- Biển số
- OF-29355
- Ngày cấp bằng
- 17/2/09
- Số km
- 32,227
- Động cơ
- 4,048,064 Mã lực
Sau khi tiếc, mợ có rán chục cái bánh chưng cho cắt đôi nỗi tiếc khôngCụ chuẩn ợ. Em ko quên đc vì em cưới đầu tháng 1/95 nên cứ tiếc vì ko đc đốt pháo nữa.
Sau khi tiếc, mợ có rán chục cái bánh chưng cho cắt đôi nỗi tiếc khôngCụ chuẩn ợ. Em ko quên đc vì em cưới đầu tháng 1/95 nên cứ tiếc vì ko đc đốt pháo nữa.
Em phỏng vấn riêng cụ Chã một chút - Hổ dễ thương cụ nhởTết Giáp Dần 1974: ấn tượng về những bức tranh con hổ
Một năm đằng đẵng tiếp theo ở nơi sơ tán, dù đã ký hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh nhưng chỉ một bộ phận cán bộ ở những ngành quan trọng được trở về thị xã Hải Dương, còn đa số cán bộ, nhân dân vẫn ở lại nơi sơ tán phòng kẻ địch trở mặt cho máy bay ném bom miền Bắc.
Nhà em cũng vậy, bố em là phát thanh viên của Đài Truyền thanh tỉnh nên thuộc lứa đầu tiên về thị xã, mẹ em là giáo viên phải ở lại dạy nốt học kỳ I rồi mới bàn giao lớp cho giáo viên khác.
Kẻ ở người đi nên ai cũng mong ngóng lệnh trên cho dời khỏi nơi sơ tán, sự sốt ruột của người lớn lan sang cả trẻ con, khắp làng đi đâu người ta cũng bàn tán về việc trở về thị xã của những người sơ tán. Chỉ cần một người từ thị xã trở về là người ta sẽ xúm vào hỏi thăm và câu đầu tiên là: bao giờ có lệnh cho về!
Ngày nọ trời rét căm căm, bố em đạp xe từ thị xã về nơi sơ tán, tối đó bố mẹ em nói chuyện rất lâu với vợ chồng bác chủ nhà.
Sáng sớm hôm sau, bố chở mẹ và đứa em gái em cùng lỉnh kỉnh đồ đạc trên cái xe Thống Nhất nam về thị xã Hải Dương trước. Chiều bố quay lại đón em và ông anh trai về nhà trên con phố Tuy Hoà, thị xã Hải Dương.
Ngôi nhà cũ của gia đình em được bố mẹ trang hoàng lộng lẫy với mâm ngũ quả trên bàn thờ, 2 dây hoa giấy chăng chéo nhau trên cao và những bức tranh con Hổ dữ tợn, nhiều màu sắc dán trên tường. Đây là sự cố gắng của bố em trang trí nhà cửa để đưa vợ con về đón Tết sau mấy năm sơ tán.
Gần giao thừa, bọn em được diện áo mới và anh trai em còn được bố cho đốt hẳn 1 quả pháo tôm
Anh ấy cẩn thật đặt quả pháo đứng lên, một tay bịt tai, tay kia cầm cuối nén hương, châm mãi không được vì tay run, đầu hương cháy cứ rung bần bật nên không châm trúng ngòi pháo.
Bố em phải xé đầu ngòi pháo, xoè ra để nó dễ bén nhưng cháy chậm, sau đó cầm tay ông con trưởng đang vừa háo hức vừa sợ châm ngòi và quả pháo nổ ĐOÀNG
Anh trai em sướng quá nhảy tưng tưng
Đêm giao thừa này cũng là năm đầu tiên em được chứng kiến những tràng pháo nổ dài và mùi thuốc pháo thơm thơm đi vào tâm khảm
Ngày mùng 1 Tết, ngủ dậy em được rửa mặt bằng nước lá mùi già "thơm như nước hoa", rồi được diện áo mới và lần đầu tiên được giữ tiền mừng tuổi, những tờ tiền Mới cứng cạo râu - như lời bố em nói.
Đây là 2 trong số những bức tranh hổ mà em còn nhớ được.
Sau này mỗi khi ở nhà một mình, em thường ngắm, sờ vào những con Hổ và trò chuyện với chúng, và rồi như một định mệnh, 21 năm sau, em cưới một cô Giáp Dần làm vợ
Lại nhầm rồiChính xác đốt pháo Tết 1993 là chót Cụ ợ
Nhớ cái mùi khói pháo, nhớ ngõ nhỏ ngập xác pháo hồng lâm thâm mưa xuân sáng Mùng 1 Tết
Chưa đến tết nên chưa có bánh chưng ạ. Hồi đó ko sẵn như bây giờ.Sau khi tiếc, mợ có rán chục cái bánh chưng cho cắt đôi nỗi tiếc không
Em biết làm pháo từ năm 1980 và thường thì Tết năm nào cũng làmNhạc phụ em sản xuất pháo vì là làng nghề cụ ạ, năm cấm phảo ông vẫn còn mấy tạ chưa bán được ông tiếc của mà ko làm gì được
Bộ ghế này nhà mình vẫn sài.muốn mua bộ khác ông già quyết không chịuTết nguyên đán đang rập rình ngoài ngõ rồi. Lũ trẻ con ngày xưa là mong tết lắm. Được nghỉ học này, được may quần áo mới, được đi chơi tết, được đốt pháo, được mừng tuổi này, được ăn ngon nữa chứ. Em còn nhớ tầm này là chuẩn bị đạp xe vào Bình Đà mua thuốc pháo về cuốn dần. Sách vở là xé sạch cho cối với đùng. Giờ chuyển vào ở Hội An rồi, nhưng em vẫn nhớ tết Hà Nội thời bao cấp thế không biết. Nay chủ nhật, rỗi rãi, em lôi đồ ra kê kích cho bõ nhớ. Mời CCCM cùng bình luận, góp ý và chia sẻ những câu chuyện tết thời bao cấp xưa nhé và vào ăn tết Hội An cùng em thì càng quý ợ.
Nước mắm loại 3 bán cho nhân dân thì có món ý để thêm dinh dưỡngBé em thích tấm Ấn Độ ăn với rau muống luộc chấm nước mắm.
Mà cái thời bao cấp sểnh ra là nước mắm có zòi
Đúng là vậy! Nem mới rán xong, giòn & xốp ăn mới ngon, chứ đem vắt như vắt đồ mới giặt xong thì ngon lành gì nữa hở mợ?Thế thì ăn hổng ngon ...em thật ợ
Uầy, đúng ợLại nhầm rồi
Tết gần nhất được đốt pháo là Giáp Tuất 1994
Vồ sao đượcSố cụ anh bị hổ vồ
Gặp người nuôi dạy cao tay thì Dần cũng ngoan như MãoEm phỏng vấn riêng cụ Chã một chút - Hổ dễ thương cụ nhở
Em ko ợ, em là thỏVồ sao được
Hổ dữ dằn với bọn 4 chân: lợn, trâu, ngựa, dê, chó,... chứ gặp gà cứ giở giọng gầm lên là gà bay lên cây rồi
Gặp người nuôi dạy cao tay thì Dần cũng ngoan như Mão
Mợ có là Mão trước sói nhà không
Thỏ TQ ợEm ko ợ, em là thỏ
Em thuần V cụ ợ.Thỏ TQ ợ
Em thì cho rằng Nhà nước cho đốt pháo do cơ sở Quốc phòng sản xuấtEm nhớ pháo.
Hay Nhà nước có khi mở cửa chút, cho mỗi cụm dân cư tổ chức đốt pháo có kiểm soát. Vừa vui vừa hạn chế được tai nạn đáng tiếc.
Trong bánh pháo tép thường có 3 màu: đỏ, xanh và vàngCấm đốt pháo năm 94 cụ ạ, em nhớ cuối năm 93 em đi làm, ông sếp em khai trương cái sàn nhảy ở khách sạn Phương Nam 199 đường Giải phóng, đốt 1 băng dài từ tầng 3 xuống dưới đât.
Em nhớ hồi bé mua được băng pháo tép xanh đỏ, gỡ ra cho vào túi, tay cầm que hương đốt, phê không tả được.
Em toàn vào Bình đà mua thuốc pháo về quấn, toàn bộ giá sách tài liệu Lịch sử Đ... và các loại khác của ông già em, em cho tan theo xác pháo hết, em làm si bằng gạch non và nhựa thông, pháo còn quấn giấy hồng, băng tết ngòi pháo kèm theo lạt vì quá nặng, khoảng 10 cm chèn quá pháo đùng, cuối băng chốt hạ quả cối. Vất vả thế đốt tý hết băng, nhưng thực sự cảm giác hồi đó , các cháu bây giờ không bao giờ có được.Trong bánh pháo tép thường có 3 màu: đỏ, xanh và vàng
Khi em hơn 20 tuổi vẫn thích dỡ pháo tép đốt dù vẫn quấn những quả pháo bằng cổ tay trở lên