Cụ nói thơm Láng thì đúng chứ e thấy chả ai gọi là rau thơmEm gốc dân làng Mọc, cách Láng 1 con sông thì gọi là thơm Láng nhưng đi chỗ khác (nội thành) thì chủ yếu gọi là húng Láng. Ra tỉnh ngoài thì chả ai gọi rau húng là rau thơm.
Cụ nói thơm Láng thì đúng chứ e thấy chả ai gọi là rau thơmEm gốc dân làng Mọc, cách Láng 1 con sông thì gọi là thơm Láng nhưng đi chỗ khác (nội thành) thì chủ yếu gọi là húng Láng. Ra tỉnh ngoài thì chả ai gọi rau húng là rau thơm.
Thồi cụ. Quãng cuối 80, đầu 90 Nhà em đi nằm vùng Cần Thơ, ông chủ nhà bảo: "hôm nay đãi chú cán bộ món canh chua bạc hà..." tưởng món mới, té ra là canh chua dọc mùng... Thế mới bảo là "phương ngữ"Húng Láng và Thơm Láng làng Láng xưa nổi tiếng vì trồng rau gia vị chứ riêng gì rau húng, và họ cũng trồng tất cả các loại húng chứ không phải mỗi húng thơm, nhưng chỉ mỗi húng thơm là nổi bật hơn tất cả các vùng khác, mang đi nơi khác trồng là mất mùi, thay đổi cả hình dạng nên mới gọi húng Láng, em không biết thời xưa cụ nói ở đây là thời nào, nhưng người con nhà quan, lại Hà Nội gốc, cũng hay ăn vặt như nhà văn Thạch Lam có viết trong quyển “Hà Nội băm sáu phố phường”, là húng Láng chứ chả ai gọi là rau thơm đâu cụ
Trích dẫn ở #207 cụ ạCụ nói thơm Láng thì đúng chứ e thấy chả ai gọi là rau thơm
Vầng e cũng ko hiểu sao trong nam lại gọi dọc mùng là bạc hà, nó làm gì có vị bạc hà mà lại gọi vậyThồi cụ. Quãng cuối 80, đầu 90 Nhà em đi nằm vùng Cần Thơ, ông chủ nhà bảo: "hôm nay đãi chú cán bộ món canh chua bạc hà..." tưởng món mới, té ra là canh chua dọc mùng... Thế mới bảo là "phương ngữ"
Phương ngữ thôi cụ. Công việc nhà em thi thoảng cũng liên quan về phân loại thực vật. Thôi thì kệ các ông mỗi vùng, mỗi nơi gọi thế nào thì gọi nhưng trong phân loại nó dùng 1 loại thôi (thường là latin) đủ cả Bộ, Họ, Chi, Loài, Phân Loài,... thế mà còn cãi nhau đỏ cả mặt, văng cả nước bọt đấy.Vầng e cũng ko hiểu sao trong nam lại gọi dọc mùng là bạc hà, nó làm gì có vị bạc hà mà lại gọi vậy
Chuẩn cụ, dồi này cứ phải có rau xương xông,hành răm tía tô băm nhỏ trộn lẫn với tiết, mỡ bụng ..Bên trong toàn tiết vứi mỡ, ứ có rau trông không hấp dẫn.
ơ, em tưởng chỉ miền Nam mới ăn phởi với rau húng thôi chứ ạMai ăn phở bò không thẻ thiếu vị này
E là chỉ thích rau thì ứ thích rau mùi cụ ợRau thơm tên Húng có nhiều loại mà, em biết một số loại post lên các bác tham khảo, ảnh là của giáo sư Gù nhé:
1. Húng Láng
Rau này ngọt thơm nhẹ man mác, thường ăn với thịt luộc, lòng lợn, cá hấp
2. Húng quế - hay còn gọi là húng chó
Rau này thơm hắc, vị ngọt hơi cay, thường ăn với thịt chó, dồi lợn, tiết canh, các món chế biến có tiết nên ăn rau này
3. Húng chũi - hay còn gọi là húng lủi, ngò thơm:
Rau này thơm nồng nàn, vị có ngọt có cay kiểu nhiều tinh dầu, ăn vào nồng nồng như uống rượu, thường ăn với thịt luộc, rau muống luộc, một số loại bánh ngọt lạnh ăn với rau này rất hay, ăn được cả với các loại hoa quả.
4. Húng láng trắng, còn gọi là Húng Bạc Hà, Húng quế trắng
Rau này hình thức giống húng láng nhưng thân lá trắng xanh, vị cũng khác đợm nét thanh mát, ít mùi thơm, vó vị cay nhẹ như bạc hà, ăn lẩu miền Nam hay có, rau này ăn rất hợp mùi vị với thịt rán, lẩu cá, dưa chua, sa lát rau trộn, kim chi, nói chung là các món chua chua và đồ rán
5. Húng chanh
Rau này xếp vào họ nhà Húng thì không hợp lắm mặc dù tên gọi là Húng, thân lá ít giống với các loại húng nên xếp vào họ nhà cây Bỏng thì hợp hơn. Rau ít khi làm gia vị cho thức ăn mà nó là vị thuốc Nam chữa bệnh viêm họng, xổ mũi, vị nồng hăng
Khi ăn rau thơm người ta thường ăn nhiều loại phối hợp với nhau ví dụ rau húng + một số loại rau thơm khác như rau mùi thơm, rau mùi tàu, kinh giới, giậu rách, hành hoa, cúc tần, lá mơ lông, lá mơ leo ..v..v.
SG ăn phở, hủ tiếu, bún... ăn với húng quế, giá trụngơ, em tưởng chỉ miền Nam mới ăn phởi với rau húng thôi chứ ạ
Miền Nam ăn phở thì thêm húng quế (húng chó,..) và rau ngổ. Phở HN cũ theo tía em kể thì chỉ có hành, dùng thêm dấm. Sau mùi tàu (ngò gai), húng chũi (lủi) và chanh.ơ, em tưởng chỉ miền Nam mới ăn phởi với rau húng thôi chứ ạ
Thì e chỉ có ý muốn là người đàn ông k bao giờ cai sữa, lúc bé thì ti mẹ, lớn thì ti hihi mà e chỉ thích tu tại bìnhCụ cứ ib cho em thông tin để bên em tư vấn nhé. cảm ơn cụ
Cao thủ làm dồi không buộc thắt đầu nhé để suông luônEm có chọc. Mà nó vẫn vỡ mới đau lòng cò con chứ lị
Trong em gọi cây húng quế là rau quế , ko hiểu sao ngoài bắc lại gọi là húng chó , ko hiểu liên quan gìThồi cụ. Quãng cuối 80, đầu 90 Nhà em đi nằm vùng Cần Thơ, ông chủ nhà bảo: "hôm nay đãi chú cán bộ món canh chua bạc hà..." tưởng món mới, té ra là canh chua dọc mùng... Thế mới bảo là "phương ngữ"
Chắc thường ăn với thịt chó. Bà cụ thân sinh ra vợ em (nhà cách có mấy dãy phố) thì gọi là "húng hồi". Quan điểm của nhà em là tôn trọng các cách gọi tên của các vùng miền khác nhau chứ đừng như bà vợ em dạy cháu cách phân biệt "Sen" và "Quỳ"Trong em gọi cây húng quế là rau quế , ko hiểu sao ngoài bắc lại gọi là húng chó , ko hiểu liên quan gì
Uầy cụ, trên có cụ còm là cụ ý đi đến đường láng toàn phải đi qua háng lạ nên e mới bảo thơm thế cụ ợMỗi lần qua đó, ngửi mùi Phân mới tưới thì Thơm phải biết.
Vâng, vì em cũng ở Hà Nội lâu trước khi vào Sài Gòn nên thấy thường phở chỉ có hành, nếu phở gà thì thêm lá chanh thái chỉ. Hay tại em ít phở nên không biếtMiền Nam ăn phở thì thêm húng quế (húng chó,..) và rau ngổ. Phở HN cũ theo tía em kể thì chỉ có hành, dùng thêm dấm. Sau mùi tàu (ngò gai), húng chũi (lủi) và chanh.
Dạ, bạn em ở Sài Gòn ra Hà Nội chơi than ăn phở Hà Nội ngán vì không có rau sống ăn kèm.SG ăn phở, hủ tiếu, bún... ăn với húng quế, giá trụng
Bắp bò nhúng tái với Húng láng ngồi uống rượu nếp thì phê phải biết, kaka...Lạy cụ... húng chó lá nó dài và thon còn húng Láng lá nhỏ và hình hơi giống trái tim.
Dân làng Láng gọi rau thơm thì mặc định đó là húng Láng. Đất trồng húng là cánh đồng tính từ tường Chùa Láng về đến tường cơ quan đo đạc bản đồ gì đó cạnh chợ Láng thượng bây giờ. Và bên đối điện là từ tường ngoại thương đến ngõ rẽ vào trường cấp 1 Yên lãng. Ngay cả trường cấp 2 Yên lãng cũng nằm hoàn toàn trên đất trồng rau xưa. Tuổi thơ của em đi học trên con đường đất trơn trượt mỗi ngày mưa, hai bên là cánh đồng rau thơm, từ cửa chùa đến chỗ đường rẽ vào Ao phủ hồi ấy có 2 hàng muỗm cổ thụ to bằng 2-3 người ôm. Chỗ Thẩm mỹ viện Hoài anh bây giờ là cái ao to lắm, nhà cạnh ao có cây khế sai trĩu quả.Nhà mình gì chứ bát miến gà hoặc bát phở gà bò khg thể thiếu đc rau vị này, nhưng rau này mình hay gọi là thơm chứ nhỉ ? Thơm Láng.
Húng thì là húng chó, thường để ăn với lòng lợn, vịt, ngan... nói những thực phẩm nặng mùi đậm vị
Trên vườn em nuôi nhiều gà tre, ăn ngon như chim, chắc ko kém gà ri cụ nhể?Trước đây, OF có vài thớt bàn về chuyện này, nhiều cụ show đàn gà của mình và cố gắng chứng minh là gà ri, nhưng thực ra là lai và lai quá nặng chẳng còn một chút phảng phất của gà ri. Nhưng thôi, tranh cãi nhiều mất vui cụ ạ.
Giờ thấy người ta nuôi gà cảnh, có một loại chân ngắn tũn giống gà ri, vóc dáng cũng nhỏ, nhưng thân lại dài như gà thường nên vẫn không đúng.
Ảnh cụ post lên không có chút nào của gà ri.
Xưa chỉ vì đói kém nên bỏ giống nhỏ, nuôi giống gà to ăn cho no, giờ tuyệt chủng luôn.
Khó nói vì đến nay, em cũng chẳng nhớ vị thịt gà ri nó ra làm sao. Thời xa vắng thì dù nuôi nhiều gà ri nhưng cả năm cũng chỉ được ăn một hai lần, còn thì đem bán lấy tiền. Gà nhà cụ thì em cũng chưa biết, nhưng gà ri đểu Hòa Lạc ăn cũng rất ngon, hơn hẳn các loại gà khác, một con chỉ tầm 1kg thịt thơm mềm. Em nhớ một lần đi từ nơi sơ tán Bình Đà về nhà, em ôm một con gà ri mái, đến bến tàu điện Bờ Hồ, đi bộ về nhà qua chỗ quầy hàng hoa Hn đối diện Bách hóa tổng hợp, người ta trả được giá, mẹ em bán luôn. Em ngồi khóc tu tu. Kỷ niệm đẹp về gà ri thủa ấu thơ.Trên vườn em nuôi nhiều gà tre, ăn ngon như chim, chắc ko kém gà ri cụ nhể?