1. Đậm đậm: Tại các trường ĐH công lập đều có mức trần thu học phí, mức trần tiền dạy vượt giờ do Bộ GD quy định, chứ ko có chuyện "được trả cao hơn quy định của nhà nước" nhé.
2.. Nào thì doanh nghiệp có thu nào:
Hiện cả hai vợ chồng anh Nguyễn Văn Tuyền đều đang là công nhân da giày tại
Cụm công nghiệp Trực Ninh- Nam Định. Mức lương được công ty chi trả bằng đúng mức lương tối thiểu, cộng thêm các khoản phụ cấp khác,
tổng thu nhập được khoảng gần 4 triệu đồng/người.
“
Nếu không có làm thêm, lương hai vợ chồng khoảng gần 8 triệu đồng (bao gồm lương và các khoản phụ cấp) thì không đủ sống. Tính bình quân cả làm thêm hai vợ chồng thu nhập khoảng 9 triệu đồng/tháng. Hiện tại chúng em thuê nhà trọ, chi phí hàng tháng 2 vợ chồng và 2 con thực sự là phải siêu tiết kiệm, chắt chiu. Chi phí sinh hoạt bao gồm tiền ăn, tiền xăng xe, tiền mua đồ dùng cần thiết và hàng tá loại chi phí không tên khác, nếu mình không chú ý và “kỹ tính” thì dễ bị thâm hụt “ngân sách” hàng tháng của gia đình”, anh Tuyền chia sẻ.
Làm công nhân may ở
KCN Quang Minh (Hà Nội), nơi có mức lương tối thiểu vùng cao nhất nhưng
tổng thu nhập hàng tháng của chị Phan Thị Hiên cũng chỉ đạt 5,5 triệu đồng/tháng. “
Hiện nay, vật giá tăng rất nhanh, xăng tăng, điện tăng nhưng lương lại tăng chậm. Với mức lương 5,5 triệu đồng/tháng, lo cho bản thân đã khó nói gì nuôi con hay phụ giúp gia đình. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều anh chị khác phải cật lực tăng ca mới đủ sống. Những người làm ở các doanh nghiệp ít đơn hàng, ít tăng ca, phải đi làm thêm như chạy xe ôm công nghệ, phụ bán quán ăn, lãnh hàng về nhà may gia công, bán hàng chợ đêm... Chúng tôi phải cố gắng làm mọi cách để sống, nên thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ngày càng ít đi. Đời sống vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần rất nghèo nàn”, chị Hiên tâm sự.
Do đó, mỗi lần Hội đồng tiền lương Quốc gia họp bàn tăng lương tối thiểu vùng mọi thông tin được những lao động như chị Hiên theo dõi rất kỹ. “
Vì thế, tôi và rất nhiều anh chị em công nhân mong mỏi Hội đồng Tiền lương quốc gia xem xét, điều chỉnh mức nâng lương tối thiểu phù hợp để công nhân chúng tôi sống được bằng lương”, chị Hiên nói.
Trong khi đa số công nhân, người lao động cuộc sống đang đối mặt với không ít khó khăn do đồng lương eo hẹp thì tại các kỳ họp bàn tăng lương tối thiểu vùng năm nào cũng vậy, đại diện cho chủ sử dụng lao động luôn kỳ kèo “bớt một thêm hai”.
cand.com.vn