[Funland] Kẻ phản bội Tám Hà trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
em thấy đoạn này viết:
Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam.

Mỹ ngồi đàm phán với chúng ta là năm 1973 phải không các cụ, nghĩa là cách 5 năm sau, như vậy nhận định trên có phù hợp không ạ; và sau này cũng nói sự kiện Vịnh bắc bộ dẫn tới trận ĐIện Biên Phủ trên không cũng là 1 trong những sự kiện mà Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Thì cái gì cũng là yếu tố thôi cụ, liên hoàn.
68 quân Mỹ đông như gì mà bị đột kích toàn vào trung tâm đầu não, đài phát thanh, sân bay... các thành phố gần miền Bắc như Huế thì còn bị mất kiểm soát luôn.
71 như Chiến dịch Lam Sơn 719, cho thấy Mỹ không đặt nhiều lòng tin vào năng lực tác chiến của VNCH, còn 72 thì đã đánh lớn rồi, toàn cấp sư đoàn so găng tận ở Lộc Ninh, An Lộc chứ Tây Nguyên, Quảng Trị thì không chấp, dù tinh thần thép nhất là 81 ngày ở thành cổ QT. Là Mỹ biết không thể ổn rồi.
Mấy vụ ném bom nhằm triệt cơ sở hậu cần thì 1 là tên lửa LX kinh quá với khí tài quân lực có sx mấy đâu, toàn chuyển sang. Vả lại tinh thần cao thế thì máy bay ăn thua gì.
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,210 Mã lực
Khác đấy bác ạ!

trước 30/4/75, trong hệ thống an ninh ở Sài Gòn, có một Cục tâm lý chiến nó trực thuộc bộ quốc phòng và Liên hàng (kết hợp chia sẻ thông tin) với Tổng nha cảnh sát quốc gia (gần như Bộ CA hiện nay) và Cục An ninh quân đội

Do họ xác định được tâm lý có tác động rất lớn đến hành vi của con người, nên họ lập hẳn ra một Cục tâm lý chiến nghĩa là, có thể coi như, nếu trong quân đội có các binh chủng như bộ binh, không quân, hải quân, ...... thì Cục tâm lý chiến có thể coi như là một "binh chủng" đánh nhau bằng tâm lý trong một cuộc chiến gọi là "chiến tranh tâm lý".

Mà những gì có liên quan tới tâm lý là ca nhạc, thơ, kịch, điện ảnh, và thông tin .....
Nên toàn bộ những ca sỹ, nhạc sỹ ,và văn nhân trí thức đều là những thành tố tham gia trong cuộc chiến tranh tâm lý này. và họ (Cục tâm lý chiến ) sẽ mời gọi trực tiếp, hay bắt buộc tham gia khi cần thiết.
Cụ biết nhiều món này cứ như cụ là phiên bản khác của cụ @buôn gió
 

Bito9999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796154
Ngày cấp bằng
9/11/21
Số km
1,266
Động cơ
59,961 Mã lực
em thấy đoạn này viết:
Ngậm ngùi, ông nói với tôi : sau 50 năm nhìn lại, trận tổng tiến công tết Mậu thân 1968, dù ta chịu hy sinh rất nhiều và có những ý kiến đánh giá khác nhau, nhưng chúng ta đã đánh quỵ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ , buộc chúng phải ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh, rút quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt nam.

Mỹ ngồi đàm phán với chúng ta là năm 1973 phải không các cụ, nghĩa là cách 5 năm sau, như vậy nhận định trên có phù hợp không ạ; và sau này cũng nói sự kiện Vịnh bắc bộ dẫn tới trận ĐIện Biên Phủ trên không cũng là 1 trong những sự kiện mà Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán.
Cụ xem lại lịch sử gấp. Năm 68 Johnson đã bắt đầu phải tiếp xúc đàm phán với ta sau trận Mậu Thân rồi, Nixon trúng cử vì hứa rút hết quân mỹ. Thực chất đến 1970 nó rút gần hết quân chính quy chỉ còn cố vấn và nó hỗ trợ không quân thôi.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,495
Động cơ
472,990 Mã lực
Cụ xem lại lịch sử gấp. Năm 68 Johnson đã bắt đầu phải tiếp xúc đàm phán với ta sau trận Mậu Thân rồi, Nixon trúng cử vì hứa rút hết quân mỹ. Thực chất đến 1970 nó rút gần hết quân chính quy chỉ còn cố vấn và nó hỗ trợ không quân thôi.
cả Hải quân nữa chứ, vệt ven biển hạm đội 7 vẫn đi lại suốt. Trận Thành cổ là pháo bắn từ biển vào sông Thạch Hãn. Nói chung mà không có không quân thì phút mốt đứt ngay, vì đánh đấm tay đôi vùng toàn vùng rừng núi thế, quan trọng là tinh thần.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
311
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
Cụ xem lại lịch sử gấp. Năm 68 Johnson đã bắt đầu phải tiếp xúc đàm phán với ta sau trận Mậu Thân rồi, Nixon trúng cử vì hứa rút hết quân mỹ. Thực chất đến 1970 nó rút gần hết quân chính quy chỉ còn cố vấn và nó hỗ trợ không quân thôi.
Đài HBO nó đang chiếu phim Path to war (đường tới chiến tranh) đó. Chính là nói về tổng thống Johnson và chiến tranh VN. Phim chính kịch xem rất hay và nhiều chất xám. Chỉ qua những cuộc họp, nói chuyện, trao đổi xung quanh Nhà Trắng mà khắc hoạ ra cả một giai đoạn lịch sử và một cuộc chiến tranh, với những chi tiết cực kỳ hay…
Còn tổng thống Nixon thắng cử là nhờ lời hứa đưa Mỹ rút ra khỏi chiến tranh, đẻ ra cái “Việt Nam hoá chiến tranh”. Nhưng cuối cùng không tới nơi tới chốn, Mỹ rút khỏi chiến tranh với cái giá ê chề, thất bại không nhỏ tạo thành cái vết sẹo, thành nỗi ám ảnh của Mỹ. Tổng thống Nixon sau đó cũng đi tàu suốt (vụ Watergate).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cục tâm lý chiến của VNCH hồi đó cũng sáng tác ra nhiều tác phẩm anh hùng đậm chất sô vanh khích lệ tinh thần nhưng ai nghe đâu: “cờ bay, cờ bay” gì đó chả hạn…
Có nhiều bài hát cũng hào hùng, nhưng sau gần 50 năm bị cấm phát hành nên mai một đi, làm cho thế hệ ngày nay có cảm giác âm nhạc dưới chế độ VNCH chỉ có bolero. Ví dụ:
"Suy tôn Ngô Tổng thống" (nhạc Ngọc Bích, lời Thanh Nam) được coi như Quốc Ca 2 (sau bài Quốc ca chính thức Tiếng gọi Thanh niên).
Hành khúc người trở lại, Tình trăng bến thảo, Tâm khúc người về (sáng tác Hùng Cường).
Chào mừng Việt Nam (sáng tác Phạm Duy).
Cờ bay trên Quảng Trị thân yêu (lời Tô Kiều Ngân, nhạc Trương Hoàng Xuân).
Các lực lượng chế độ VNCH đều có bài hát riêng, theo giai điệu hào hùng.
V.v...
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Cục tâm lý chiến của VNCH hồi đó cũng sáng tác ra nhiều tác phẩm anh hùng đậm chất sô vanh khích lệ tinh thần nhưng ai nghe đâu: “cờ bay, cờ bay” gì đó chả hạn…

Người ta lại cứ thích nghe nhạc “xe đò, binh nhì” bolero vì nó gần gũi mộc mạc, giàu cảm xúc. Ác cái là dòng nhạc này thì nó lại thê lương. Ai ra trận mà lại suốt ngày nhớ cô em gái thành đô, chỉ còn tay súng nhỏ, anh yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ, súng trên vai bước lê qua hè phố, gieo vào đầu anh lính cái tâm tư nặng trĩu, cái tư tưởng rệu rã… thì còn chiến đấu cái gì (PTM tâm lý chiến ngược phía VNCH chính là ở chỗ đó, vì sao lại để ổng nằm vùng)…

Chứ như Quân giải phóng: “đá mòn mà đôi dép không mòn”, “mùa xuân về trên chiến khu”, “cây sắn tiến công”, nghe là thấy rạo rực khích lệ tinh thần…
Những nhạc phẩm mà theo các bác nói là “xe đó binh Nhi” đã hoàn toàn bị cấm tiệt phát sóng trên sóng của các đài truyền thanh lẫn truyền hình Sài Gòn sau tết Ất Mão 1975. Kèm theo là việc đóng cửa cũng như hạn chế một số phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn báo hiệu sự cáo chung của chính quyền Sài Gòn.

Về ca nhạc trên các phương tiện truyền thông thì thực tế là vẫn còn có các chương trình văn nghệ nhưng nội dung rất nghèo nàn vì đa phần những bài nhạc mà người nghe thích đều bị cấm. Và đa phần là những bài hợp ca rất nhiều ca sỹ đều được mời tham gia hát trong bộ đồng phục áo bà ba mặc quần màu đen cả nam lẫn nữ do chưa “xoay sở” kịp phục trng, sau đó rồi thì họ được cho mặc áo đen kiểu đại cán và quần tây đen nhìn tươm tất hơn.
còn nhạc thì đúng như bác nói họ vội vã xào nấu ra một số nhạc hợp ca dạng hành khúc khẩn cấp để khơi dậy ý chí chiến đấu vốn đã rệu rã của binh lính và người dân chế độ cũ.

trong khi các vật phẩm mà bác đề cập như Xuân chiến khu, tiếng đàn ta lư, …….. là những tác phẩm được viết bằng thực tế trải nghiệm và tìm ốc cười nhạc sĩ thì sao mà bị được hả bác?
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
311
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
Những nhạc phẩm mà theo các bác nói là “xe đó binh Nhi” đã hoàn toàn bị cấm tiệt phát sóng trên sóng của các đài truyền thanh lẫn truyền hình Sài Gòn sau tết Ất Mão 1975. Kèm theo là việc đóng cửa cũng như hạn chế một số phòng trà, vũ trường ở Sài Gòn báo hiệu sự cáo chung của chính quyền Sài Gòn.

Về ca nhạc trên các phương tiện truyền thông thì thực tế là vẫn còn có các chương trình văn nghệ nhưng nội dung rất nghèo nàn vì đa phần những bài nhạc mà người nghe thích đều bị cấm. Và đa phần là những bài hợp ca rất nhiều ca sỹ đều được mời tham gia hát trong bộ đồng phục áo bà ba mặc quần màu đen cả nam lẫn nữ do chưa “xoay sở” kịp phục trng, sau đó rồi thì họ được cho mặc áo đen kiểu đại cán và quần tây đen nhìn tươm tất hơn.
còn nhạc thì đúng như bác nói họ vội vã xào nấu ra một số nhạc hợp ca dạng hành khúc khẩn cấp để khơi dậy ý chí chiến đấu vốn đã rệu rã của binh lính và người dân chứ đồ cũ.

trong khi các vật phẩm mà bác đề cập như Xuân chiến khu, tiếng đàn ta lư, …….. là những tác phẩm được viết bằng thực tế trải nghiệm và tìm ốc cười nhạc sĩ thì sao mà bị được hả bác?
Đang nói trước giải phóng thời VNCH mà, bác đọc không hiểu hả. Còn câu chuyện sau GP nền văn nghệ như thế nào thì tôi không bàn…
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Cụ biết nhiều món này cứ như cụ là phiên bản khác của cụ @buôn gió
Ấy chết! :(
Sao bác lại nghĩ thế! :D

Em là em bác ạ! :P
Cái mà em buôn nó nặng và công kềnh chứ không nhẹ và gọn như làn gió. [-X

chẳng qua là nghiệp dĩ và chén cơm manh áo nên em phải làm chứ nếu mà được buôn theo ý mình thì em sẽ buôn cái khác cơ! :))
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
311
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
Có nhiều bài hát cũng hào hùng, nhưng sau gần 50 năm bị cấm phát hành nên mai một đi, làm cho thế hệ ngày nay có cảm giác âm nhạc dưới chế độ VNCH chỉ có bolero. Ví dụ:
"Suy tôn Ngô Tổng thống" (nhạc Ngọc Bích, lời Thanh Nam) được coi như Quốc Ca 2 (sau bài Quốc ca chính thức Tiếng gọi Thanh niên).
Hành khúc người trở lại, Tình trăng bến thảo, Tâm khúc người về (sáng tác Hùng Cường).
Chào mừng Việt Nam (sáng tác Phạm Duy).
Cờ bay trên Quảng Trị thân yêu (lời Tô Kiều Ngân, nhạc Trương Hoàng Xuân).
Các lực lượng chế độ VNCH đều có bài hát riêng, theo giai điệu hào hùng.
V.v...
Nhạc bolero sau 1975 cũng chịu chung số phận bị cấm phát hành mà, nhưng mà nó vẫn trường tồn…

Hoặc như mấy bài chị nhắc. Các sân khấu hải ngoại có bị cấm gì đâu, mà họ cũng ít khi trình diễn. Dẫn đến là mai một dần..

Bởi sao, nó không có cảm xúc, không gần gũi nên không ăn khách, mấy ai thích nghe đâu…
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Đang nói trước giải phóng thời VNCH mà, bác đọc không hiểu hả. Còn câu chuyện sau GP nền văn nghệ như thế nào thì tôi không bàn…
Bác đọc lại dùm em nhé!

Đây là em nói về giai đoạn ca nhạc ở Sài Gòn từ sau tết ất mão cho đến 30/4!!!!

Những ai sống ở Sài Gòn trong giai đoạn này sẽ biết.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhạc bolero sau 1975 cũng chịu chung số phận bị cấm phát hành mà, nhưng mà nó vẫn trường tồn…
Hoặc như mấy bài chị nhắc. Các sân khấu hải ngoại có bị cấm gì đâu, mà họ cũng ít khi trình diễn. Dẫn đến là mai một dần..
Bởi sao, nó không có cảm xúc, không gần gũi nên không ăn khách, mấy ai thích nghe đâu…
Âm nhạc không được gắn liền với cuộc sống (chưa cần nói đến bị cấm) sẽ bị mai một. Bolero cũng chỉ gắn với thế hệ U50, U60 thôi, khi thế hệ đó ra đi thì bolero cũng đi theo.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đang nói trước giải phóng thời VNCH mà, bác đọc không hiểu hả. Còn câu chuyện sau GP nền văn nghệ như thế nào thì tôi không bàn…
Bác Quang đang nói về VNCH đấy cụ ợ. Đây là lệnh cấm của chính quyền SG, có hiệu lực từ tháng 2/1975.
Chính quyền SG cũng thấy những bài hát não nuột ấy làm hại tâm lý người lính.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Có nhiều bài hát cũng hào hùng, nhưng sau gần 50 năm bị cấm phát hành nên mai một đi, làm cho thế hệ ngày nay có cảm giác âm nhạc dưới chế độ VNCH chỉ có bolero. Ví dụ:
"Suy tôn Ngô Tổng thống" (nhạc Ngọc Bích, lời Thanh Nam) được coi như Quốc Ca 2 (sau bài Quốc ca chính thức Tiếng gọi Thanh niên).
Hành khúc người trở lại, Tình trăng bến thảo, Tâm khúc người về (sáng tác Hùng Cường).
Chào mừng Việt Nam (sáng tác Phạm Duy).
Cờ bay trên Quảng Trị thân yêu (lời Tô Kiều Ngân, nhạc Trương Hoàng Xuân).
Các lực lượng chế độ VNCH đều có bài hát riêng, theo giai điệu hào hùng.
V.v...
Nhạc bolero sau 1975 cũng chịu chung số phận bị cấm phát hành mà, nhưng mà nó vẫn trường tồn…

Hoặc như mấy bài chị nhắc. Các sân khấu hải ngoại có bị cấm gì đâu, mà họ cũng ít khi trình diễn. Dẫn đến là mai một dần..

Bởi sao, nó không có cảm xúc, không gần gũi nên không ăn khách, mấy ai thích nghe đâu…
Việc phổ biến hay trình diễn một ca khúc sẽ chịu nhiều tác động, cái đầu tiên là tác động về mặt văn hóa chính trị, cái thứ hai là nhu cầu thưởng thức của quần chúng. Để cân bằng hai tác động này thực sự không đơn giản vì xét cho cùng, âm nhạc cũng là một món ăn tinh thần phục vụ cho con người.

Nên sự chuẩn thuận cấp phép đôi khi cũng cần phải có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, hầu hài hòa mọi yếu tố.

Cá nhân của bất kỳ người dân nào hay một ai đó, sẽ có cái nhìn thích, ghét một tác phẩm, nhưng điều hiển nhiên là đơn vị quản lý có thẩm quyền sẽ có tầm nhìn chính xác, và đúng đắn hơn, trước việc nên hay không nên cho một tác phẩm lưu hành.

Còn nếu bảo sợ mai một thì có hai cách nhìn (xử lý):

1/ nếu thực sự tác phẩm đó có giá trị thì nó sẽ sống mãi dù không được phổ biến rộng rãi.

2/ thay vì yêu cầu phổ biến thì hãy đề nghị tập trung và bảo lưu và sẽ có ngày dùng đến, chí ít ra là cho những nhà nghiên cứu văn hóa văn nghệ trong tương lai.
khả năng này, xem chừng như khả thi hơn.

Bên cạnh đó việc lựa chọn ra những nhà quản lý văn hóa văn nghệ có đủ đức, đủ tài, có tâm có tầm cũng là một trong những yếu tố quan trọng và then chốt cho việc phân loại bảo tồn các tác phẩm ca nhạc hiện hành!
 
Chỉnh sửa cuối:

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
311
Động cơ
23,838 Mã lực
Tuổi
32
Thôi quay lại câu chuyện ông 8 Hà. Ông này e đọc cũng lâu rồi, có các diễn đàn trên mạng của các cựu quân nhân VNCH và các trang mạng khác cũng đã đề cập…

Sở dĩ ông này đầu hàng vì đã bị CIA nó nhắm từ lâu. Ông này là cán bộ không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động rồi sau đó “nhảy núi” lên cứ. Vợ con thì vẫn còn ở vùng tạm chiếm. Bởi vậy CIA nó biết và đã nhắm sẵn…

Ở trong Bộ chỉ huy Công trường 5 QGP khi đó có điệp viên CIA. Vì vậy năm 68 Công trường 5 đang hành quân ở đâu nó biết hết, sư đoàn bị thiệt hại nặng nề, bị bom bị pháo ven Sài Gòn, riêng ông 8 Hà đang đi thị sát thì bị chỉ điểm, trực thăng nó chụp xuống bắt sống…

Sau khi ông này đầu hàng, CIA nó trưng ra cho xem cái hình ảnh, tài liệu, các ảnh chụp lén các cuộc họp của Bộ chỉ huy sư đoàn 5. Ông 8 Hà phải thốt lên là: “thế là các ông đã ngồi họp chung với tôi từ hồi đó rồi”. Sau đó CIA tuyển mộ ông 8 Hà vào làm việc trực tiếp cho họ, đưa vợ con ở quê lên Sài Gòn, che giấu danh tính..

Đến năm 75 thì CIA di tản, không quên đem theo cả gia quyến ông 8 Hà sang Mỹ. Ông này sang Mỹ được vài tháng thì ung thư chết vì lý do nhiễm chất độc da cam bởi những năm tháng còn ở cứ QGP. Con trai ông này sau đó sinh sống ở California, lâu lâu vẫn tham dự các lễ kỷ niệm của lực lượng Chiêu hồi, hồi chánh…
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Có nhiều bài hát cũng hào hùng, nhưng sau gần 50 năm bị cấm phát hành nên mai một đi, làm cho thế hệ ngày nay có cảm giác âm nhạc dưới chế độ VNCH chỉ có bolero. Ví dụ:
"Suy tôn Ngô Tổng thống" (nhạc Ngọc Bích, lời Thanh Nam) được coi như Quốc Ca 2 (sau bài Quốc ca chính thức Tiếng gọi Thanh niên).
Hành khúc người trở lại, Tình trăng bến thảo, Tâm khúc người về (sáng tác Hùng Cường).
Chào mừng Việt Nam (sáng tác Phạm Duy).
Cờ bay trên Quảng Trị thân yêu (lời Tô Kiều Ngân, nhạc Trương Hoàng Xuân).
Các lực lượng chế độ VNCH đều có bài hát riêng, theo giai điệu hào hùng.
V.v...
Nhân đây cũng xin phép nói một chút về một tác phẩm mà bác này nêu ra là bài “Suy tôn Ngô tổng thống”:

Nếu các bác nghe bài này sẽ thấy rằng đây là một bài hát, xét về ca từ thì cưỡng từ đoạt ý, xét về giai điệu thì rất nghèo nàn, nhàm chán.
Giả sử như chế độ Đệ nhất cộng hòa của Ngô Đình Diệm không sụp đổ, và sau hai nhiệm kỳ một tổng thống khác kế vị, thì chắc chắn rằng bài hát này cũng sẽ không kèn chẳng trống mà “ngủm” củ tỏi!
Vì sao ư? Do đó là một bài hát được viết dạng bồi bút không bằng cảm xúc chân thật của người viết ra.

Trong khi những bài hát ca ngợi người anh hùng khác chẳng hạn như bài Nguyễn Viết Xuân mỗi khi hát lên là người ta cảm được cái tình cảm chân thật của người nhạc sĩ khi sáng tác ra nó.

Hay như bài “Tình Bác sáng đời ta” thì đố một ca sỹ nào mà hát những câu “Ôi thiêng liêng tiếng Bác nghe như lời sông núi trong tranh đấu ……….,.” mà không xúc động rưng rưng nước mắt, thậm chí đôi khi có thể không hát tiếp được nữa!!!

Vì sao?!
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,160
Động cơ
316,238 Mã lực
Thôi quay lại câu chuyện ông 8 Hà. Ông này e đọc cũng lâu rồi, có các diễn đàn trên mạng của các cựu quân nhân VNCH và các trang mạng khác cũng đã đề cập…

Sở dĩ ông này đầu hàng vì đã bị CIA nó nhắm từ lâu. Ông này là cán bộ không tập kết ra Bắc mà ở lại hoạt động rồi sau đó “nhảy núi” lên cứ. Vợ con thì vẫn còn ở vùng tạm chiếm. Bởi vậy CIA nó biết và đã nhắm sẵn…

Ở trong Bộ chỉ huy Công trường 5 QGP khi đó có điệp viên CIA. Vì vậy năm 68 Công trường 5 đang hành quân ở đâu nó biết hết, sư đoàn bị thiệt hại nặng nề, bị bom bị pháo ven Sài Gòn, riêng ông 8 Hà đang đi thị sát thì bị chỉ điểm, trực thăng nó chụp xuống bắt sống…

Sau khi ông này đầu hàng, CIA nó trưng ra cho xem cái hình ảnh, tài liệu, các ảnh chụp lén các cuộc họp của Bộ chỉ huy sư đoàn 5. Ông 8 Hà phải thốt lên là: “thế là các ông đã ngồi họp chung với tôi từ hồi đó rồi”. Sau đó CIA tuyển mộ ông 8 Hà vào làm việc trực tiếp cho họ, đưa vợ con ở quê lên Sài Gòn, che giấu danh tính..

Đến năm 75 thì CIA di tản, không quên đem theo cả gia quyến ông 8 Hà sang Mỹ. Ông này sang Mỹ được vài tháng thì ung thư chết vì lý do nhiễm chất độc da cam bởi những năm tháng còn ở cứ QGP. Con trai ông này sau đó sinh sống ở California, lâu lâu vẫn tham dự các lễ kỷ niệm của lực lượng Chiêu hồi, hồi chánh…

Ta cứ cho là các thông tin bác đưa ra là đúng thì đó chỉ là căn nguyên hay yếu tố ngoại vi.

Còn căn nguyên hay yếu tố nội tại thì trong bản khai lý do quy hàng 8 Hà có nói rằng ông thấy bất mãn do không được đối xử công bằng so với những đồng chí đồng đội thuộc thành phần lao động.
nếu nghiên cứu lại lý lịch của 8 Hà thì thuộc thành phần tiểu tư sản.
Sự bất mãn ngầm cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy 8 Hà quyết định “phản thùng“.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,658
Động cơ
757,612 Mã lực
Cục tâm lý chiến của VNCH hồi đó cũng sáng tác ra nhiều tác phẩm anh hùng đậm chất sô vanh khích lệ tinh thần nhưng ai nghe đâu: “cờ bay, cờ bay” gì đó chả hạn…

Người ta lại cứ thích nghe nhạc “xe đò, binh nhì” bolero vì nó gần gũi mộc mạc, giàu cảm xúc. Ác cái là dòng nhạc này thì nó lại thê lương. Ai ra trận mà lại suốt ngày nhớ cô em gái thành đô, chỉ còn tay súng nhỏ, anh yên giấc ngủ tôi nằm nghe súng nổ, súng trên vai bước lê qua hè phố, gieo vào đầu anh lính cái tâm tư nặng trĩu, cái tư tưởng rệu rã… thì còn chiến đấu cái gì (PTM tâm lý chiến ngược phía VNCH chính là ở chỗ đó, vì sao lại để ổng nằm vùng)…

Chứ như Quân giải phóng: “đá mòn mà đôi dép không mòn”, “mùa xuân về trên chiến khu”, “cây sắn tiến công”, nghe là thấy rạo rực khích lệ tinh thần…
Có nhiều bài hát cũng hào hùng, nhưng sau gần 50 năm bị cấm phát hành nên mai một đi, làm cho thế hệ ngày nay có cảm giác âm nhạc dưới chế độ VNCH chỉ có bolero. Ví dụ:
"Suy tôn Ngô Tổng thống" (nhạc Ngọc Bích, lời Thanh Nam) được coi như Quốc Ca 2 (sau bài Quốc ca chính thức Tiếng gọi Thanh niên).
Hành khúc người trở lại, Tình trăng bến thảo, Tâm khúc người về (sáng tác Hùng Cường).
Chào mừng Việt Nam (sáng tác Phạm Duy).
Cờ bay trên Quảng Trị thân yêu (lời Tô Kiều Ngân, nhạc Trương Hoàng Xuân).
Các lực lượng chế độ VNCH đều có bài hát riêng, theo giai điệu hào hùng.
V.v...
Nhạc lính vnch có bài hành khúc sôi nổi mà hay phết là bài Có những người anh. Bài Thư/thương người chiến binh cũng hay, lãng mạn.
Hai bài này em vẫn hay nghe trên ytb.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Em không biết cụ thật hay đùa.
Về nhạc PTM cụ gg 1 trang lý giải về nhạc vàng nói về nhạc PTM sẽ thấy chả hiểu nhạc cụ ấy nghiêng về bên nào.
Tất nhiên khi chưa biết cụ ấy là VC nằm vùng thì tưởng là cổ vũ cho anh lính vnch nhưng khi rõ vai của cụ ấy thì góc nhìn xoay nhiều đấy ah.
Thế này giống luận đề sau 6h :))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,464
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Nhạc lính vnch có bài hành khúc sôi nổi mà hay phết là bài Có những người anh. Bài Thư/thương người chiến binh cũng hay, lãng mạn.
Hai bài này em vẫn hay nghe trên ytb.
Cháu không bình luận các bài hát sôi nổi dưới thời VNCH là hay/không hay. Cháu chỉ nói là: không thiếu các bài hát sôi nổi dưới thời VNCH, nhưng sau nhiều năm bị cấm lưu hành, làm cho hiện nay có cảm giác âm nhạc VNCH chỉ toàn ủy mị, sướt mướt.

Một bài hát muốn có cảm giác hay, cần có các yếu tố:
(1) Tài năng, cảm xúc của người sáng tác.
(2) Cảm xúc, đồng cảm của người nghe.
(3) Nghe nhiều quen tai.

Ví dụ với cháu, bolero cháu không thấy hay, bởi vì cháu không có cảm xúc, không có sự đồng cảm với bài hát. Môi trường cháu đang sống không hề có bolero. Cho dù tài năng, cảm xúc của những tác giả sáng tác, đều là những tên tuổi được công nhận ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top