[Funland] Kẻ phản bội Tám Hà trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,662 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mỹ ngồi đàm phán với chúng ta là năm 1973 phải không các cụ, nghĩa là cách 5 năm sau, như vậy nhận định trên có phù hợp không ạ; và sau này cũng nói sự kiện Vịnh bắc bộ dẫn tới trận ĐIện Biên Phủ trên không cũng là 1 trong những sự kiện mà Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Hiệp định Paris bắt đầu đàm phán từ tháng 05/1968.
Việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973 là kết quả của hơn 4 năm đàm phán.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,518
Động cơ
222,157 Mã lực
Mỹ ngồi đàm phán với chúng ta là năm 1973 phải không các cụ, nghĩa là cách 5 năm sau, như vậy nhận định trên có phù hợp không ạ; và sau này cũng nói sự kiện Vịnh bắc bộ dẫn tới trận ĐIện Biên Phủ trên không cũng là 1 trong những sự kiện mà Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Mỹ thiệt hại năm 1968 quá nặng, nặng nhất trong tất cả các năm, quan tài ầm ầm đổ về Mỹ khiến tổng thống Johnson phải từ bỏ tranh cử nhiệm kỳ 2, Johnson là người được xem như đã đổ quân vào VN. Nixon thắng cử nhờ hứa hẹn rút quân.

Dĩ nhiên các chiến thắng Nam Lào 1971, Quảng Trị 1972, và Hà Nội đã quyết định các điều khoản của Hiệp định Paris. Nhưng sau 1968, tổng thống Mỹ cấm quân Mỹ chủ động tấn công ở VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,540 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Biên chế QĐNDVN, chính ủy là cấp chỉ huy từ trung đoàn (hoặc tương đương), chính ủy trung đoàn có bậc quân hàm thường là thiếu tá hay trung tá. Chính trị viên là cấp tiểu đoàn và đại đội.
Chắc là CTV cụ ạ. Chưa qua lính nên nói nhầm.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Hồi các năm KCCM, ngoài đài "Mẹ Việt nam" như cụ nói, còn có đài "Gươm thiêng Ái quốc" ra rả ngày đêm phát thanh các chương trình tâm lý, tuyên truyền tác độngh ra ngoài bắc VN, không rõ là đài nào có chương trình "Sinh bắc, tử nam" chuyên đọc danh sách tử sĩ các đơn vị VC và QĐND, có cả năm sinh, quê quán...

"Gươm thiêng Ái Quốc" là một đài (kênh -Channel) chế độ cũ nhào nặn ra. Khi phát thanh "nhạc nền" (âm thanh vọng lên) rất đặc biệt là với tiếng cồng chiêng âm u làm nên cho cái giọng đọc nam thì sang sảng nữ thì the thé, khiến người nghe (thính giả) có cảm giác mình đang nghe một âm thanh phát ra từ một thế giới xa xăm u tịch nào đó, và điều này khiến cho nội dung nó muốn chuyển tải sẽ tác động rất lớn tới tâm lý của người nghe: tạo cảm giác lo lắng, sợ hãi, và vâng phục!

Về nội dung nó có một tiết mục, hay chuyên mục là "Sinh bắc tử nam" nội dung là đọc tên các chiến sĩ đã hy sinh khi vào Nam chiến đấu. Cái danh sách này khá chính xác, nên nó vô tình đã thu hút được cả những người ở phía bên kia và ngay cả những người Sài Gòn có thân nhân anh em con cháu đang ở phía bên kia vào nam chiến đấu.
Chính cái "miếng mồi béo bở" này, đã thu hút người ta phải theo dõi nó, rồi từ đó bị tuyên truyền và nhồi sọ.

BTW, Nếu bác nào đã từng đi Siêu thị Big C hay bây giờ Top Market, sẽ thấy có một sản phẩm rất đặc biệt đó là bánh mì Baguette 200gr dài 70-80 cm mà giá bán chỉ khoảng 4.000 đồng/cái! Hầu như không ai tới đây mà lúc đi về, tay không xách 2, 3 chiếc!
Mà chẳng ai tới đó chỉ đi mua mấy ổ bánh mì vì phải tiền gửi xe! Do đó họ sẽ mua những thứ khác, và Big C lời là khoản lời từ những thứ khác chứ không phải ở mấy ổ bánh mì baguette này.

Cách tuyên truyền của cái đài "Gươm thiêng Ái Quốc" kia, cũng theo chiêu thức này!


Còn cái đài Mẹ Việt Nam thì là một kênh (Channel) có sau từ tết Mậu Thân!
Với giọng đọc đặc biệt não nùng của một xướng ngôn viên (phát thanh viên) có danh xưng chị Hiền Cái giọng đọc này, nửa thiết tha, nửa nỉ non, như dụ dỗ, có lúc thì kêu gọi van xin thảm thiết, nói mà như khóc hay uất nghẹn!
Trong thực tế, nó cũng tác động nhất định tới tinh thần và tâm lý của những người nghe, đặc biệt là những chiến sĩ đang chiến đấu để đấu tranh dành lại độc lập tự do cho dân tộc.

Nếu tìm hiểu kỹ đài này cũng nằm trong biên chế của Tổng cục chiến tranh chính trị của chế độ cũ và nằm ngay trong Đài phát thanh quân đội ở đường Hồng thập tự nay là Nguyễn thị Minh khai.

Về tổ chức, đài là một dạng mafia trong showbiz Sài Gòn: hồi đó những ca sỹ nhạc sỹ và văn nghệ sĩ, muốn yên thân, thì đều, bằng cách nào đó tham gia công tác, vì đây thuộc Trung tâm tâm lý chiến quân đội nên một ca sỹ, nhạc sỹ, hay văn nghệ sĩ nào được mời "hợp tác" thì bố bảo cũng không dám từ chối! :((
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Trầm Tử Thiêng là nhạc sĩ tâm lý chiến chứ không phải chiêu hồi cụ ạ. Trước 75 Tr T Thiêng làm bên phát thanh quân đội.
Phát thanh quân đội hay Phát thanh Chiêu hồi thì cũng là hay tay gươm chém một người !

Hoàng Oanh là ca sĩ tự do, không làm ở tổ chức nào.
Hoàng Oanh là một trong những ca sỹ hiếm hoi hát hay, mà lại có văn hóa, chịu (biết) học hành tử tế. Cô đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa Saigon trong khi đang đi hát kiếm tiền.

Sống một gia đình lễ giáo (Hoàng Oanh vốn sống với cậu) nên việc cô đi hát là do cha cho phép, trước đó cậu cô thì không chịu và cuong quyết cản.

Chính vì sinh ra và lớn lên trong một gia đình tử tế nên Hoàng Oanh chỉ hát, ngâm thơ cho đài phát thanh và một số chương trình chính thức, hoặc đại nhạc hội. Tuyệt nhiên không tham gia hát ở phòng trà mặc dù sẽ có rất nhiều tiền.

Ngay cả khi được nhưng nhạc sĩ tên tuổi mời cộng tác ở phòng trà hàn đầu, cô cũng từ chối, nên việc không làm cho một tổ chức nào là do cô nhìn xa trông rộng để tránh những hệ lụy sau này.......................


Có chuyện cười ra nc mắt là VNCH lấy bài hát Ngày về của cụ Hoàng Giác làm nhạc hiệu chương trình phát thanh chiêu hồi. Cụ Hoàng Giác ở HN không dưng dính chưởng, mấy chục năm không ngóc đầu lên đc.
Chuyện cụ Giác thì đúng là "Đã ăn mày còn bị mất ống bơ"! :P
Nói theo kiểu miền Nam là "Xui tận mạng!":((
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Cụ Phước là kháng chiến gộc, vả lại cụ đã làm đủ thủ tục phản đối (phát thanh lên đài Giải phóng, gửi thư đề nghị VNCH không dùng bài hát của cụ vv). Thế mà chính quyền SG vẫn không thay đổi.
Ngu gì mà thay đổi vì nó (Tiếng gọi công dân - sau khi Phạm Duy hiệu đính lại mấy từ) quá hay! =D>

Vì thế cụ Phước mới trở thành kỷ lục gia (bắt buộc) là nhạc sĩ lúc sinh thời là tác giả của những 2 bài Quốc ca: bài Tiếng gọi công dân của VNCH và Giải phóng miền nam của Mặt trận dân tộc GPMN.

Bài Giải phóng miền nam tuy hay thì có hay nhưng không thể bì được với bài "Tiếng gọi Thanh Niên" về giai điệu, ca từ lẫn hồn nhạc và phân câu được. [-X

Cụ Hoàng Giác chỉ là anh nhạc sĩ thuần túy, thấp cổ bé họng, lại mang cái thành phần tư sản thành thị nên phải chịu phận liên lụy.

Đúng là "Chó cắn áo rách"! :((
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
từ 1970 là Mỹ xác định rút, và đã tổ chức 1 series CD làm suy giảm sức mạnh của MTGP, từ 1970-1972, từ Tây Ninh, xuyên qua Căm, đến Nam Lào. Tất cả để phục vụ kỳ bầu cử 11/1972. Ta tương kế tựu kế, đè Mỹ trên bàn đàm phán. Khi Mỹ ko chịu, bỏ đàm phán thì ta tổ chức đánh lớn ở B5, B3 (Quảng Trị, Bình Phước) để kéo Mỹ quay lại đàm phán. Đến tháng 10/1972, Mỹ đồng ý hết các điều khoản của MTGP, để hoãn binh nhằm rảnh tay tổ chức bầu cử cho ngon nghẻ. Sang tháng 12/1972, sau khi tái cử ngon lành, Mỹ cho B52 ra MB báo thù hơn 1 năm chịu nhục, và để rút khỏi VN trong tư thế ngẩng cao đầu. Buồn cho Mỹ là trận rửa hận này lại là trận thua đau nhất tại VN. Sau đó vài tháng, Mỹ đã rút chạy không kèn trống. Viện trọ cho VNCH cũng cắt giảm mạnh, lg lính VNCH ko đủ nuôi gia đình như cũ; VNCH đi vào rối loạn & tan rã.

Mỹ thiệt hại năm 1968 quá nặng, nặng nhất trong tất cả các năm, quan tài ầm ầm đổ về Mỹ khiến tổng thống Johnson phải từ bỏ tranh cử nhiệm kỳ 2, Johnson là người được xem như đã đổ quân vào VN. Nixon thắng cử nhờ hứa hẹn rút quân.

Dĩ nhiên các chiến thắng Nam Lào 1971, Quảng Trị 1972, và Hà Nội đã quyết định các điều khoản của Hiệp định Paris. Nhưng sau 1968, tổng thống Mỹ cấm quân Mỹ chủ động tấn công ở VN.
 
Chỉnh sửa cuối:

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
em thấy đoạn này viết:
Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam.

Mỹ ngồi đàm phán với chúng ta là năm 1973 phải không các cụ, nghĩa là cách 5 năm sau, như vậy nhận định trên có phù hợp không ạ; và sau này cũng nói sự kiện Vịnh bắc bộ dẫn tới trận ĐIện Biên Phủ trên không cũng là 1 trong những sự kiện mà Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
VNDCCH và Mỹ bắt đầu đàm phán về hòa bình ở VN tại Hội nghị 2 bên tại Paris từ giữa 1968. Sau đó mở rộng thành 4 bên (có thêm chính phủ lâm thời CHMNVN và VNCH).
Mỹ đã tiến hành Chiến tranh phá hoại Miền Bắc VN lần 1, bằng Không quân và Hải quân, từ 1965 đến 1968, từ khi có Hội nghị Paris, Mỹ tuyên bố không nèm bom MB từ vĩ tuyến 20 (ngang Thanh hóa trở vào). Lúc đó người dân MB không phải đi sơ tán, dân thành phố từ nơi sơ tán về lại HN, HP, từ 1968 đến 4.1972.
Khi Cuộc Tổng tiến công Chiến lược Mùa xuân 1972, bắt đầu ở Quảng trị (30/3/1972), Tây nguyên và Đông nam Bộ (QL13). Vào 4.1972 Mỹ tiến hành đánh phá MB lần 2, chủ yếu HN, HP và Quảng Ninh. rải thủy lôi phong tỏa cảng biển HP, QN... 10/1972 HĐ Paris bản do VNDCCH dự thảo đã cơ bản xong, nhưng Mỹ tráo trở ném bom ác liệt trở lại toàn MB, người dân HN, HP và nhiểu thành phố khác lại phải di sơ tán lần 2 từ 4.1972 đến 1.1973. Mỹ thất bại trong chiến dịch Linebacker 2 từ 18-30.12.1972 trên bầu trời HN, HP (ĐBP trên không). HĐ Paris ký 27/1/1973.
 

Nghen loc

Xe tăng
Biển số
OF-491484
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,694
Động cơ
224,190 Mã lực
Tuổi
45
Vụ này lạ nhất,Việc ông Ngô đưc Trì phản bội còn được ghi trong chuyện Vừa đi đường vừa kể chuyện về sau ông Ngô đức thọ vê hưu thành lập tổ chức chống đối quyêt liệt
Tìm hiểu mới biết Ngô Đức Trì là con của chí sỹ Ngô Đức Kế. Oái oăm thật cụ ạ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,601
Động cơ
1,367,744 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Trầm tử Thiêng chứ không phải Trần tử Thiêng bác ạ!

“nửa đêm nhớ anh ……..” qua tiếng hát danh ca Hoàng Oanh cũng đã làm bao con tim rung động và bao đôi chân chùn lại khi ……..
Nhân đang mạch chiến tranh chánh trị, em hỏi Cụ thêm chút: em rất thích nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố, vậy mà có lần em đọc trên mạng thì lại thấy nói tác giả là người bên CS cài vào
Sau này tác giả vẫn công tác bên cơ quan văn hoá sau GP
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Đậm, cụ trả lời đúng ý câu hỏi của e đó. Nhiều khi bên an ninh hay dùng bình phong, ghê răng phết.

Phát thanh quân đội hay Phát thanh Chiêu hồi thì cũng là hay tay gươm chém một người !



Hoàng Oanh là một trong những ca sỹ hiếm hoi hát hay, mà lại có văn hóa, chịu (biết) học hành tử tế. Cô đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa Saigon trong khi đang đi hát kiếm tiền.

Sống một gia đình lễ giáo (Hoàng Oanh vốn sống với cậu) nên việc cô đi hát là do cha cho phép, trước đó cậu cô thì không chịu và cuong quyết cản.

Chính vì sinh ra và lớn lên trong một gia đình tử tế nên Hoàng Oanh chỉ hát, ngâm thơ cho đài phát thanh và một số chương trình chính thức, hoặc đại nhạc hội. Tuyệt nhiên không tham gia hát ở phòng trà mặc dù sẽ có rất nhiều tiền.

Ngay cả khi được nhưng nhạc sĩ tên tuổi mời cộng tác ở phòng trà hàn đầu, cô cũng từ chối, nên việc không làm cho một tổ chức nào là do cô nhìn xa trông rộng để tránh những hệ lụy sau này.......................




Chuyện cụ Giác thì đúng là "Đã ăn mày còn bị mất ống bơ"! :P
Nói theo kiểu miền Nam là "Xui tận mạng!":((
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Nhân đang mạch chiến tranh chánh trị, em hỏi Cụ thêm chút: em rất thích nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố, vậy mà có lần em đọc trên mạng thì lại thấy nói tác giả là người bên CS cài vào
Sau này tác giả vẫn công tác bên cơ quan văn hoá sau GP
Vâng, Trăng tàn trên hè phố, một nhạc phẩm của Phạm thế Mỹ một nhạc sĩ của ta sống trong lòng Saigon.
FYI, Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sỹ gạo cội trong làng nhạc vàng.

Thử hỏi mấy ai yêu thích dòng nhạc trữ tình Bolero, mà lại không biết đến ca khúc này?
Với giai điệu trữ tình ngọt ngào, nội dung là câu chuyện tình yêu sâu lắng, ngọt ngào tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều buồn vương, với giai điệu ngân nga lời bài hát Trăng tàn trên hè phố đã mang tới cho khán giả nghe nhạc những cảm xúc lãng mạn, không cứ gì bác mà rất nhiều người thích bài nhạc này nó được xếp vào trong những tuyệt phẩm trữ tình có một không hai.

Trăng tàn trên hè phố viết với giọng (Cung) La thứ, tổng số hợp âm cũng rất đơn giản rất dễ đệm đàn cũng như hát (cả bài vỏn vẹn chỉ có 6 hợp âm: Am, Dm, E7, C, F, G), nghe trong sáng dễ đi vào lòng người và dễ thuộc dễ nhớ do xử dụng thủ pháp "điệp âm, điệp vần".

Người thể hiện thành công nhất bài hát này thì có thể kể đến cái tên Duy khánh, Giang Tử, Chế Linh mỗi người một kiểu!

Nếu để ý lời ca ta mới thấy được sự tinh tế của tác giả khi viết nội dung tuy về chiến tranh nhưng hoàn toàn trung tính nghĩa là muốn hiểu thế nào thì hiểu! :P

Trăng tàn trên hè phố - Phạm thế Mỹ.

Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước về qua đường phố
Tôi lại gặp [anh, giờ đây nơi quán nhỏ
Tuỗi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

2 Tôi lại gặp anh, trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé cười sau ngàn lá
Tôi lại gặp anh, đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay

ĐK:
Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui

3. Thôi mình chia tay, cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay, rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn buổi biệt ly chưa xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,889
Động cơ
493,488 Mã lực
Cái đoạn này xem lại thì do lão Osin viết, có ý ám chỉ 3X gây ra vì lão ghét X. Nhưng có vẻ không khớp vì 3X đã quy hoạch chức TTg từ lâu rồi?
3X là sau này, thời 6 P là thi đua với 6 Kh cái A3 cụ ạ, thời kỳ 3X thì có mỗi cụ VK là Phó TTg trong BBT thôi thì không lại được, giá kể cụ VK được chọn có lẽ kinh tế khi đó được hên hương thay vì có Vinashin
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,601
Động cơ
1,367,744 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Bác sỉ Tuyếng thuộc dạng số má trong ngành phản gián rồi, ông Nhu mà ko kiểu ganh ghét vì giỏi kiểu 1 rừng ko có 2 hổ mà trọng dụng thì chưa chắc chế độ NĐD đã bị sụp đổ ^#(^
Ảnh của Bs Tuyến khá hiếm trên mạng
Và qua những ảnh ít ỏi đó, nhân tướng của Bsi Tuyến thuộc diện quái kiệt
83360E2F-91F5-4469-A885-E8884DFB652B.jpeg
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
902
Động cơ
477,816 Mã lực
Em nghĩ lý do chính cụ Hoàng Giác bị đì không phải vì bài hát đó, cán bộ văn hóa thời đó có cứng nhắc đến mấy cũng phải hiểu bài hát bị người khác dùng xuyên tạc thế nào thì cũng không phải lỗi nhạc sĩ. Em xem lại tiểu sử của nhạc sĩ thì thấy dù đi theo cách mạng nhưng không thấy có tác phẩm cách mạng nào cả. Em đoán chắc cũng cũng ương ương, bướng bướng, nghệ sĩ, tư sản kiểu Văn Cao nên bị ghét thôi. Mà hình như cụ HG này cũng không bị đánh trong phong trào Nhân văn giai phẩm.
Ngu gì mà thay đổi vì nó (Tiếng gọi công dân - sau khi Phạm Duy hiệu đính lại mấy từ) quá hay! =D>




Bài Giải phóng miền nam tuy hay thì có hay nhưng không thể bì được với bài "Tiếng gọi Thanh Niên" về giai điệu, ca từ lẫn hồn nhạc và phân câu được. [-X




Đúng là "Chó cắn áo rách"! :((
Cũng còn nhiều lý do, cụ Hoàng Giác năm 1948 bỏ khánh chiến về thành, ca từ các ca khúc cụ viết giai đoạn sau này cũng "u ám" gần như thơ cụ Trần Dần, ví dụ như bài Quê hương.
 
Chỉnh sửa cuối:

honda acura

Xe điện
Biển số
OF-15048
Ngày cấp bằng
23/4/08
Số km
4,658
Động cơ
576,349 Mã lực
Nhân đang mạch chiến tranh chánh trị, em hỏi Cụ thêm chút: em rất thích nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố, vậy mà có lần em đọc trên mạng thì lại thấy nói tác giả là người bên CS cài vào
Sau này tác giả vẫn công tác bên cơ quan văn hoá sau GP
Phạm Thế Mỹ
Còn có bài những ngày xưa thân ái, nhạc phẩm kinh điển mà lính chiến vnch phong là top của top đó cụ
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Đậm, cụ trả lời đúng ý câu hỏi của e đó. Nhiều khi bên an ninh hay dùng bình phong, ghê răng phết.

Khác đấy bác ạ!

trước 30/4/75, trong hệ thống an ninh ở Sài Gòn, có một Cục tâm lý chiến nó trực thuộc bộ quốc phòng và Liên hàng (kết hợp chia sẻ thông tin) với Tổng nha cảnh sát quốc gia (gần như Bộ CA hiện nay) và Cục An ninh quân đội

Do họ xác định được tâm lý có tác động rất lớn đến hành vi của con người, nên họ lập hẳn ra một Cục tâm lý chiến nghĩa là, có thể coi như, nếu trong quân đội có các binh chủng như bộ binh, không quân, hải quân, ...... thì Cục tâm lý chiến có thể coi như là một "binh chủng" đánh nhau bằng tâm lý trong một cuộc chiến gọi là "chiến tranh tâm lý".

Mà những gì có liên quan tới tâm lý là ca nhạc, thơ, kịch, điện ảnh, và thông tin .....
Nên toàn bộ những ca sỹ, nhạc sỹ ,và văn nhân trí thức đều là những thành tố tham gia trong cuộc chiến tranh tâm lý này. và họ (Cục tâm lý chiến ) sẽ mời gọi trực tiếp, hay bắt buộc tham gia khi cần thiết.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,910
Động cơ
316,768 Mã lực
Ảnh của Bs Tuyến khá hiếm trên mạng
Và qua những ảnh ít ỏi đó, nhân tướng của Bsi Tuyến thuộc diện quái kiệt
83360E2F-91F5-4469-A885-E8884DFB652B.jpeg

Chinh xác!
Không phải tướng số mà còn là theo y học: Đầu to răng to thưa là dị tướng.

Bản thân Ngô đình Diệm cũng vậy! Diệm có tướng "Ngũ đoản" như Lê Văn Duyệt.
Trong khi Bảo Đại lại là tướng "Bát Tọa".
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,936
Động cơ
1,254,030 Mã lực
Vâng, Trăng tàn trên hè phố, một nhạc phẩm của Phạm thế Mỹ một nhạc sĩ của ta sống trong lòng Saigon.
FYI, Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sỹ gạo cội trong làng nhạc vàng.

Thử hỏi mấy ai yêu thích dòng nhạc trữ tình Bolero, mà lại không biết đến ca khúc này?
Với giai điệu trữ tình ngọt ngào, nội dung là câu chuyện tình yêu sâu lắng, ngọt ngào tuy nhiên lại ẩn chứa nhiều buồn vương, với giai điệu ngân nga lời bài hát Trăng tàn trên hè phố đã mang tới cho khán giả nghe nhạc những cảm xúc lãng mạn, không cứ gì bác mà rất nhiều người thích bài nhạc này nó được xếp vào trong những tuyệt phẩm trữ tình có một không hai.

Trăng tàn trên hè phố viết với giọng (Cung) La thứ, tổng số hợp âm cũng rất đơn giản rất dễ đệm đàn cũng như hát (cả bài vỏn vẹn chỉ có 6 hợp âm: Am, Dm, E7, C, F, G), nghe trong sáng dễ đi vào lòng người và dễ thuộc dễ nhớ do xử dụng thủ pháp "điệp âm, điệp vần".

Người thể hiện thành công nhất bài hát này thì có thể kể đến cái tên Duy khánh, Giang Tử, Chế Linh mỗi người một kiểu!

Nếu để ý lời ca ta mới thấy được sự tinh tế của tác giả khi viết nội dung tuy về chiến tranh nhưng hoàn toàn trung tính nghĩa là muốn hiểu thế nào thì hiểu! :P

Trăng tàn trên hè phố - Phạm thế Mỹ.

Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến tuyến
Súng trên vai bước về qua đường phố
Tôi lại gặp [anh, giờ đây nơi quán nhỏ
Tuỗi 30 mà ngỡ như trẻ thơ
Nhớ gì từ ngày anh xa mái trường
Nhớ gì từ ngày anh vui lên đường
Lối gầy về nhà anh hoa phượng thắm
Màu xanh áo người thương
Nắng chiều đẹp quê hương
Hay nhạc buồn đêm sương

2 Tôi lại gặp anh, trời đêm nay sáng quá
Ánh trăng như hé cười sau ngàn lá
Tôi lại gặp anh, đường khuya vui bước nhỏ
Kể nhau nghe chuyện cũ bao ngày qua
Lối gầy về nhà anh hoa vẫn nở
Kỷ niệm từ ngày xưa chưa xóa mờ
Ánh đèn vàng ngoài ô vẫn còn đó
Bạn anh vẫn còn đây
Sống cuộc đời hôm nay
Với bọn mình đêm nay

ĐK:
Anh sống đời trai giữa núi đồi
Tôi viết bài ca xây đời mới
Bờ tre quê hương
Tay súng anh gìn giữ
Tôi hát vang giữa đời để người vui

3. Thôi mình chia tay, cầu mong anh chiến thắng
Ánh trăng khuya sắp tàn trên hè phố
Thôi mình chia tay, rồi mai đây có về
Quà cho tôi anh nhớ chép bài thơ
Nắng đẹp của bình minh đang hé chờ
Nỗi buồn buổi biệt ly chưa xóa mờ
Súng thù từ rừng sâu vẫn còn đó
Đừng lưu luyến gì đây
Thôi bọn mình chia tay
Thôi bọn mình chia tay.
Nhân đang mạch chiến tranh chánh trị, em hỏi Cụ thêm chút: em rất thích nhạc phẩm Trăng tàn trên hè phố, vậy mà có lần em đọc trên mạng thì lại thấy nói tác giả là người bên CS cài vào
Sau này tác giả vẫn công tác bên cơ quan văn hoá sau GP
Và hơn nữa cụ PTM là em trai cụ Phạm Hổ, dân 6x 7x đều biết thơ của cụ PH
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top