Em chưa đọc truyện, chỉ xem phim. E thích nhân vật Giả Mẫu , Hi Phượng, Bảo Ngọc. Cơ mà em cũng ko hiểu lắm tay Ngọc này em nào cũng yêu cũng thương, cũng thân ái cả. Muốn lúc nào cũng có vài chục em vây quanh vui chơi cùng năm tháng. Đàn ông các cụ đều như vậy phỏng ạ
Nhân vật Giả Mẫu thì hóa thân chuẩn từng li rồi, bênh cháu nội thì điển hình của các bậc bà nội Trung - Việt luôn. Phượng Ớt thì khéo giỏi và liều nhưng thời ấy nó nghiệt, chứ thời nay kiếm đc bà CEO như vậy cũng sướng.
Em xem phim ghét nhất B Thoa và Tập Nhân, rắn giả lươn, cơ hội vớ vẩn chứ chả thấy có gì hay ho. Mà lại còn đưa tay Bảo vào đời nữa thì thật là vô sỉ.
Còn vụ này nữa, 87 TQ cũng chưa mở cửa thoáng lắm mà đạo diễn để cho đội hầu nữ cô nào cũng sống chết với chủ, đuổi ko đi trả tự do ko lấy, nguyện chết theo chủ luôn. Hóa ra công cuộc đập tan xiềng xích phong kiến bên Khựa có v đề à các cụ ??? Cụ Tào thất bát thì hoài niệm về cái vàng son cũ chứ có ủ mưu cách mạng gì đâu mà sau đội hồng học nhét chữ vào văn cụ ấy thế không biết. Xem phim thấy thế hệ Giả Mẫu cũng chuẩn chỉ, mọi phức tạp trong phủ em nghĩ xuất phát từ lòng tham, sự ti tiện của đám hạ đẳng thôi chứ đội tinh hoa cũng đâu đến nỗi. Nếu so với thời bây giờ thì chả là cái đinh. Hehe
Thế thì cụ/mợ nên đọc truyện.
Về Bảo Ngọc, cứ nghe anh ta nói thế này: “Xương thịt của con gái là nước kết thành, xương thịt của con trai là bùn kết thành. Tôi trông thấy con gái thì người tôi nhẹ nhàng, khoan khoái, trông thấy con trai thì như bị phải hơi dơ bẩn vậy”, và còn nhiều nhiều phát ngôn nữa thì hiểu tại sao anh ta chỉ thích quây quần trong đám quần thoa, chẳng màng việc học hành, thi cử, tiến thân làm quan. Mà bọn con gái ấy, chỉ trong sạch khi chưa lấy chồng thôi, chứ lấy chồng rồi là biến thành ba đầu sáu tay hết
Về Giả Mẫu, là cột chống, điểm hội tụ của cả gia tộc, người người chỉ mong làm cho bà vui, lấy lòng bà. Nhưng bà cũng khổ, cũng phải toan tính ngay cả với con cháu mình. Yêu thương cô Lâm, đứa cháu ngoại côi cút là thế mà rồi cũng coi như nữ nhân ngoại tộc, bỏ mặc làm ngơ để LĐN phải chết tức tưởi.
VHP, khôn ngoan sắc xảo, một tay che cả phủ Giả. Nhưng cay nghiệt quá nên gây thù chuốc oán nhiều, rồi cũng đến lúc bị chính người trong nhà xâu xé. Việc xấu lộ ra, Giả mẫu mất, hết chỗ chống lưng thì Phượng Thư cũng đến hồi kết thôi, lại phải nhờ cậy đến già Lưu lo cho việc của con gái.
BT, TN thì đúng là giả tạo, toan tính, nhưng họ lại cũng khổ khi cứ phải kìm nén mọi tình cảm, cảm xúc, lúc nào cũng phải tỏ ra mẫu mực, chuẩn chỉ. Còn đoạn TN với BN thì truyện viết thế này:
"Bảo Ngọc liền đem việc trong mộng kể lại tỉ mỉ cho Tập Nhân nghe. Khi nói đến cuộc mây mưa mà tiên cô truyền cho, làm Tập Nhân xấu hổ, bưng mặt gục đầu xuống cười. Bảo Ngọc xưa nay vẫn thích Tập Nhân có vẻ nhu mì, xinh xắn, bèn nài Tập Nhân cùng mình diễn lại những việc nàng tiên Cảnh ảo đã chỉ dẫn trong mộng. Tập Nhân biết Giả mẫu đã giao mình cho Bảo Ngọc, dù sao cũng không vượt qua khuôn phép, nên bằng lòng, may không ai trông thấy cả.
Từ đấy, Bảo Ngọc biệt đãi Tập Nhân hơn hẳn mọi người. Tập Nhân cũng hết lòng hầu hạ Bảo Ngọc hơn trước."
Vụ các cô hầu sống chết theo chủ là đúng theo nội dung truyện. Cái này mình ko đem nhãn quan TK21 để áp cho cái thời đó được. Cái thời phân biệt giai cấp nó ăn vào máu, gia nhân sống phụ thuộc vào chủ, hết lòng trung thành với chủ (có đứa phản trắc nhưng cũng vân chỉ là kiếp nô bộc thôi). Cho dù chủ có thất thế, thì họ vẫn đi theo hầu hạ, hơn nữa nếu đẩy họ ra thì họ có khi cũng chẳng biết phải sống như thế nào. Như Uyên Ương, sau Giả mẫu chết, hết người bảo vệ thì chắc chắn sẽ bị Giả Xá bắt lằm thiếp, nên Uyên Ương đã tự tử, coi như trả cái ân yêu thương của Giả mẫu. Còn Tử Quyên, nguyện theo theo đưa linh cữu LĐN về Nam và ở trông coi mộ phần cũng là vì cái tình chủ tớ.
Còn tinh hoa thì thời nào chả thế, cứ no cơm ấm cật, nhàn rỗi thì kiểu gì chả sinh tật, hehe