đêm Mê Linh (1951), Quân hành ca (1951), Qua đèo (1952), Nhảy lửa (1953)... nhưng ông còn viết tình ca với bút danh Thông Đạt, nổi tiếng nhất là nhạc phẩm Ai về sông Tương.

Ai về sông Tương được Thông Đạt viết vào năm 1949. Về ca khúc này có một giai thoại: Những năm cuối thập niên 1940 đó, Văn Giảng có chơi thân cùng ông Tăng Duyệt, giám đốc nhà xuất bản Tinh Hoa Huế, một số hành khúc của Văn Giảng cũng được nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Một lần Tăng Duyệt nói đùa ngụ ý rằng nhạc sĩ Văn Giảng chỉ viết được những bài hùng ca thôi còn về những bài tình ca không phải sở trường của Văn Giảng.

Văn Giảng nghe như vậy và không trả lời. Sau đó ông viết bản Ai về sông Tương và ký tên Thông Đạt. Ai về sông Tương được tác giả Thông Đạt gửi đến các đài phát thanh ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và nhanh chóng nổi tiếng. Sau nhiều lần được nghe bản nhạc đó trên đài, Tăng Duyệt gặp Văn Giảng và hỏi ở trong giới nhạc, Văn Giảng có biết Thông Đạt, tác giả bài Ai về sông Tương là ai không. Tăng Duyệt muốn tìm mua lại bản quyền để xuất bản nhạc phẩm đó nhưng Văn Giảng trả lời không biết.

Một lần hai người bạn của Văn Giảng là nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng và nhà văn Lữ Hồ tới chơi và tình cờ nhìn thấy bản thảo của Ai về sông Tương. Nhờ đó Tăng Duyệt mời biết Văn Giảng chính là Thông Đạt, tác giả của bàn tình ca nổi tiếng đó.

Bút danh Thông Đạt chính là tên ghép pháp danh Nguyên Thông của ông và Tâm Đạt của người vợ.

Văn Giảng mất ngày 9/5/2013 ở thành phố Footscray, tiểu bang Victoria, nước Úc.

2/ Sau 1975, một số các ca khúc viết trước 1975 chưa được phép lưu hành, đặc biệt là các nhạc sĩ có liên quan hay dình dấp đến quân đội. Điều này cũng dễ hiệu thôi!

3/ Đọc tiểu sử của nhạc sĩ Thông Đạt đặc biệt là chỗ em bôi đỏ đỏ, sẽ thấy ngay rằng với một nhạc sĩ liên quan dính dấp tới quân đội và chiến tranh dầu ông viết trước giai đoạn 1954 như vậy thì các sáng tác của ông, chắc chắn sẽ bị "soi" thậm chí có ác cảm! Và một khi đã có ác cảm thì "không ưa thì dưa hóa dòi" chúng sẽ soi từng câu, xét từng chữ mà ghép cho những cái xấu xa, những cái chỉ trong đầu có trong đầu người nói chứ không có trong tác phẩm của nhạc sĩ.

Do đó, cái bác hỏi có lẽ căn nguyên là đây chăng?! :-/
em dọc thông tin về việc bài hát Hoa Cài Mái Tóc là bài hát chiêu hồi đến 2 lần.

1 lần trong OF


1 lần trong youtobe bình luận bài hát Hoa Cài Mái Tóc do Đàm Vĩnh Hưng hát. Trong đó người bình luận cho rằng cán bộ quản lý văn hoa không biết gì về thông tin trước năm 1975 về nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc nên mới cho phép hát. Người bình luận còn cho rằng bài Hoa Cài Mái Tóc đáng bị cấm hơn bài Con Đường Xưa Em Đi
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Cụ nâng cao quan điểm phết, văn nghệ sĩ hồi chánh thì cơ bản các bên chả quan tâm mấy đâu, ít nhất là phía bên ta (Bắc Việt). Hai ông này khác gì các ông nhạc sĩ quay xe như Phạm Duy đâu, coi như nền âm nhạc cách mạng mất đi một nhạc sĩ, ca sĩ tài năng là cùng :))

Đoàn Chính chắc giọng hát bình thường không xuất sắc lắm nên giờ chả mấy ai biết. Còn Bùi Thiện em xem lại bản thu âm trước 75 thì thấy giọng hay nhưng mà giống ca sĩ dòng nhạc đỏ hát trên đài phát thanh ngoài Bắc hơn, cụ thể em thấy khá giống giọng Kiều Hưng. Nếu cụ Bùi Thiện không hồi chánh thì có lẽ cũng là một tên tuổi nổi tiếng của dòng nhạc đỏ. Các cụ xem ở đây
Nâng hay hả tùy tùy theo cách nhìn và quan điểm của từng người nhưng điều không ai có thể chối cãi được là hành động quy hàng của hai ca sỹ này cũng có tác động nhất định đến tinh thần chiến đấu và chí khí của các chiến sĩ giải phóng.

Vẫn biết rằng không có Bùi Thiện hay Đoàn Chính, hoặc Phạm Duy thì vẫn còn cả trăm cả ngàn ca sĩ, nhạc sĩ vác súng vào Nam chiến đấu, hay ngay tại chỗ ở Miền Nam (Đài phát thanh giải phóng) vẫn cất vang tiếng hát phục vụ cuộc đấu tranh để cho "tiếng hát át tiếng bom" và cuộc dấu tranh sớm đến ngày thắng lợi, nhưng, anyway, tác động "quay đầu" của nó (Bùi Thiện hay Đoàn Chính) thì không thể nào không kể đến!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Đội văn nghệ sĩ miền Nam, trong đó không nhỏ là các cụ quay xe, hồi chánh chính ra cũng góp công không nhỏ vào sự thất bại của VNCH nhờ các bài nhạc vàng ủy mị não nề. Chính ra đây cũng là đạo quân vô hình mà hiệu quả của miền Bắc thọc vào lòng người anh em VNCH :)) Đáng lẽ nhà nước nên trao huân chương chiến công cho các anh em văn nghệ sĩ miền Nam mới phải.

Đó cũng là một cách nhìn khác trước một vấn đề và đó cũng là lý do tại sao mà em có nói trước 1975, một số bài hát bị chinh quyền cũ cấm hát trên sóng phát thanh ở Saigon, và bài Hoa cài mái tóc là một trong những bài đó.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là công sức của rất nhiều người rất nhiều nỗ lực chứ không riêng một ai cả, nên nếu có trao cái huân chương mà bác nói thì phải trao cho cả một dân tộc!
 
Chỉnh sửa cuối:

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,662 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Vụ phản bội Của ngô đức trì làm Trần phú và ban thường vụ TW bị bắt được ghi trong hồi ký của của cụ Nguyễn Lương Bằng nhé
Tổng bí thư Trần Phú bị bắt do có sự phản bội, điều này được ghi rõ trong "Lịch sử biên niên *** Việt Nam".
"Ở Nam Kỳ, sau Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng, địch lùng sục gắt gao, bắt được một số cán bộ Đảng. Do có sự phản bội, 8 giờ sáng ngày 18-4-1931, đế quốc Pháp bắt được đồng chí Trần Phú tại số nhà 66 Sămpanhơ (Champagne - nay là đường Lý Chính Thắng).". Lịch sử biên niên *** Việt Nam, ngày 18-4.

Người bị nghi ngờ phản bội (Ngô Đức Trì), không bị nêu rõ tên, cho nên con trai ông Ngô Đức Trì là ông Ngô Đức Thọ, cứ vin vào chi tiết này để cố chứng minh ông Trì không phản bội.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
em dọc thông tin về việc bài hát Hoa Cài Mái Tóc là bài hát chiêu hồi đến 2 lần.

1 lần trong OF



Đọc trên Otofun: Bác phải coi người viết "còm" là ai thời gian tham gia Otofun, số lượng bài viết, chất lượng của những bài viết khác trong cùng một chủ đề làm kênh tham chiếu, để trước khi tin hay vào một phát biểu nào.

Hơn nữa, nếu chỉ là một hay dăm ba phát biểu lặt vặt mang tính cá nhân thì đúng là vô nghĩa hay vô giá trị.



1 lần trong youtobe bình luận bài hát Hoa Cài Mái Tóc do Đàm Vĩnh Hưng hát. Trong đó người bình luận cho rằng cán bộ quản lý văn hoa không biết gì về thông tin trước năm 1975 về nhạc sĩ Thông Đạt và bài hát Hoa Cài Mái Tóc nên mới cho phép hát. Người bình luận còn cho rằng bài Hoa Cài Mái Tóc đáng bị cấm hơn bài Con Đường Xưa Em Đi

Đọc trên YouTube: Cũng tương tự như vậy coi người phát biểu đó là ai? Phát biểu mà có dám công khai tên tuổi hay đường link của mình hay không? hay chỉ là "ném đá ao bèo"?

Nhìn chung, trước phát biểu về một vấn đề chuyên môn: âm nhạc, ẩm thực, hoặc kĩ thuật thì cứ đọc cách nói, cách viết, thì người tình ý cũng có thể nhìn ra ngay được độ chính xác tìn cậy của thông tin và nếu cần thì đi xem các "còm" khác để làm kênh tham chiếu coi cái uy tín, kinh nghiệm và mức độ tin cậy của điều mình nghe.

Nói đâu xa, ngay trên Otofun này, mọi vụ việc về luật pháp hay văn bản pháp luật khi tranh cãi các bác không phải mất thì giờ kiểm chứng, cứ đọc các còm của bác (thực ra là cô bé) Jochi Daigaku là đủ! :P ^:)^

Cái quan trọng nhất vẫn là "khi nghe thì nghe bằng đầu, bằng óc chứ không nghe bằng con tim" vì rất nhiều người có cái thói quen vô cùng xấu là cảm tính khi đọc: nếu ghét ai thì không bao giờ chấp nhận ý kiến của người ta và khi thương ai thì sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đó dầu đúng hay sai.

Thế nên mới có câu "Chẳng ưa thì dưa hóa dòi" là vậy!
 

nốt ruồi gót ah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-314208
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
927
Động cơ
304,821 Mã lực
Nơi ở
HO CHI MINH
xin góp một cái tên nữa cho các cụ tham khảo là nhà văn Xuân Vũ , ông này sau khi vượt trường sơn về nam một tgian cũng ra chiêu hồi sau đó viết seri hồi kí vượt trường sơn đọc khá cuốn
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
xin góp một cái tên nữa cho các cụ tham khảo là nhà văn Xuân Vũ , ông này sau khi vượt trường sơn về nam một tgian cũng ra chiêu hồi sau đó viết seri hồi kí vượt trường sơn đọc khá cuốn

Xuân Vũ là một nhà văn miền Nam, tập kết rồi lại đi B và cũng "quay xe". :D

Ông ta có viết một cuốn truyện dài 35 chương, dưới dạng hồi ký và được chính quyền Saigon tạo mọi điều kiện cho phát hành, coi như đây là một hành động trả ơn của Xuân Vũ cho những kẻ giang tay ra tiếp nhận ông!
Cuốn này còn được giải thưởng nữa đấy! :">

Đó là cuốn "Đường đi không đến". :(

Chúng ta không phải mất thời giờ đọc nó, bởi vì với một kẻ đã "quay đầu", thì khi viết hồi ký nói về những cái mà mình phản bội, sẽ chẳng ai mà viết những lời tốt đẹp về nó cả!!! [-X

Cái mà bác nói là "khá cuốn" có phải là cảnh ông ta làm tình với cô gái trong đoàn khi cả hai bị "rớt lại" trong rừng giữa một đêm mưa? Cô gái này trước đây là một sinh viên trường múa hay không? :P

Với quan điểm và cách nhìn cách đây 50 năm, thì đoạn văn đó có thể được xếp vào loại dâm thư giống như Hồng lâu mộng! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

nốt ruồi gót ah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-314208
Ngày cấp bằng
1/4/14
Số km
927
Động cơ
304,821 Mã lực
Nơi ở
HO CHI MINH
Xuân Vũ là một nhà văn miền Nam, tập kết rồi lại đi B và cũng "quay xe". :D

Ông ta có viết một cuốn truyện dài 35 chương, dưới dạng hồi ký và được chính quyền Saigon tạo mọi điều kiện cho phát hành, coi như đây là một hành động trả ơn của Xuân Vũ cho những kẻ giang tay ra tiếp nhận ông!
Cuốn này còn được giải thưởng nữa đấy! :">

Đó là cuốn "Đường đi không đến". :(

Chúng ta không phải mất thời giờ đọc nó, bởi vì với một kẻ đã "quay đầu", thì khi viết hồi ký nói về những cái mà mình phản bội, sẽ chẳng ai mà viết những lời tốt đẹp về nó cả!!! [-X

Cái mà bác nói là "khá cuốn" có phải là cảnh ông ta làm tình với cô gái trong đoàn khi cả hai bị "rớt lại" trong rừng giữa một đêm mưa? Cô gái này trước đây là một sinh viên trường múa hay không? :P

Với quan điểm và cách nhìn cách đây 50 năm, thì đoạn văn đó có thể được xếp vào loại dâm thư giống như Hồng lâu mộng! :D
em thấy bác mới là người đặt nặng định kiến khi viết đấy ạ, kiểu không được nghe đài địch ta hay địch dở, ta luôn đugs địch luôn sai , em tìm được tên ông này sau khi tim đọc một loạt truyện về trường sơn hồi xưa, điển hình như b trọc hay lạc rừ ng chẳng hạn , nhưng trong các cuốn truyện đó đều nói lên một thực tế là cực kì gian khổ , rồi còn nhắc tới những nghệ sĩ cực kì thành danh hồi đó nhưng bây giờ tác phẩm bị lãng quên vì đã qua thòi cuộc . Với lại cuốn đường đi ko đế mới chỉ là mở đầu thôi ,em đọc đến tận cuối seri cơ cụ ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Ns Trầm Tử Thiêng, Cs Hoàng Oanh có làm ở mấy cái Chương trình PT chiêu hồi này ko cụ?

Ối giời! :))

Chỉ là đồn ngôn thôi bác ạ! [-X
Bác có biết bài này có giai đoạn bị cấm hát trên đài phát thanh và truyền hình trước Saigon 1975! =))
Mặc dầu trước đó, nó được phát ra rả trên đài phát thanh Saigon qua tiếng hát Thái Châu mỗi buổi trưa nghe đến nhàm cả tai!!! :((

FYI, bài Hoa Cài Mái Tóc là một ca khúc ngôn từ đẹp chau chuốt viết với giọng (Cung) La thứ, tổng số hợp âm rất đơn giản rất dễ đệm đàn cũng như hát (cả bài vỏn vẹn chỉ có 6 hợp âm: Am, Dm, E7, C, F, G), nghe trong sáng nhưng tình cảm dễ đi vào lòng người và dễ thuộc dễ nhớ. :x
Nó là một trong những bài đã đưa Thái Châu lên "đài danh vọng". :D




Còn chuyện chiêu hồi ư? :P
Em sẽ nói về cái chương trình ca nhạc này (Phát Thanh/ Truyền Hình Chiêu Hồi) trong phần đào sâu về hai anh chàng Đoàn Chính và Bùi Thiện. :D

Nhưng em có thể khẳng định rằng chưa bao giờ hai "chương trình chiêu hồi" của cả đài phát thanh lẫn truyền hình có hát bài này. [-X
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,913
Động cơ
316,991 Mã lực
Ns Trần Tử Thiêng, Cs Hoàng Oanh có làm ở mấy cái Chương trình PT chiêu hồi này ko cụ?
Trầm tử Thiêng chứ không phải Trần tử Thiêng bác ạ!

“nửa đêm nhớ anh ……..” qua tiếng hát danh ca Hoàng Oanh cũng đã làm bao con tim rung động và bao đôi chân chùn lại khi ……..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top