Chả phải sang hay ko sang, đấy là tiến lên với mặt bằng thông tin chung, thay vì thông qua tàu. Cái vụ này là những biểu hiện ra ngoài của tảng băng lớn hơn là việc chúng ta vẫn còn rất nô lệ vào việc phiên âm từ tiếng Trung, đặc biệt là trong tên người, tên địa danh (danh từ riêng nói chung).
Nếu ai có cả tiếng Trung (basic thôi) và tiếng Anh sẽ cảm nhận được ngay những từ dùng từ Việt gây bất lợi trong tìm hiểu thông tin như thế nào. Tiếng Việt dùng bảng chữ cái alphabet để tạo nên vỏ ngữ âm, và không khớp với phiên âm pinyin. Phát âm Hán Việt cũng chỉ là nhái nhái, còn kém hơn cả TQ dùng tiếng của họ để nhái lại âm gốc.
VD học tiếng Trung sẽ hiểu tại sao England lại là nước Anh. Bởi England phát âm là /'iŋ-glənd/ . Người TQ tìm 1 từ nào đó có vỏ ngữ âm gần giống cho ngôn ngữ của họ, từ England =
yīng gé lán 英格蘭 >> "Anh Cách Lan", và English = y
īng jí lì 英吉利 >> "Anh Cát Lợi". Trong đời sống hàng ngày, từ được dùng phổ biến là yīngguó (đọc là "inh quớ") = Anh Quốc (英国).
Tức là cái vỏ ngữ âm của tiếng TQ còn tốt hơn của VN vì còn giữ được âm "ing" trong England. Tại sao sang tiếng Việt lại là Anh? Vì chữ yin (英) đó là như ying trong yingxiong (anh hùng). Tóm lại chúng từ England /'iŋ-glənd/ ta có chữ "Anh", một sự nô lệ vào tiếng TQ vì phải phiên 2 lần.
Tương tự với Italia hay Italy, trước kia VN có kiểu gọi tên các địa danh theo âm Hán: Ý Đại Lợi, Mạc Tư Khoa, etc... tại sao lại là Ý Đại Lợi? Tiếng Hán giữ lại gần như hoàn hảo âm gốc, họ viết là 意大利, yìdàlì đọc là "I ta lỉ", gồm các chữ "ý", "đại (to, lớn)", "lợi" nên tiếng Việt viết là Ý Đại Lợi
Thật may mắn, dân Việt giờ đại đa số quen và thích hơn với cách viết gốc Marilyn Monroe, nếu cứ giữ tư duy nô lệ về ngữ âm, chúng ta sẽ biết cô đào này với tên gì: Mã-Lệ-Liên Mộng-Lộ, còn Bill Clinton sẽ là Bỉ-Nhĩ Khắc-Lâm-Đốn (nếu như thế chắc e điếu dám đọc cái gì bằng tV nữa).
Những VD nổi tiếng hơn: Nã Phá Luân (Napoleon), Hoa Thịnh Đốn (Washington).
Với danh từ chung, là khái niệm, là những thứ đã ăn sâu bám rễ vào tiếng Việt, dùng tiếng Hán tiếp là điều bình thường (và cần thiết) vì chúng ta không có đủ từ nguyên để thay thế. Chuyện này cũng là bình thường với các thứ tiếng châu Âu, rất nhiều từ của các thứ tiếng khác nhau sẽ có chung gốc latin. Nếu biết vài ngôn ngữ châu Âu và đi sâu vào đối chiếu từ nguyên, sẽ thấy được rất nhiều điều thú vị.
Những khái niệm mới hơn, tiếng Việt mạnh dạn dùng cách viết khác, trực tiếp hơn, tây hơn. TV = ti vi, mobile/portable = di động. Tại sao phải là
điện thị (TV) hay
shouji (di động = "máy tay"?)
Danh từ chung còn vậy, nói chung
danh từ riêng càng dứt khoát không nên có sự lệ thuộc, phiên 1 lần nữa qua tiếng Hán. Giờ chúng ta đã gọi là Mátxcơ va, không phải Mạc tư khoa, Barsil/Brazil, không phải Ba Tây, Hungary chứ không phải Hung Gia Lợi, Philippines chứ ko phải Phi Luật Tân, Singapore chứ ko phải Tân Gia Ba!
Vì thế khi tìm hiểu về lão chủ tịch TQ, em thích được biết lão ý với tên Xi Jinping hơn (dù phiên ra âm Hán Việt ra bên cạnh cũng tốt). VN không nhất thiết phải tự làm khó mình bằng cách phiên cụ thể ra "Tập Cận Bình" để rồi không biết Xin Jinping hay Hu Jiandao (Hồ Cẩm Đào) là lão nào (hoặc phải đi tra). "Tập Cận Bình" cũng không phải là tên, không phải cách phát âm cái tên đó bằng tiếng bản địa.
Nếu đã hoàn toàn quen thuộc với Washington thay vì Hoa Thịnh Đốn thì không có cớ gì địa danh, nhân vật của TQ lại PHẢI CÓ CHỖ ĐỨNG ĐẶC BIỆT bằng cách có tên Hán phiên âm cả trong cách dùng tiếng Việt hàng ngày cả.