em thấy bác mới là người đặt nặng định kiến khi viết đấy ạ, kiểu không được nghe đài địch ta hay địch dở, ta luôn đugs địch luôn sai , em tìm được tên ông này sau khi tim đọc một loạt truyện về trường sơn hồi xưa, điển hình như b trọc hay lạc rừ ng chẳng hạn , nhưng trong các cuốn truyện đó đều nói lên một thực tế là cực kì gian khổ , rồi còn nhắc tới những nghệ sĩ cực kì thành danh hồi đó nhưng bây giờ tác phẩm bị lãng quên vì đã qua thòi cuộc . Với lại cuốn đường đi ko đế mới chỉ là mở đầu thôi ,em đọc đến tận cuối seri cơ cụ ạ
Định kiến hay ý kiến gì thì khi nói ra, nó cũng bày tỏ rõ quan điểm, hay nói cao hơn (nâng tầm lên) là nhân sinh quan và thế giới quan của người cầm bút.
Chẳng ai cấm bác nghe đài địch, nhất là bây giờ. Đôi khi, thậm chí, có người còn phải nghe vì đó là trách nhiệm của họ nữa!
Vấn đề địch hay ta dở để làm gì???
Nếu mình (người nghe) có đủ kiến thức bản lãnh, để phân biệt đúng sai phải trái, cái nào là bản chất cái nào chỉ là hiện tượng, thì việc nghe đọc một thông tin trái chiều, sẽ không là gì cả. Nhưng nếu những người không kiên định lập trường mà nghe đài hay đọc tài liệu "trái chiều" thì hê lụy của nó như thế nào, không nói ra thì cũng biết.
Em chưa có một câu nào chê cuốn truyện trên là dở!
Thậm chí, em còn bảo là nó được giải thưởng. Nghĩa là nó là cuốn truyện hay trong (theo) quan điểm một số người, ít ra là người trao giải.
Em chỉ nói lên một phần trong câu chuyện đó, (ở giữa truyện chương 17, 18 gì đó) có một số đoạn tả cảnh ân ái, và thật sự nếu ai đọc
Hồng lâu mộng thì cảnh ấy hình ở trong đó, cũng chỉ đến vậy . Mà
Hồng mà hồng lâu mộng thì theo quan điểm xưa, (em cùng nói rõ trong "còm"#218 ) được xếp vào loại dâm thư. thì có gì là sai?
FYI, ngay cả bản gốc của truyện Kiều (Kim Vân Kiều Truyện) do Thanh Tâm Tài Nhân chấp bút, trước đây cũng bị các cụ coi và xếp vào loại dâm thư! Chính nhờ cái ngòi bút tài hoa trác tuyệt của Nguyễn Du mà nó đã trở nên một thiên văn tuyệt phẩm cả văn học lẫn tính nhân nhân văn.
Ừ, thì cho rằng cuốn truyện bác giới thiệu là một cuốn truyện hay, kể lại những đoạn vất vả khi vượt Trường Sơn, ..........., nhưng xin hỏi cái hay đó để làm gì? Nó có giúp ích gì cho cuộc đấu tranh kháng chiến cứu nước vừa qua hay không? Hay với những đoạn văn tả cảnh khốn khổ đó cũng như một số đoạn mô tả những tiêu cực hạn chế trong quân ngũ có thể làm phát sinh những ý nghĩ tiêu cực cũng như không có lợi gì cho cuộc kháng chiến vừa qua.
Vậy thử hỏi cái hay đó để làm gì???
Trong thực tế cuốn truyện này đã được bộ máy thông tin tuyên truyền của chế độ cũ cho đọc ra rả trên một chương trình phát thanh mang tên
Đài Mẹ Việt Nam để tác động tâm lý cũng như tuyên truyền tâm lý hầu phục vụ cho họ, thì cái hay đó có ích gì không hả bác?
Trong thời đánh Mỹ đã từng có câu nói nổi tiếng: "
Vót một cây chông diệt giặc Mỹ, hơn ngàn trang giấy luận văn chương!"
Câu chuyện có lẽ "hay lại cuốn" này với bác, nhưng thử hỏi nó đã giúp ích gì cho cuộc kháng chiến đấu tranh dành độc lập tự do của dân tộc?
In closing, Ngày nay cuộc sống đã phát triển và cởi mở hơn, với em, có những chuyện những sách ta không phải mất thời giờ với nó, vì chưa đọc mà nó ta đã đoán trước được nội dung của nó có.
Với những tình tiết hấp dẫn trong cách nhìn của bác, thì bác cứ thích nhé!
Cũng phải nói rõ là cuốn truyện trên, em đã đọc cách đây
trên năm mươi năm, trước cả bác và nhiều người đấy và
1970 không phải là năm sinh của em nhé!!!