Kính các cụ! Em xin phép UP ít ảnh để nhớ lại chuyến đi cũng đã hơi lâu rồi. Ảnh ọt chỉ là minh họa, lời văn lắm lúc rườm rà. Có gì không phải, mong các cụ bỏ quá cho.
Theo tiếng gọi của đại ngàn, đến hẹn, đám sơn tràng lại lỉnh kỉnh đồ lề đi lên vùng rừng thiêng nước độc. Núi cao Tây Bắc luôn huyền bí, quyền uy và mê hoặc đám thợ rừng, đặc biệt là những vùng đất hoang sơ, còn vắng dấu chân người. Tả Yàng Phình, điểm đến năm nay, vẫn còn xa lạ ngay cả với dân xê dịch khám phá.
Một vài bác chưa lên đỉnh mà đã chém gió cay cả mũi. Lại trùng với kế hoạch đã định, nên đám sơn tràng càng hăng hái hành-thể-du (du lịch thể thao hành xác) một chuyến. Tuy vẫn luôn tụng niệm và ghi nhớ điều răn thứ Năm của ông Cụ, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai nấy đều nung nấu quyết tâm, chuyến này thành công thì bọn mình chém còn kinh hơn!
Trong các sách địa lý cũ, Tả Yàng Phình được coi là ngọn núi cao thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3096m, chỉ xếp sau Phan Xi Păng. Nhưng gần đây, các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học hình như phó mặc việc trắc đạc và viết lách cho dân du lịch thiếu chuyên môn. Vì thế, tên núi và độ cao không thống nhất nên anh em rất lấy làm tâm tư. Cái tên Tả Yàng Phình ngày nay gần như rơi vào quên lãng, mọi người quen với tên gọi Ngũ Chỉ Sơn do dân xê dịch đặt cho hơn. Em thì lại hơi dị ứng với cách đặt tên mang âm hưởng Tàu mà bỏ mất âm sắc bản địa, nhất là một khi tinh thần Sát Thát của nhân dân anh hùng đang lên cao như lúc này. Vì thế, sau khi trao đổi, nhóm em thống nhất trả lại tên cho em nó, Tả Yàng Phình.
Những ngày quang mây, Tả Yàng Phình sừng sững hiện lên với năm ngọn núi "mũi kim" chọc thẳng lên bầu trời.
Có lẽ vì giống hình năm ngón tay nên được dân du lịch gọi là Ngũ Chỉ Sơn, lâu dần thành tên.
Ngày N. giờ G., em phải lội ba quãng đường từ SG ra nhập bọn với mấy gương mặt cũ mèm ở ngoải, tạo thành “năm anh em như năm ngón tay trên một bàn tay”, gặp nhau tại Bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe đêm lên Tam Đường, Lai Châu, đến với ngọn núi có hình năm ngón tay nơi miền biên viễn.
Bọn em vốn tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo tài tình sáng suốt, không lúc nào xa rời ngọn cờ, bởi vậy phải tôn bác ĐV duy nhất lên làm Thủ lĩnh cho chuyến đi. Bốn anh em còn lại tình nguyện làm cừu và lừa để Thủ lĩnh dẫn dắt. Rút kinh nghiệm lần trước ăn đói mặc rét trên núi, lần này đám sơn tràng tự phân công chuẩn bị đồ đoàn không thể kỹ càng hơn. Quân tư trang, nhu yếu phẩm, dụng cụ dùng chung…, ngót nghét trăm ký. Có lẽ chỉ thiếu mỗi câu đối đỏ nữa là anh em đưa trọn cái Tết lên núi cùng với những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, rượu, bánh kẹo.
Dù đã chọn chuyến xe muộn nhất, nhưng, cũng như những lần trước, chưa đầy 4 giờ sáng, nhà xe đã thả năm anh em xuống một nơi đèo heo hút gió. Lúc lên xe, chú tài xế gật đầu, em biết địa điểm rồi, các bác cứ yên tâm gối cao đầu mà ngủ. Nhưng đổ hết đèo Ô Quy Hồ đã lâu mà vẫn không nhận ra địa chỉ ước hẹn nên xe vẫn cứ mải mốt chạy. Chú lái trầm ngâm, hình như chạy quá chỗ mất rồi, nhưng không lẽ để các bác xuống nơi giữa bốn bề rừng núi hoang vu thế này. Em ngó ra ngoài cửa kính. Một bên vách núi, một bên bờ suối, cùng với những lau lách um tùm, vun vút lướt qua. Chạy thêm chừng năm cây số nữa thấy le lói ánh đèn, xe dừng lại. Bị phá mất giấc ngủ đêm, mấy con chó của mấy nhà ven đường bâu lại sủa nhặng lên. Phải 30 phút sau, hai con chiến mã hai của anh em A Sính, A Mịch – những người dẫn đường vĩ đại - mới xé màn đêm lao đến.. Giống như xe của mọi trai bản, chiếc Win Tàu của A Sính không cần dùng tới những thứ đèn, còi xa xỉ. Tiếng lọc cọc của các bộ phận vang lên như nhạc ngựa thay tiếng còi xe, ánh đèn pin le lói trên đầu như đèn thợ săn thay cho đèn xe máy. Cả nhóm ưu tiên chú Alex nặng nề và em, tuổi cao sức yếu lên trước. Dọc đường, ngồi sau xe A Mịch, em chỉ sợ qua màn sương dày ô tô không thấy ánh đèn thợ săn mà phi thẳng vào thì mất chuyến lên rừng. May là xe A Mịch vẫn còn sót lại chút ánh sáng văn minh leo lét nên lao vun vút, vượt cả xe A Sính chở chú Alex, bởi cứ mỗi lần có xe ngược chiều, A Sính lại phải loay hoay nép vào lề để tránh, xe qua mới loạng choạng phóng đi.
Tới nhà rồi, A Mịch bảo. Trời vẫn còn tối sẫm. Một vài chú vịt xiêm (ngan) dậy sớm, lạch bạch bước đến bể nước ở góc sân. Trong nhà lố nhố người lớn trẻ em. Em hỏi sao đông người thế. A Mịch bảo, em đưa cả vợ con qua đây chơi mấy ngày, cho bác cháu chị em chúng nó ở với nhau cho vui khi chúng em đi núi. Vợ con em ngủ kia. Còn người cúi lom khom ắt là vợ A Sính, em làm phép loại trừ.
Cô vợ A Mịch nghe tiếng chồng bèn nhỏm dậy, chào khách bằng một tràng tiếng Mông. Thằng cu con vẫn còn ngủ, thấy mẹ dậy cũng lồm cồm dậy theo.
Hai cô vợ cùng mấy đứa nhỏ lục tục xuống bếp nổi lửa lo bữa sáng. Ngọn lửa bập bùng xua đi cái lạnh. Bọn trẻ ngồi hơ tay bên bếp, lặng yên nhìn mẹ làm việc. Chẳng mấy khi tiếp xúc với người lạ, nên vừa thấy em nâng máy ảnh lên là chúng vội vàng núp sau lưng mẹ, thỉnh thoảng mới hé mắt nhìn ra.
Theo tiếng gọi của đại ngàn, đến hẹn, đám sơn tràng lại lỉnh kỉnh đồ lề đi lên vùng rừng thiêng nước độc. Núi cao Tây Bắc luôn huyền bí, quyền uy và mê hoặc đám thợ rừng, đặc biệt là những vùng đất hoang sơ, còn vắng dấu chân người. Tả Yàng Phình, điểm đến năm nay, vẫn còn xa lạ ngay cả với dân xê dịch khám phá.
Một vài bác chưa lên đỉnh mà đã chém gió cay cả mũi. Lại trùng với kế hoạch đã định, nên đám sơn tràng càng hăng hái hành-thể-du (du lịch thể thao hành xác) một chuyến. Tuy vẫn luôn tụng niệm và ghi nhớ điều răn thứ Năm của ông Cụ, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai nấy đều nung nấu quyết tâm, chuyến này thành công thì bọn mình chém còn kinh hơn!
Trong các sách địa lý cũ, Tả Yàng Phình được coi là ngọn núi cao thứ hai của dãy Hoàng Liên Sơn, với chiều cao 3096m, chỉ xếp sau Phan Xi Păng. Nhưng gần đây, các nhà quản lý lẫn các nhà khoa học hình như phó mặc việc trắc đạc và viết lách cho dân du lịch thiếu chuyên môn. Vì thế, tên núi và độ cao không thống nhất nên anh em rất lấy làm tâm tư. Cái tên Tả Yàng Phình ngày nay gần như rơi vào quên lãng, mọi người quen với tên gọi Ngũ Chỉ Sơn do dân xê dịch đặt cho hơn. Em thì lại hơi dị ứng với cách đặt tên mang âm hưởng Tàu mà bỏ mất âm sắc bản địa, nhất là một khi tinh thần Sát Thát của nhân dân anh hùng đang lên cao như lúc này. Vì thế, sau khi trao đổi, nhóm em thống nhất trả lại tên cho em nó, Tả Yàng Phình.
Những ngày quang mây, Tả Yàng Phình sừng sững hiện lên với năm ngọn núi "mũi kim" chọc thẳng lên bầu trời.
Có lẽ vì giống hình năm ngón tay nên được dân du lịch gọi là Ngũ Chỉ Sơn, lâu dần thành tên.
Ngày N. giờ G., em phải lội ba quãng đường từ SG ra nhập bọn với mấy gương mặt cũ mèm ở ngoải, tạo thành “năm anh em như năm ngón tay trên một bàn tay”, gặp nhau tại Bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe đêm lên Tam Đường, Lai Châu, đến với ngọn núi có hình năm ngón tay nơi miền biên viễn.
Bọn em vốn tuyệt đối tin tưởng ở sự lãnh đạo tài tình sáng suốt, không lúc nào xa rời ngọn cờ, bởi vậy phải tôn bác ĐV duy nhất lên làm Thủ lĩnh cho chuyến đi. Bốn anh em còn lại tình nguyện làm cừu và lừa để Thủ lĩnh dẫn dắt. Rút kinh nghiệm lần trước ăn đói mặc rét trên núi, lần này đám sơn tràng tự phân công chuẩn bị đồ đoàn không thể kỹ càng hơn. Quân tư trang, nhu yếu phẩm, dụng cụ dùng chung…, ngót nghét trăm ký. Có lẽ chỉ thiếu mỗi câu đối đỏ nữa là anh em đưa trọn cái Tết lên núi cùng với những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, rượu, bánh kẹo.
Dù đã chọn chuyến xe muộn nhất, nhưng, cũng như những lần trước, chưa đầy 4 giờ sáng, nhà xe đã thả năm anh em xuống một nơi đèo heo hút gió. Lúc lên xe, chú tài xế gật đầu, em biết địa điểm rồi, các bác cứ yên tâm gối cao đầu mà ngủ. Nhưng đổ hết đèo Ô Quy Hồ đã lâu mà vẫn không nhận ra địa chỉ ước hẹn nên xe vẫn cứ mải mốt chạy. Chú lái trầm ngâm, hình như chạy quá chỗ mất rồi, nhưng không lẽ để các bác xuống nơi giữa bốn bề rừng núi hoang vu thế này. Em ngó ra ngoài cửa kính. Một bên vách núi, một bên bờ suối, cùng với những lau lách um tùm, vun vút lướt qua. Chạy thêm chừng năm cây số nữa thấy le lói ánh đèn, xe dừng lại. Bị phá mất giấc ngủ đêm, mấy con chó của mấy nhà ven đường bâu lại sủa nhặng lên. Phải 30 phút sau, hai con chiến mã hai của anh em A Sính, A Mịch – những người dẫn đường vĩ đại - mới xé màn đêm lao đến.. Giống như xe của mọi trai bản, chiếc Win Tàu của A Sính không cần dùng tới những thứ đèn, còi xa xỉ. Tiếng lọc cọc của các bộ phận vang lên như nhạc ngựa thay tiếng còi xe, ánh đèn pin le lói trên đầu như đèn thợ săn thay cho đèn xe máy. Cả nhóm ưu tiên chú Alex nặng nề và em, tuổi cao sức yếu lên trước. Dọc đường, ngồi sau xe A Mịch, em chỉ sợ qua màn sương dày ô tô không thấy ánh đèn thợ săn mà phi thẳng vào thì mất chuyến lên rừng. May là xe A Mịch vẫn còn sót lại chút ánh sáng văn minh leo lét nên lao vun vút, vượt cả xe A Sính chở chú Alex, bởi cứ mỗi lần có xe ngược chiều, A Sính lại phải loay hoay nép vào lề để tránh, xe qua mới loạng choạng phóng đi.
Tới nhà rồi, A Mịch bảo. Trời vẫn còn tối sẫm. Một vài chú vịt xiêm (ngan) dậy sớm, lạch bạch bước đến bể nước ở góc sân. Trong nhà lố nhố người lớn trẻ em. Em hỏi sao đông người thế. A Mịch bảo, em đưa cả vợ con qua đây chơi mấy ngày, cho bác cháu chị em chúng nó ở với nhau cho vui khi chúng em đi núi. Vợ con em ngủ kia. Còn người cúi lom khom ắt là vợ A Sính, em làm phép loại trừ.
Cô vợ A Mịch nghe tiếng chồng bèn nhỏm dậy, chào khách bằng một tràng tiếng Mông. Thằng cu con vẫn còn ngủ, thấy mẹ dậy cũng lồm cồm dậy theo.
Hai cô vợ cùng mấy đứa nhỏ lục tục xuống bếp nổi lửa lo bữa sáng. Ngọn lửa bập bùng xua đi cái lạnh. Bọn trẻ ngồi hơ tay bên bếp, lặng yên nhìn mẹ làm việc. Chẳng mấy khi tiếp xúc với người lạ, nên vừa thấy em nâng máy ảnh lên là chúng vội vàng núp sau lưng mẹ, thỉnh thoảng mới hé mắt nhìn ra.