[CCCĐ] Huyền ảo Tả Yàng Phình

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Kính các cụ! Em xin phép UP ít ảnh để nhớ lại chuyến đi cũng đã hơi lâu rồi. Ảnh ọt chỉ là minh họa, lời văn lắm lúc rườm rà. Có gì không phải, mong các cụ bỏ quá cho.

Theo tiếng gọi của đại ngàn, đến hẹn, đám sơn tràng lại lỉnh kỉnh đồ lề đi lên vùng rừng thiêng nước độc. Núi cao Tây Bắc luôn huyền bí, quyền uy và mê hoặc đám thợ rừng, đặc biệt là những vùng đất hoang sơ, còn vắng dấu chân người. Tả Yàng Phình, điểm đến năm nay, vẫn còn xa lạ ngay cả với dân xê dịch khám phá.
Một vài bác chưa lên đỉnh mà đã chém gió cay cả mũi. Lại trùng với kế hoạch đã định, nên đám sơn tràng càng hăng hái hành-thể-du (du lịch thể thao hành xác) một chuyến. Tuy vẫn luôn tụng niệm và ghi nhớ điều răn thứ Năm của ông Cụ, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai nấy đều nung nấu quyết tâm, chuyến này thành công thì bọn mình chém còn kinh hơn!
Trong các sách địa lý cũ, Tả Yàng Phình được coi là ngọn núi cao thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3096m, chỉ xếp sau Phan Xi Păng. Nhưng gần đây, các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học hình như phó mặc việc trắc đạc và viết lách cho dân du lịch thiếu chuyên môn. Vì thế, tên núi và độ cao không thống nhất nên anh em rất lấy làm tâm tư. Cái tên Tả Yàng Phình ngày nay gần như rơi vào quên lãng, mọi người quen với tên gọi Ngũ Chỉ Sơn do dân xê dịch đặt cho hơn. Em thì lại hơi dị ứng với cách đặt tên mang âm hưởng Tàu mà bỏ mất âm sắc bản địa, nhất là một khi tinh thần Sát Thát của nhân dân anh hùng đang lên cao như lúc này. Vì thế, sau khi trao đổi, nhóm em thống nhất trả lại tên cho em nó, Tả Yàng Phình.



Những ngày quang mây, Tả Yàng Phình sừng sững hiện lên với năm ngọn núi "mũi kim" chọc thẳng lên bầu trời.
Có lẽ vì giống hình năm ngón tay nên được dân du lịch gọi là Ngũ Chỉ Sơn, lâu dần thành tên.



Ngày N. giờ G., em phải lội ba quãng đường từ SG ra nhập bọn với mấy gương mặt cũ mèm ở ngoải, tạo thành “năm anh em như năm ngón tay trên một bàn tay”, gặp nhau tại Bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe đêm lên Tam Đường, Lai Châu, đến với ngọn núi có hình năm ngón tay nơi miền biên viễn.
Bọn em vốn tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo tài tình sáng suốt, không lúc nào xa rời ngọn cờ, bởi vậy phải tôn bác ĐV duy nhất lên làm Thủ lĩnh cho chuyến đi. Bốn anh em còn lại tình nguyện làm cừu và lừa để Thủ lĩnh dẫn dắt. Rút kinh nghiệm lần trước ăn đói mặc rét trên núi, lần này đám sơn tràng tự phân công chuẩn bị đồ đoàn không thể kỹ càng hơn. Quân tư trang, nhu yếu phẩm, dụng cụ dùng chung…, ngót nghét trăm ký. Có lẽ chỉ thiếu mỗi câu đối đỏ nữa là anh em đưa trọn cái Tết lên núi cùng với những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, rượu, bánh kẹo.



Dù đã chọn chuyến xe muộn nhất, nhưng, cũng như những lần trước, chưa đầy 4 giờ sáng, nhà xe đã thả năm anh em xuống một nơi đèo heo hút gió. Lúc lên xe, chú tài xế gật đầu, em biết địa điểm rồi, các bác cứ yên tâm gối cao đầu mà ngủ. Nhưng đổ hết đèo Ô Quy Hồ đã lâu mà vẫn không nhận ra địa chỉ ước hẹn nên xe vẫn cứ mải mốt chạy. Chú lái trầm ngâm, hình như chạy quá chỗ mất rồi, nhưng không lẽ để các bác xuống nơi giữa bốn bề rừng núi hoang vu thế này. Em ngó ra ngoài cửa kính. Một bên vách núi, một bên bờ suối, cùng với những lau lách um tùm, vun vút lướt qua. Chạy thêm chừng năm cây số nữa thấy le lói ánh đèn, xe dừng lại. Bị phá mất giấc ngủ đêm, mấy con chó của mấy nhà ven đường bâu lại sủa nhặng lên. Phải 30 phút sau, hai con chiến mã hai của anh em A Sính, A Mịch – những người dẫn đường vĩ đại - mới xé màn đêm lao đến.. Giống như xe của mọi trai bản, chiếc Win Tàu của A Sính không cần dùng tới những thứ đèn, còi xa xỉ. Tiếng lọc cọc của các bộ phận vang lên như nhạc ngựa thay tiếng còi xe, ánh đèn pin le lói trên đầu như đèn thợ săn thay cho đèn xe máy. Cả nhóm ưu tiên chú Alex nặng nề và em, tuổi cao sức yếu lên trước. Dọc đường, ngồi sau xe A Mịch, em chỉ sợ qua màn sương dày ô tô không thấy ánh đèn thợ săn mà phi thẳng vào thì mất chuyến lên rừng. May là xe A Mịch vẫn còn sót lại chút ánh sáng văn minh leo lét nên lao vun vút, vượt cả xe A Sính chở chú Alex, bởi cứ mỗi lần có xe ngược chiều, A Sính lại phải loay hoay nép vào lề để tránh, xe qua mới loạng choạng phóng đi.




Tới nhà rồi, A Mịch bảo. Trời vẫn còn tối sẫm. Một vài chú vịt xiêm (ngan) dậy sớm, lạch bạch bước đến bể nước ở góc sân. Trong nhà lố nhố người lớn trẻ em. Em hỏi sao đông người thế. A Mịch bảo, em đưa cả vợ con qua đây chơi mấy ngày, cho bác cháu chị em chúng nó ở với nhau cho vui khi chúng em đi núi. Vợ con em ngủ kia. Còn người cúi lom khom ắt là vợ A Sính, em làm phép loại trừ.



Cô vợ A Mịch nghe tiếng chồng bèn nhỏm dậy, chào khách bằng một tràng tiếng Mông. Thằng cu con vẫn còn ngủ, thấy mẹ dậy cũng lồm cồm dậy theo.





Hai cô vợ cùng mấy đứa nhỏ lục tục xuống bếp nổi lửa lo bữa sáng. Ngọn lửa bập bùng xua đi cái lạnh. Bọn trẻ ngồi hơ tay bên bếp, lặng yên nhìn mẹ làm việc. Chẳng mấy khi tiếp xúc với người lạ, nên vừa thấy em nâng máy ảnh lên là chúng vội vàng núp sau lưng mẹ, thỉnh thoảng mới hé mắt nhìn ra.


 

LaSE

Xe tải
Biển số
OF-375983
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
235
Động cơ
249,030 Mã lực
Em chiếm chỗ tốt ngồi hóng chuyên đi
 

vietanhvba

Xe tải
Biển số
OF-555379
Ngày cấp bằng
25/2/18
Số km
224
Động cơ
154,882 Mã lực
Câu chuyện bắt đầu rất thú vị, e hóng
 

Gentra hn

Xe buýt
Biển số
OF-208653
Ngày cấp bằng
3/9/13
Số km
716
Động cơ
322,290 Mã lực
Hay quá.. E vào nghe tiếp cụ kể
 

matizdo

Xe tăng
Biển số
OF-54684
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
1,928
Động cơ
465,551 Mã lực
Hay quá, mời cụ chén rượu cho ấm lòng
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,813
Động cơ
550,809 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Cụ chủ mở màn đã thú vị rồi. Em xin căn hóng chuyện cụ chủ. Mời cụ
 

DuongThoAn

Xe buýt
Biển số
OF-37392
Ngày cấp bằng
6/6/09
Số km
576
Động cơ
476,068 Mã lực
Cụ chơi OF lâu thế mà giờ mới pót bài!
Cụ viết chất quá, mời cụ viết tiếp đi ạ!
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Sau khi thả hai anh em cùng đồ đoàn xuống nhà, anh em A Sính quay xe đi đón ba anh em còn lại. Chú T & chú TA, có Thủ lĩnh chỉ huy, soi đèn lếch thếch bước đi trong đêm tối một cách hùng dũng. Đi được khoảng hơn 1km thì bắt gặp hai chàng hướng đạo. Tất cả kéo nhau về, nạp năng lượng để chuẩn bị cho một ngày vất vả.A Sính, có cái họ hơi lạ, lần đầu mới nghe, Khứ A Sính. Em phải hỏi đi hỏi lại mấy lần cho chắc, kẻo lại tự ý đổi họ chú ý sang họ khác. Mới 26 tuổi, nhưng đã có nhà cửa, vợ con tươm tất. Vách nhà được ghép bằng ván. Giường tủ, bàn ghế sạch sẽ. Mấy bì thóc to xếp đầy một góc nhà.
Có lẽ do phong tục người Mông, phụ nữ và trẻ con không chung mâm với khách. Cô vợ A Sính xới mấy bát cơm, gắp thức ăn rồi đem xuống bếp cho bà chị dâu và mấy đứa nhỏ. Cả đoàn quyết nghị phóng tay bữa đầu để bồi dưỡng sức dân. Thủ lĩnh cấp cả trứng, chả, lẫn bắp cải xào cho bữa sáng thêm phần hoành tráng.




Ăn xong thì trời cũng vừa hửng sáng, anh em A Sính làm 2 chuyến xe chở 2 cái lù-cở đầy đồ vào điểm tập kết cách nhà khoảng 3 km rồi sẽ quay về đón anh em sau. Lúc đầu tưởng rằng leo xong sẽ xuống núi trở lại đây nên anh em định gửi lại một số đồ dùng không cần thiết, nhưng khi biết điểm hạ sơn cách những 30 cây số, ở bên kia đỉnh núi thì ai nấy đều ngậm ngùi cho nốt vào túi, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Từ góc sân nhà A Sính nhìn ra khoảng trời trước mặt.



Hàng xóm A Sính lúc này mới ngủ dậy, vợ chồng ra hiên đánh răng. Nhờ ánh sáng của Đảng có khác, văn minh đô thị đã lan đến tận phum sóc bản mường.



Chụp kiểu ảnh cùng với vợ con các gia chủ



Sau khi hoàn thành các thủ tục, Thủ lĩnh dẫn đoàn quân lên đường



Tiễn đoàn chỉ có mẹ con đàn lợn, mà tính đến hôm nay có lẽ đã cùng bọn em âm dương chia lìa đôi ngả. Tiếc là lợn mẹ bị buộc vào cột nên không đưa tiễn ra tận bìa rừng.



"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
Chú chó "bốn mắt" cứ hết chạy từ sân ra cổng sủa theo đoàn như muốn gửi lời chào vĩnh quyết.




Mấy anh em sắp ra tới đường lớn thì thấy A Sính quay xe về đón. A Mịch chắc được phân công ở lại canh đồ. Thủ lĩnh và chú Alex lên trước, ba anh em thủng thẳng đi sau. Mải ngắm cảnh vật nên quyên mất không để ý xe rẽ hướng nào. Nhìn quanh quất không thấy đâu. Chú T. bảo, em thấy rẽ bên phải. Em phân vân mất một lúc mới định được hướng đi về phía Ô Quy Hồ rồi mới tự tin bảo anh em cất bước.



Vừa ra đường lớn được mấy bước, đã thấy ngay trước mặt là cây cầu cùng tên với bản, cầu Chu Va, với đày đủ lý trình, trọng tải, độ dài.... Ba anh em bảo nhau, sao A Sính không dặn bọn mình đến cầu Chu Va thì xuống, có phải tiện hơn không? Lái xe thường để ý đến cầu phà hoặc cột cây số chứ mấy ai để ý đến bể nuôi cá hồi của dân bản bên đường. Thảo nào mà mấy chú tài xế khuyến mại cho đoàn thêm 5-7 cây số mà vẫn không thấy "bể nuôi cá hồi cô Tròn" như lời chỉ dẫn của A Sính đâu cả.
Còn sớm, ít người xe qua lại, chú T & chú TA đứng luôn giữa đường làm kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ.



Một ngôi nhà nằm sát ven đường. Trước sân, người Mông thường trồng một vài cây đào, hoặc mận. Cứ đến độ tết đến xuân về lại trổ hoa. Dường như hương vị ngày xuân vẫn còn vương vấn nơi đây. Một con chó mực nằm sưởi nắng trên tảng đá cao ngang nóc nhà nằm cạnh hàng rào, thấy anh em nghiêng ngó, cất tiếng sủa ông ổng.



Còn chú trâu đang tuổi dậy thì (!?!) thong dong gặm cỏ với bạn tình, nghếch miệng cười hềnh hệch như muốn hỏi: lũ Lừa ưa nặng kia, ngày xuân không chịu ở nhà, lại lỉnh kỉnh cõng đồ lên núi làm gì?



Đi được một quãng thì thấy A Sính phóng vù qua. Mấy anh em vội vẫy tay rối rít, vì tưởng chú không nhìn thấy. A Sính vòng lại, vẫn không chịu dừng xe, nói to: em về nhà lấy tấm bạt. Nhìn trời thế này chắc trên núi có mưa. Màn trời đùng đục mù sương, em nghĩ bụng, nếu mưa thì leo khoai lắm đây. Nhưng đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì biết làm được gì. Trong lúc ấy thì Thủ lĩnh và chú Alex ngồi trông đống đồ tại điểm tập kết. Rỗi việc không biết làm gì nên lấy máy ảnh chụp cho nhau chơi, thấy trời mưa lất phất nên trong bụng cũng thấy kinh kinh.



Mấy năm gần đây, phong trào nuôi cá nước lạnh lên cao ở nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các hồ nuôi cá hồi, cá tầm được dẫn nước từ núi cao xuống để vừa đảm bảo độ lạnh, lại phải sạch và thơm như … cô gái sông Hương dưới thời dân chủ gấp vạn lần tư bản. Xung quanh trồng đào “Tô Hiệu” để hoa đào, mặt cá soi ánh hồng lên nhau. Em chỉ ước rằng, những đêm trăng sáng, các nàng cá hồi hóa thành những mỹ nhân ngư tung tăng bơi lội rồi rủ nhau lên bờ tình tự cùng mấy chàng trai xê dịch giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
Nó làm em nhớ câu chuyện hoa đào năm xưa….Thời gian (ngắn thôi) em tu nghiệp tại Bắc Kinh Đại Học, bên nước láng giềng. Phần lớn các “lảo sư” đều đứng tuổi và khô héo như các bà gia sư già trong các truyện kinh điển văn học phương Tây mà em đọc hồi còn bé. Giữa đám hoa khô ấy bỗng nhiên lại có một bông hoa tươi lạc vào. W. lảo sư còn lâu mới được gọi là đẹp với những tiêu chuẩn chấm thi sắc đẹp như bây giờ, nhưng lại có nét rất đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa cổ điển. Tròn trịa, hồng hào, cặp má lúc nào cũng đỏ au, thơm phức như hai quả táo Tây. Hôm chia tay, “lảo sư” nhấp vài giọt rượu, má hồng lại càng ửng đỏ, mắt ướt lại càng ngất ngây… Em gọi: Nàng ơi! Và khẽ đọc hai câu thơ cổ (Em ghi ra âm Hán Việt cho đễ đọc):
“Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Thơ Thôi Hiệu, tạm dịch là: Ngày này năm ngoái trong vườn này; Mặt người đẹp và hoa đào soi bóng hồng lên nhau).
Nàng cười, đưa cặp mắt long lanh, nồng nàn nhìn em, đọc tiếp hai câu sau: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thần bút Nguyễn Du dịch là: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Em hẹn: năm sau ta tới tìm nàng nhé? Nàng gật, chàng nhất định tới nhé, nhé! Đến bây giờ em vẫn còn ám ảnh bởi ánh mắt và giọng nói của nàng các cụ ạ! Em buông lời Trọng Thủy, nếu một mai hai nước có việc can qua, ta tìm nàng biết lấy gì làm dấu? Thấm thoắt mười mấy năm trời chưa trở lại vườn xưa chốn cũ, chẳng biết người đẹp còn đứng bên hoa đào đợi mình không…?





 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
9,342
Động cơ
574,214 Mã lực
Hay quá, tiếp đi cụ ơi. Mà cụ với "lảo sư" đong đưa ghê thặc đấy :D.
 

Xhung73

Xe buýt
Biển số
OF-137073
Ngày cấp bằng
3/4/12
Số km
615
Động cơ
39,237 Mã lực
Em vào nghe cụ kể chuyện, hay quá
 

LaSE

Xe tải
Biển số
OF-375983
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
235
Động cơ
249,030 Mã lực
Nghe cụ kể chuyện dí dỏm hay thặc :)
 

Babanh.com

Xe tải
Biển số
OF-314801
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
241
Động cơ
296,960 Mã lực
Văn cụ quá hay
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Điểm tập kết là ngôi nhà , có lẽ gọi là "túp nhà" :-jthì hợp hơn, nằm sát bìa rừng, hai phía nép vào vách núi, mặ hướng ra QL 4D. Đây là địa điểm gần nơi xảy ra vụ sập cầu treo Chu Va đúng quy trình, khi đám tang “hành quân” qua, làm gần chục người lên Giàng sớm, mấy năm trước. Lúc ngồi sau xe A Mịch, thấy một vài cây cầu treo khấp khểnh bắc qua suối đá. Ván lát mặt cầu, tấm rơi tấm rụng, lắt lay như răng bà lão, nhìn thê lương, cám cảnh quá.
"Túp nhà" nằm giữa một vạt đất rộng. Bờ rào đá chạy quanh như một bức trường thành. Một thiếu phụ Mông địu con ngồi trước bậc thềm nhìn ra. Dăm chú lợn đen trũi ngoe nguẩy đuôi, ụt ịt dũi đất kiếm ăn.Hai anh em A Sính gửi xe máy ở đây, mấy ngày sau quay lại lấy.



Một thằng bé chừng 5-6 tuổi lấy gậy làm cung, nhặt đá làm tên, tha thẩn chơi một mình, áng chừng muốn làm hiệp sĩ … chăn lợn đây. Thấy người lạ, cu cậu buông cung, dõi mắt nhìn. Vừa thấy em nâng máy ảnh lên, hiệp sĩ vội vàng xách cả cung tên, quay người bỏ chạy.
Em bật cười, tướng giữ thành thế này thì hỏng! Hỏi thế có khác gì hai hộ tống hạm tên lửa showbiz mang tên hai vua, cùng giàn tiềm thủy đỉnh Kilo “vô đối” trên mặt báo hay không? Ngày thường thì được báo chí tung hô, tưởng chừng hùng cứ Đông Hải. Đến lúc cần ra tay "cứu đất cứu mường", hóa ra toàn võ công tàng hình cả!



Bọn em, từ già đến trẻ, đều mắc tật xấu, cứ thấy sơn nữ xúng xính áo mới váy hoa là quên tiệt cả Gấu đang chực chờ ăn thịt mình ở nhà.
Xưa kia, phải dắt ngựa thì mới được theo chồng xuống chợ, nay các nàng tự phóng xe máy để đi tìm người mình yêu.



Ngày đi ...lợn tiễn đến chân non
Hẹn lợn về khi lúa vẫn còn
Mấy anh em ngoái nhìn thế giới văn minh lần cuối, trước khi dấn thân vào miền hoang dại



Phía trước um tùm gai góc, nhưng cũng có ngàn lau phất phơ vẫy gọi



Xuyên qua một đoạn lau lách và rừng thưa thì ra tới bờ suối. Theo lộ trình, cả đoàn sẽ men theo dòng suối này để leo dần lên đỉnh. Thủ lĩnh, có A Mịch dẫn đường, đi đầu đoàn quân, đứng chờ cả đoàn bên suối Bình Lư để chính thức bắt đầu cuộc hành trình.


 

mimo_sa

Xe hơi
Biển số
OF-347139
Ngày cấp bằng
17/12/14
Số km
181
Động cơ
271,470 Mã lực
Sau khi thả hai anh em cùng đồ đoàn xuống nhà, anh em A Sính quay xe đi đón ba anh em còn lại. Chú T & chú TA, có Thủ lĩnh chỉ huy, soi đèn lếch thếch bước đi trong đêm tối một cách hùng dũng. Đi được khoảng hơn 1km thì bắt gặp hai chàng hướng đạo. Tất cả kéo nhau về, nạp năng lượng để chuẩn bị cho một ngày vất vả.A Sính, có cái họ hơi lạ, lần đầu mới nghe, Khứ A Sính. Em phải hỏi đi hỏi lại mấy lần cho chắc, kẻo lại tự ý đổi họ chú ý sang họ khác. Mới 26 tuổi, nhưng đã có nhà cửa, vợ con tươm tất. Vách nhà được ghép bằng ván. Giường tủ, bàn ghế sạch sẽ. Mấy bì thóc to xếp đầy một góc nhà.
Có lẽ do phong tục người Mông, phụ nữ và trẻ con không chung mâm với khách. Cô vợ A Sính xới mấy bát cơm, gắp thức ăn rồi đem xuống bếp cho bà chị dâu và mấy đứa nhỏ. Cả đoàn quyết nghị phóng tay bữa đầu để bồi dưỡng sức dân. Thủ lĩnh cấp cả trứng, chả, lẫn bắp cải xào cho bữa sáng thêm phần hoành tráng.




Ăn xong thì trời cũng vừa hửng sáng, anh em A Sính làm 2 chuyến xe chở 2 cái lù-cở đầy đồ vào điểm tập kết cách nhà khoảng 3 km rồi sẽ quay về đón anh em sau. Lúc đầu tưởng rằng leo xong sẽ xuống núi trở lại đây nên anh em định gửi lại một số đồ dùng không cần thiết, nhưng khi biết điểm hạ sơn cách những 30 cây số, ở bên kia đỉnh núi thì ai nấy đều ngậm ngùi cho nốt vào túi, người ra đi đầu không ngoảnh lại.
Từ góc sân nhà A Sính nhìn ra khoảng trời trước mặt.



Hàng xóm A Sính lúc này mới ngủ dậy, vợ chồng ra hiên đánh răng. Nhờ ánh sáng của Đảng có khác, văn minh đô thị đã lan đến tận phum sóc bản mường.



Chụp kiểu ảnh cùng với vợ con các gia chủ



Sau khi hoàn thành các thủ tục, Thủ lĩnh dẫn đoàn quân lên đường



Tiễn đoàn chỉ có mẹ con đàn lợn, mà tính đến hôm nay có lẽ đã cùng bọn em âm dương chia lìa đôi ngả. Tiếc là lợn mẹ bị buộc vào cột nên không đưa tiễn ra tận bìa rừng.



"Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông".
Chú chó "bốn mắt" cứ hết chạy từ sân ra cổng sủa theo đoàn như muốn gửi lời chào vĩnh quyết.




Mấy anh em sắp ra tới đường lớn thì thấy A Sính quay xe về đón. A Mịch chắc được phân công ở lại canh đồ. Thủ lĩnh và chú Alex lên trước, ba anh em thủng thẳng đi sau. Mải ngắm cảnh vật nên quyên mất không để ý xe rẽ hướng nào. Nhìn quanh quất không thấy đâu. Chú T. bảo, em thấy rẽ bên phải. Em phân vân mất một lúc mới định được hướng đi về phía Ô Quy Hồ rồi mới tự tin bảo anh em cất bước.



Vừa ra đường lớn được mấy bước, đã thấy ngay trước mặt là cây cầu cùng tên với bản, cầu Chu Va, với đày đủ lý trình, trọng tải, độ dài.... Ba anh em bảo nhau, sao A Sính không dặn bọn mình đến cầu Chu Va thì xuống, có phải tiện hơn không? Lái xe thường để ý đến cầu phà hoặc cột cây số chứ mấy ai để ý đến bể nuôi cá hồi của dân bản bên đường. Thảo nào mà mấy chú tài xế khuyến mại cho đoàn thêm 5-7 cây số mà vẫn không thấy "bể nuôi cá hồi cô Tròn" như lời chỉ dẫn của A Sính đâu cả.
Còn sớm, ít người xe qua lại, chú T & chú TA đứng luôn giữa đường làm kiểu ảnh đánh dấu lãnh thổ.



Một ngôi nhà nằm sát ven đường. Trước sân, người Mông thường trồng một vài cây đào, hoặc mận. Cứ đến độ tết đến xuân về lại trổ hoa. Dường như hương vị ngày xuân vẫn còn vương vấn nơi đây. Một con chó mực nằm sưởi nắng trên tảng đá cao ngang nóc nhà nằm cạnh hàng rào, thấy anh em nghiêng ngó, cất tiếng sủa ông ổng.



Còn chú trâu đang tuổi dậy thì (!?!) thong dong gặm cỏ với bạn tình, nghếch miệng cười hềnh hệch như muốn hỏi: lũ Lừa ưa nặng kia, ngày xuân không chịu ở nhà, lại lỉnh kỉnh cõng đồ lên núi làm gì?



Đi được một quãng thì thấy A Sính phóng vù qua. Mấy anh em vội vẫy tay rối rít, vì tưởng chú không nhìn thấy. A Sính vòng lại, vẫn không chịu dừng xe, nói to: em về nhà lấy tấm bạt. Nhìn trời thế này chắc trên núi có mưa. Màn trời đùng đục mù sương, em nghĩ bụng, nếu mưa thì leo khoai lắm đây. Nhưng đã trót cưỡi lưng hổ rồi thì biết làm được gì. Trong lúc ấy thì Thủ lĩnh và chú Alex ngồi trông đống đồ tại điểm tập kết. Rỗi việc không biết làm gì nên lấy máy ảnh chụp cho nhau chơi, thấy trời mưa lất phất nên trong bụng cũng thấy kinh kinh.



Mấy năm gần đây, phong trào nuôi cá nước lạnh lên cao ở nhiều địa phương, nhất là tại các tỉnh vùng núi phía Bắc. Các hồ nuôi cá hồi, cá tầm được dẫn nước từ núi cao xuống để vừa đảm bảo độ lạnh, lại phải sạch và thơm như … cô gái sông Hương dưới thời dân chủ gấp vạn lần tư bản. Xung quanh trồng đào “Tô Hiệu” để hoa đào, mặt cá soi ánh hồng lên nhau. Em chỉ ước rằng, những đêm trăng sáng, các nàng cá hồi hóa thành những mỹ nhân ngư tung tăng bơi lội rồi rủ nhau lên bờ tình tự cùng mấy chàng trai xê dịch giữa khung cảnh hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
Nó làm em nhớ câu chuyện hoa đào năm xưa….Thời gian (ngắn thôi) em tu nghiệp tại Bắc Kinh Đại Học, bên nước láng giềng. Phần lớn các “lảo sư” đều đứng tuổi và khô héo như các bà gia sư già trong các truyện kinh điển văn học phương Tây mà em đọc hồi còn bé. Giữa đám hoa khô ấy bỗng nhiên lại có một bông hoa tươi lạc vào. W. lảo sư còn lâu mới được gọi là đẹp với những tiêu chuẩn chấm thi sắc đẹp như bây giờ, nhưng lại có nét rất đặc trưng của người phụ nữ Trung Hoa cổ điển. Tròn trịa, hồng hào, cặp má lúc nào cũng đỏ au, thơm phức như hai quả táo Tây. Hôm chia tay, “lảo sư” nhấp vài giọt rượu, má hồng lại càng ửng đỏ, mắt ướt lại càng ngất ngây… Em gọi: Nàng ơi! Và khẽ đọc hai câu thơ cổ (Em ghi ra âm Hán Việt cho đễ đọc):
“Khứ niên kim nhật thử môn trung, Nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Thơ Thôi Hiệu, tạm dịch là: Ngày này năm ngoái trong vườn này; Mặt người đẹp và hoa đào soi bóng hồng lên nhau).
Nàng cười, đưa cặp mắt long lanh, nồng nàn nhìn em, đọc tiếp hai câu sau: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong” (Thần bút Nguyễn Du dịch là: Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông). Em hẹn: năm sau ta tới tìm nàng nhé? Nàng gật, chàng nhất định tới nhé, nhé! Đến bây giờ em vẫn còn ám ảnh bởi ánh mắt và giọng nói của nàng các cụ ạ! Em buông lời Trọng Thủy, nếu một mai hai nước có việc can qua, ta tìm nàng biết lấy gì làm dấu? Thấm thoắt mười mấy năm trời chưa trở lại vườn xưa chốn cũ, chẳng biết người đẹp còn đứng bên hoa đào đợi mình không…?




cụ cố bố trí thời gian quay lại để gặp nàng, không thì gặp nàng khác trẻ hơn càng tốt
 

wisher93

Xe máy
Biển số
OF-511635
Ngày cấp bằng
23/5/17
Số km
98
Động cơ
181,910 Mã lực
Tuổi
31
cụ viết bài rất hay
 

Giaogia

Xe hơi
Biển số
OF-115510
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
115
Động cơ
387,750 Mã lực
Suối Bình Lư mùa nước cạn. Đây là đoạn thượng nguồn bắt nguồn từ dãy Tả Yàng Phình trước khi đổ xuống dưới chân đèo Ô Quy Hồ, nhập vào dòng Nậm Mu, một chi lưu của sông Đà.
Nước chỉ còn những lạch nhỏ, chảy len lỏi giữa các khối đá. Những tảng đá đủ kích cỡ bị dòng nước hung hãn xô từ trên cao xuống, nằm ngổn ngang giữa lòng suối.



Sau khi tập hợp đội hình, thống nhất ý chí và hành động, mấy anh em bắt đầu men theo bờ suối mà đi. Mùa mưa đã qua từ lâu, không sợ ướt giầy, bước chân ai nấy có đều vẻ hùng – dũng – sang - trọng lắm!



“Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già”, em và chú T. đã xác định trước, trong giờ đầu tiên cứ túc tắc mà đi để cơ thể thích nghi dần. Đường dài mới biết ngựa hay. Chuyến đi những ba ngày cơ mà, vội gì. Hơn nữa, nếu có lang trùng hổ báo thì để nó xơi mấy chú khỏe mạnh, béo tốt trước, chén no rồi nó tha người già yếu đi sau.
Trong các cuôc đi rừng, hướng đạo bao giờ cũng phải một người đi trước dẫn đường, đồng thời điều tiết tốc độ cho cả đoàn. Người nữa đi sau để giúp đỡ những kẻ người sức yếu, đảm bảo không có ai bị bỏ rơi. Lúc này em thay A Sính đi đoạn hậu, đồng thời tranh thủ ghi lại hành trình. "Em ở trong này không có mùa đông", lâu rồi không được hưởng cái lạnh miền Bắc, cơ thể chưa kịp thích nghi, lúc ở nhà A Sính, đã phải đấu tranh tư tưởng mãi thì mới dám đánh răng rửa mặt trước khi lên đường, nên em phải diện nguyên cả áo "Long Cổn" của Thủ lĩnh ban cho mới đỡ rét. Số là em hâm mộ cái áo lông vũ này quá nên quý nó ngang với cái áo rồng mà bà Thái hậu họ Dương lấy của con mình để khoác cho người tình đặt lên ngôi báu. Lịch sử của một triều đại lắm khi được sắp đặt bởi tay của Gấu các cụ nhỉ?



Đi quãng nửa tiếng thì tạm rời dòng suối đến một vạt đất rộng và bằng phẳng. Cỏ vừa được đốt đi để chuẩn bị cho một mùa nương mới. Một cái lán canh nương thấy đóng cửa, không có ai. Thủ lĩnh ngắm nghía, ý chừng định chỉ đạo đốt nốt vạt rừng còn lại phía sau lưng, nhưng sợ biến anh em thành món chả nướng nên đành dẫn chú Alex đi trước. Chú TA thoát nạn nên hớn hở như được mẹ cho quà.



Men theo lối mòn của đồng bào lên nương thảo quả, bên trái dòng suối. Lối đi phải chui qua dưới thân cây cổ thụ gần như nằm ngang, nghiêng hẳn về dòng suối.




Tây Bắc vừa trải qua một trận băng tuyết dữ dội, nhiều cây trồng vật nuôi bị chết. Nhưng, như một phép sàng lọc tự nhiên, những cây, con tồn tại được trước thiên nhiên khốc liệt luôn là những loài có sức sống mãnh liệt nhất. Bên sườn núi, một cây có lá như lá bàng, vẫn trổ hoa tím cả một vùng. Không biết hoa gì, đành gọi là hoa rừng.

 

vietanhvba

Xe tải
Biển số
OF-555379
Ngày cấp bằng
25/2/18
Số km
224
Động cơ
154,882 Mã lực
tiếp đi cụ, e đang có ý định 3 ngày 2 đêm trong rừng nên tích luỹ ít kinh nghiệm
 

dismember

Xe máy
Biển số
OF-23703
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
57
Động cơ
493,378 Mã lực
Hay quá cụ ơi!!! Tiếp đi cụ :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top