Hay là cảm hứng chủ quan, trình diễn chuẩn mực nhưng cảm nhận người nghe cũng có thể cho là không hay, không hay vì không hợp với người ta. Nhưng nghe nhiều thì dần dần người ta có thể thấy thích nó và lúc đó lại cảm thấy hay. Nghe nhiều không phải là bị ép buộc như uống thuốc mà là do ngẫu nhiên, do tham dự sự kiện mà ở đó có nhạc đó..
Có lẽ từ "hay" và từ "nghe" của cụ có ý nghĩa khác với em và mợ Jo thì phải.
Thưa các bác!
Đúng ra em dừng cuộc tranh luận với bác
haipvg vì nó đã đi quá xa,
Mà nói chính xác hơn phải là giải thích cho bác ấy hiểu, nhưng vì thấy bác
haipvg nói chuyện tử tế, nghe lọt tai, nên em xin phép được nói tiếp như thế này,
và cũng xin lỗi trước nếu bác nào cảm thấy "rác mắt" nhé!
Khi nghe một giai điệu với người biết nghe, hay nói nôm na là biết thưởng thức (
cái này nằm trong nguyên tắc thứ ba mà em đã nói) thì khi
người nghe cảm thấy hay thì họ sẽ có hiệu ứng cộng hưởng tâm lý bởi vì âm thanh sẽ tác động tới não bộ của họ, đó là điều đương nhiên di sâu hơn các âm thanh này tác động vào tâm lý người ta, điều này thì khoa học đã chứng minh.
Một ví ví cho dễ hiểu và thực tế: như các bác nghe tất cả các tác phẩm (nhac hay hát) của Châu Mỹ La tinh mà nhanh nghe nó (tiết tấu) hay vừa các bác sẽ đều có cái cảm giác là chân, thậm chí cả thân mình của các bác muốn nhảy, hay "ngứa ngáy". Còn nếu ai ngồi yên tập trung ở một chỗ thì bắp đùi phần dưới đầu gối sẽ luôn có một cảm giác kích thích không thể yên một chỗ.
Lý do ư? Đơn giản là họ (các bài hát này) dùng tiết tấu đảo phách (Syncope) và chính cái note đảo phách nghe ngược với nhịp binh thường khiến cho bác không thể im lặng hay cảm thấy bình yên được. Trong khi nhac Bolero thì có tiết tấu chậm hay trung bình và cùng có đảo phách nhưng ít và không liên tục nhưng lại đều đều, khiến tim người nghe "rung động".
Đó là một trong nhưng lý do nhạc Bolero lam người ta (những ai có tình cảm tinh tế hay "sến") thích vì tim và hơi thở của họ khi nghe nó (Chỉ cần nghe giai điệu thôi, không cần nghe lời nhé!) đã được "mơn trớn rất nhẹ nhàng"! còn nếu có lời mà câu ca phù hợp với tâm trạng người nghe thì hiệu quả sẽ vô cùng, vì cả hai (tiếng nhạc và lời ca) cùng kích thích trí tưởng tượng cũng như cảm xúc của ho.
Âm thanh mình nghe luôn tác động vào não, và vào các "đạo huyệt" khác khiến cho người ta cảm giác dễ chịu bình yên, hay khó chịu, bực mình, hoặc hưng phấn, vui tươi,.....................
Em cũng xin nói thêm cho nốt câu chuyện một chút về sự chuẩn xác của âm thanh đã chính xác rồi nhưng vẫn có hiệu ứng khác nhau, ví dụ như cùng một cây đàn dương cầm (piano) lên dây chuẩn xác, nhưng lại có nhiều công thức lên dây (sự sắp xếp cấu trúc tần số các note (24 note đen trắng) khác nhau. Trên cùng một cây đàn nhưng công thức này khi lên đúng nghe hay và nó cực kỳ dễ chịu và nếu ta dùng một công thức khác cũng lên đúng tiếng đàn nghe vẫn hay nhưng không tạo cảm giác lôi cuốn hay kích thích hoặc bình yên như công thức kia, và lưu ý rằng các công thức này đều cùng một tần số La A chuẩn.
Do em không muốn làm loãng thớt nữa và đi quá xa, nên nếu bác hay ai quan tâm tới vấn đề (hiêu ứng âm thanh (illusion)) này, thì mời bác vào đây thớt này để xem minh họa và so sánh. các bác sẽ thấy cùng một tác phẩm, cùng một người biểu diễn, cùng một cây đàn nhưng trước và sau khi lên dây, các bác nghe và thấy cái hiệu ứng hoàn toàn khác nhau:
+ trước khi lên dây đàn (lúc này, dây cây piano không sai nhiều, chỉ lệch một chút) nhưng người nghe cảm thấy khi nghe, cuối câu luôn luôn có thiên hướng lên cao và âm thanh bị dính lại với nhau .+ và cũng cây đàn đó sau khi lên thì chuẩn xác từng note thì lúc nghe sẽ thấy rằng câu nhạc nào nào ra câu nhạc đó và mỗi cuối câu thì nghe hạ giong xuống chứ không lên giọng! Mặc dù trước, đó người đánh cũng đánh như vậy, nhưng hiệu ứng âm thanh hoàn toàn khác nhau.
Còm# 94 nhé!
Cảm ơn bác! Nếu phân loại như bác thì em xin được nhận mình ở loại thứ 3, tức là loại vừa không phải chuyên nghiệp và vừa không có nhiều tiền ạ! :) Và vì vậy nên em mới muốn chọn 1 cây YAMAHA U1. Nhờ bác tư vấn thêm là khi xem đàn, thì cần kiểm tra những bộ phận nào của đàn ạ (theo thứ tự từ...
www.otofun.net